[COVID-19] Vitamin D có thể giúp chữa trị Covid-19 ?

Rate this post

Cập nhật Coronavirus 5/3/2020:

Phân tích số ca, chi phí chữa trị Covid-19, vitamin D có thể giúp chữa trị bệnh nhân Covid-19, cách tự cách ly khi nghi ngờ bệnh…

BS. HUYNH WYNN TRAN

====
# Số ca bệnh tiếp tục tăng, nhưng tổng số ca đang mắc bệnh đang giảm chậm


– Tổng số ca 95k, tử vong 3.2k, ICU 6.4k, ca đang bệnh (active case) là 38k, phục hồi 54k. Con số tại Trung Quốc tiếp tục giảm trong khi các con số ngoài Trung Quốc tiếp tục tăng nhanh. Hàn Quốc đang là tâm điểm khi có đến gần 6k mắc bệnh với 35 người chết. Ý và Iran cũng là nơi có số bệnh nhân tăng rất nhanh. Điều đáng lưu ý là Hàn Quốc đang đẩy nhanh tốc độ xét nghiệm, đến 100,000 người/ngày và là nước có tỷ lệ xét nghiệm cao nhất trên 1 triệu người (xem hình). Điểm nguy hiểm là có đến 60% bệnh Covid-19 đến từ cộng đồng, nghĩa là do lây lan mà không có các yếu tố bệnh sử. Mỹ là nước xét nghiệm ít nhất và đang dự tính tăng tốc xét nghiệm trong tuần này.
– Tỉ lệ tử vong của bệnh Covid-19 ước tính là 3.4% (1), trước đây là 2%. Để so sánh, tỉ lệ tử vong của cúm mùa influenza là 0.1%, nghĩa là độ độc hại của con Sars-Cov-2 gấp 30 lần so với cúm mùa. Có khoảng 26 triệu bệnh nhân đang mắc cúm mùa tại Mỹ, so với 100k mắc Covid-19.

# Số ca bệnh Covid-19 tiếp tục tăng lên tại Mỹ, ai sẽ trả tiền chi phí chữa trị Covid-19
– Hiện nay, Mỹ có khoảng 27.5 triệu người không có bảo hiểm sức khỏe (8.5% dân số Mỹ)(2) và khoảng 14 triệu người Mỹ di cư bất hợp pháp (3). Tổng cộng, nước Mỹ có khoảng 41.5 triệu người không có bảo hiểm đầy đủ (do California và một số bang khác có chương trình bảo hiểm không phân biệt tình trạng di trú (4)).
– Chi phí khám chữa bệnh là một vấn đề lớn với bệnh nhân tại Mỹ. Một bệnh nhân từ Florida đến khám bệnh tại phòng cấp cứu cho triệu chứng cảm thường gồm test, lab bị tính tiền $3000 (5), đó là chưa kể chi phí chụp CT và chi phí nhập viện nếu cần thiết. Trung bình mỗi ngày chi phí chữa trị tại bệnh viện ở Mỹ là $4000/ngày, nếu nằm khoa hồi sức cấp cứu ICU là $10,000-20,000, và trung bình chi phí mỗi lần nằm viện là $15,000 (6)(7). Ước tính, mỗi ca bệnh Covid-19, nằm bệnh viện khoảng 14 ngày với 4 ngày ICU đã lên đến gần $100,000.

Hiện nay, Mỹ có 159 ca Covid-19 với 11 người tử vong. Tại California, TP Los Angeles vừa công bố tình trạng khẩn cấp với 6 ca mới. Vậy ai sẽ trả các chi phí này?

# Nếu quý vị có bảo hiểm sức khỏe?
– Hãng bảo hiểm sức khỏe sẽ trả các chi phí này nếu chẳng may quý vị mắc bệnh Covid-19, cách chi trả y như các bệnh khác. Quý vị có thể phải trả thêm co-pay (có giới hạn hay không giới hạn) như các bệnh khác. Trong trường hợp chi phí quá mắc và co-pay không giới hạn, quý vị có thể liên lạc với hãng bảo hiểm để thảo luận theo cách khác giảm chi phí co-pay quá cao.

# Nếu quý vị không có bảo hiểm sức khỏe hay bảo hiểm giới hạn
– Các lab xét nghiệm Sars-cov-2 từ CDC và các tiểu bang là miễn phí. Chính quyền liên bang đang kích hoạt gói cứu trợ khẩn cấp dành cho trường hợp bệnh nhân mắc Covid-19 (8), như đã từng làm cho các trường hợp khẩn cấp như cơn bão Irma năm 2017, để chữa bệnh miễn phí cho người không có bảo hiểm.

# Làm gì khi nghi ngờ mình hay người thân mắc bệnh?
– Nếu quý vị nghi ngờ mình mắc bệnh Covid-19 do có bệnh sử hay tiếp xúc với người từ Trung Quốc hay bất kì lí do khác, quý vị nên tự cách ly ở nhà, theo dõi các triệu chứng như ho, sốt, và tự kiểm tra thân nhiệt 2 lần mỗi ngày, rửa tay nhiều lần, chùi sạch các bề mặt, theo khuyến cáo của CDC (9). Quý vị nên có kế hoạch khẩn cấp như có một người thân trong gia đình/bạn bè gọi điện liên lạc cho mình khi cần.
– Uống nước đầy đủ, giữ cho cổ họng ấm và ẩm
– Đến phòng cấp cứu nếu có các triệu chứng nặng và nguy hiểm như khó thở đột ngột, mệt mỏi, đau nhức, sốt cao liên tục. Quý vị nhờ người thân gọi cho phòng cấp cứu hay bệnh viện báo trước là mình sẽ đến- Nhờ người thân gọi cho cơ quan y tế địa phương, tại California, quý vị gọi sở y tế California CDPH là (916) 558-1784

# Cho dù quý vị có bảo hiểm sức khỏe hay không, hiểu về bệnh Covid-19 là cách tốt nhất chăm sóc và bảo vệ mình bằng cách tăng sức đề kháng, tăng kiến thức, và hạn chế chia sẻ thông tin sai lạc

# Lại chuyện cái mặt nạ? có nên đeo hay không?
– Quý vị không nên đeo mặt nạ đơn giản là con virus Sars-Cov-2 quá nhỏ (khoảng 120nm) để các loại mặt nạ này bảo vệ và ngăn ngừa (từ 300nm trở lên với mặt nạ N95). Một số quý vị cho rằng nhân viên y tế đeo mặt nạ khi khám bệnh truyền nhiễm chứng tỏ mặt nạ có thể hạn chế giúp lây lan. Tuy nhiên, quý vị quên rằng các nhân viên y tế còn phải rửa tay, tuân thủ các quy tắc vệ sinh khác, có thêm các đồ bảo hộ, và đặc biệt là làm việc trong môi trường kiểm soát như bệnh viện có hệ thống lọc khí và phòng cách ly cho các bệnh truyền nhiễm. Các nghiên cứu cũng cho thấy rửa tay mới là điểm chính ngăn ngừa bệnh, không phải là đeo mặt nạ (10). Harvard, CDC, và WHO cũng đều khuyên không nên đeo mặt nạ nếu không có triệu chứng hô hấp (11,12,13).

Câu chuyện tiếp viên của hãng Korean Airline hay nhân viên của sân bay LAX dù đeo mặt nạ vẫn mắc bệnh Covid-19 là minh chứng rõ ràng nhất cho thấy mặt nạ không thể bảo vệ quý vị trước con virus này (14). Thay vào đó, quý vị cần phải rửa tay, tăng cường hệ miễn dịch, và chữa các bệnh mạn tính khác để chiến đấu với con virus này.

# Những điểm hại khi đeo mặt nạ không cần thiết
– Cái hại đầu tiên là quý vị lấy đi những mặt nạ cần thiết cho những ai thật sự cần, như những bệnh nhân chẳng may mắc các bệnh hô hấp lây nhiễm khác do họ không có để đeo và ngăn ngừa bệnh từ họ đến quý vị. Thêm nữa, các BS và nhân viên y tế, do sự mua gom mặt nạ của quý vi, sẽ có khả năng hết mặt nạ để đeo và chăm sóc bệnh nhân khác.
– Sau đó, quý vị lại mắc thêm bệnh lo lắng và tâm lý bất an, dẫn đến các bệnh mất ngủ và làm tệ hơn các bệnh khác. Quý vị sợ con Virus này hơn mức cần thiết, trong khi quý vị đã sống với con virus influenza mấy chục năm nay, nó giết gần 20,000 người tại Mỹ mà quý vị không sợ
– Quý vị sẽ mất tiền và thời gian quý báu của mình vào virus này, quý vị sẽ kiếm thêm các bài viết về Covid-19 và tìm thêm các cách khác để ngăn ngừa bệnh
– Đeo mặt nạ thường xuyên sẽ khiến viêm da cơ địa do tiếp xúc, và khó chữa trị nếu có thẹo.

# Vitamin D có thể giúp chữa trị Covid-19?

– Tôi kết thúc bài update với một tin vui. Một nghiên cứu năm 2017 từ tạp chí y khoa uy tín BMJ cho thấy uống vitamin D bổ sung có thể giúp tăng cường hệ miễn dịch và giúp giảm rủi ro bệnh cảm cúm (16). Tôi nói trước là tôi không quảng cáo hay ủng hộ bất kỳ sản phẩm hay người nào.
– Nghiên cứu tổng hợp từ 25 nghiên cứu trên 11,000 bệnh nhân, do nhóm nghiên cứu từ bệnh viện Harvard MGH, do BS Carlos Carmago chủ biên, cho thấy uống vitamin D vừa phải mỗi ngày 800 IU (20 microgram), không phải vitamin D liều cao, giảm rủi ro nhiễm trùng 50%. Nghiên cứu này xuất bản năm 2017, do viện sức khoẻ Anh Quốc tài trợ, và không phải do bất kỳ công ty nào tài trợ, được xuất bản trên một tạp chí uy tín.
– Một điểm thú vị là bệnh cảm cúm có sự liên quan đến những nước lạnh, mùa đông, và ít nắng mặt trời. Trong khi đó, bệnh nhân ở các nước này cũng có khả năng thấp vitamin D. Nghiên cứu cũng chỉ ra bệnh nhân có mức vitamin D thấp nhất (<10 ) sẻ có hiệu quả cao nhất trong việc ngăn ngừa bệnh cảm cúm. Hy vọng vitamin D sẽ có thể giúp quý vị tăng sức đề kháng chống Covid-19.

1. https://www.who.int/…/who-director-general-s-opening-remark…
2. https://www.nbcnews.com/…/number-americans-without-health-i…
3. https://www.fairus.org/…/how-many-illegal-aliens-united-sta…
4. https://www.dhcs.ca.gov/…/elig…/Pages/Medi-CalFAQs2014b.aspx
5. https://www.businessinsider.com/how-much-does-coronavirus-t…
6. https://www.debt.org/medical/hospital-surgery-costs/
7. https://www.researchgate.net/…/7800750_Daily_cost_of_an_int…
8. https://thehill.com/…/485827-trump-administration-consideri…
9. https://www.cdc.gov/…/2019…/hcp/guidance-prevent-spread.html
10. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed/20088690…
11. https://www.health.harvard.edu/…/as-coronavirus-spreads-man…
12. https://www.cdc.gov/coronavir…/…/hcp/respirator-use-faq.html
13. https://www.who.int/…/advice-for-…/when-and-how-to-use-masks
14. https://abc7.com/5968126/
15. https://time.com/5794729/coronavirus-face-masks/
16.https://www.bmj.com/content/356/bmj.i6583

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu Tina

Tên thật: Đinh Thị Thúy Quỳnh Sinh viên Y Khoa Trường Đại Học Duy Tân

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …