Diếp cá, tía tô – Hai cây chủ lực đặc trị COVID-19 sẵn có trong vườn nhà

Rate this post

DIẾP CÁ , TÍA TÔ – HAI CÂY CHỦ LỰC ĐẶC TRỊ COVID-19 SẴN CÓ TRONG VƯỜN NHÀ

Nguyễn Thành Đồng, Lương Y Trần Bích Lợi, Ths. Trịnh Thị Phương Mai

 Trước diễn biến tình hình đại dịch, “Làm sao để giảm thiểu số người tử vong bằng mọi phương tiện, nguồn lực” là chỉ đạo của chính phủ và cũng là mong mỏi của người dân lúc này. Cây rau, thuốc Nam phổ biến ở mọi địa phương, sẵn có trong vườn nhà chính là một chìa khóa giải pháp cần được triển khai giúp cấp cứu, chặn đứng nguy cơ phát bệnh nặng dẫn đến tử vong. Vậy trong các cây rau/thuốc sẵn có, loại nào có thể dùng để phòng-trị Covid-19?

Cộng đồng Việt Nam ở Công hòa Séc đã trải qua đại dịch ở Châu Âu trước và đã tổng kết được một số kinh nghiệm quý báu và phác đồ điều trị bằng cây thuốc mang từ Việt Nam sang trồng. Bốn loại cây chủ lực được sử dụng là: Cây Diếp cá, Tía tô, Kinh giới và Mơ lông. Phác đồ này đã được khẳng định hiệu quả bằng việc điều trị khỏi, cứu sống được rất nhiều người Việt bị dương tính Covid-19 tại CH Séc. Khi so sánh với những người bản địa không qua khỏi dù Cộng hòa Séc có hệ thông Y tế rất tốt, nhiều bệnh nhân người Việt sau phục hồi đã thốt lên sự “thần kỳ” của các cây thuốc đơn giản và rất sẵn có ở Việt Nam này. Nhiều khi lời giải ở sẵn trong tay ta, có điều chúng ta cần tìm cách phát hiện ra những giải pháp này.

Tính năng và tác dụng

Tra tìm cơ sở Dược học của các cây thuốc trên trong các kết quả nghiên cứu mới nhất (2020-2021), đã tìm thấy các bằng chứng khoa học về tính năng của “hoạt chất thiên nhiên” trong lá và thân các loại cây trên, là “khắc tinh” trị được virus SAR-CoV2 [1-4]. Có nhiều cơ chế tác dụng, nhưng phần lớn các hợp chất thiên nhiên sẵn có trong các cây rau/thuốc tươi này có tác dụng liên kết với glycoprotein của SARS-CoV-2 khiến nó không có khả năng tương tác với màng tế bào chủ để bắt đầu sinh bệnh.

Thành phần và các dụng của các loại cây thuốc Nam chống Covid

Tên thường Tên khoa học Hoạt chất

 

Tác dụng
Diếp cá Houttuynia cordata Thunb 6-Hydroxyondansetron
(đặc trị Covid)
và Quercitrin
Ức chế sự nhân lên và sao chép chức năng của virus thông qua Mpro, PLpro và ADP ribose phosphatase [5, 6]
Tía tô Perilla
frutescens 
Flavonoids,  Triterpene,  Phenolic compounds,
tinh dầu
Chặn mRNA và sinh tổng hợp protein, giảm giải phóng cytokine do virus gây ra và protein / RNA của virus trong dòng tế bào biểu mô phổi Calu-3 [7, 8]
Kinh giới Elsholtzia ciliata Tinh dầu,
các flavonoid
Chưa có bằng chứng trực tiếp về trị Covid nhưng hỗ trợ các vị trên, chống nhức đầu, cổ, họng sưng đau [9, 10].
Mơ lông  Paederia foetida L. Các alkaloid Chưa có bằng chứng trực tiếp về trị Covid nhưng hỗ trợ các vị trên, chống viêm[9, 10]
Gừng Zingiber officinale/
montanum
Các Phenylbutenoid

 

 Bất hoạt  S protein và  ức chế thụ thể ACE-2 [11, 12]
Sả Cymbopogon Patchuoli alkohol, Citronela Ức chế  Aminopeptidase (APN) [13]

 

Áp dụng thực tế

Giữ thân nhiệt ổn định

Trước khi bàn đến việc chữa bệnh bằng thuốc Nam, cần phải lưu ý giữ được “thân nhiệt ổn định” trong quá trình điều trị, cụ thể như sau:

  1. Nếu sốt cao, phải giảm nhiệt ngay khi bắt đầu có dấu hiệu tăng nhiệt độ. Liên tục cặp nhiệt độ và hạ sốt ngay bằng phương pháp dưới đây khi cơ thể có dấu hiệu sốt.
  2. Không nên tắm, xông toàn thân vì xông toàn thân gây mở lỗ chân lông, nếu gặp lạnh, cơ thể mất nhiệt đột ngột bệnh sẽ trở nặng (dù có thể trước đó đã phục hồi tốt). Cho nên chỉ nên lau bằng khăn ấm từng phần cơ thể, làm sạch dần, trong phòng đã đóng kín các cửa.
  3. Để hít thở không khí trong lành, cần mở cửa sổ đổi gió cho phòng bệnh thì bệnh nhân nên mặc kín, đi ra phòng khác khi thông gió. Tránh đột ngột tiếp xúc với không khí có nhiệt độ thấp hơn. Không đi dạo để tránh gió lùa mạnh, nếu bí bách thì tìm cách tự vận động, thể dục nhẹ trong nhà.
  4. Tuyệt đối không được uống nước lạnh. Mọi thức ăn, nước uống phải ấm.

Chữa trị cho người nhiễm Covid-19

Giải pháp cấp cứu

Khi đã bị dương tính Covid-19 (Covid), thì dù cơ thể chưa phát sốt hay mới sốt nhẹ phải uống ngay một cốc sinh tố của 4 loại cây là: Diếp cá, tía tô, kinh giới, lá mơ. Trong đó, Diếp cá là thành phần không thể thiếu, lượng dùng khoảng: 50 lá/1 lần xay + nhúm muối vào 0,5 lít nước ấm khoảng 40 độ. Các thành phần khác có thêm thì càng tốt, nhất là tía tô. Trên cở sở 4 loại lá trên, có thể tự chế ra các công thức có từ 1 đến 4 vị tùy điều kiện sẵn có. (Chú ý là nước khi uống phải ấm). Đây là bước cực kỳ quan trọng giúp chặn đứng sự xâm nhập sâu hơn của virus, giảm các phản ứng thái quá của hệ miễn dịch (gây sốt cao).

Trường hợp phát hiện bệnh khi cơ thể đã sốt cao, ngoài việc uống sinh tố như trên cần lấy bã của riêng cây Diếp cá lau vào các vị trí góc (như nách, bẹn…), bàn chân-bàn tay. Nếu có điều kiện, có thể kết hợp thuốc hạ sốt của Tây Y.

Trong gia đình hay nhóm người sống chung có một người dương tính Covid thì xác suất lây rất cao, tất cả các thành viên khác cũng cần thực hiện uống bài thuốc trên để tăng sức đề kháng, ngăn chặn lây. Thực tế ở CH. Séc, khi việc uống các thảo dược phòng bệnh trên được thực hiện thì hoàn toàn có thể sống cùng F0 trong một nhà, chăm sóc lẫn nhau, bình phục vượt qua dịch.

 

Khi cơ thể bị lạnh hoặc có cảm giác ớn lạnh, huyết áp giảm, khi đó, cần cấp ngay một lượng đường và vị ấm nóng là gừng để bổ sung năng lượng, tăng “nhiệt” của cơ thể.
Bằng cách: Lấy 1 lát gừng đập giập + 1 lát chanh + 3 lát sả (nếu có) cho nửa cốc nước sôi, cho 4 thìa  đường mía vào khuấy đều và chế thêm nước đun sôi để nguội đến đầy cốc [14]. Uống chậm từng ngụm khi còn ấm để đẩy huyết áp và thân nhiệt lên đồng thời ức chế virus nơi cổ họng [12].
Chú ý: chỉ dùng 1 lát gừng, không nên dùng nhiều nhất là trong điều kiện nhiệt độ môi trường cao, các cơ quan nội tạng đang mệt mỏi.

Sau cấp cứu :

Sau khi thực hiện “giải pháp cấp cứu” trên, nếu cơ thể người bệnh đã ổn định nhiệt độ thì các ngày tiếp theo hai công thức trên được tiếp tục sử dụng hàng ngày để tăng đề kháng đến khi khỏi, với chế độ như sau:

Sáng: Một cốc nước đường (gừng + chanh + sả).

Trưa, chiều: 2 tiếng sau khi ăn trưa và chiều, uống tiếp một cốc sinh tố cây thuốc: “Diếp cá + các vị”. Có thể uống giảm dần lượng lá xay khi thấy cơ thể khỏe hơn.

“Người bệnh là bác sỹ tốt nhất của chính mình”, chỉ họ mới hiểu rõ nhất được cảm giác của mình đang là nóng sốt hay lạnh từ đó sử dụng hợp lý hai cách trên để cân bằng lại cơ thể.

Song song với giải pháp trên, việc sử dụng nước muối ưu trương 1,5% rửa mũi súc họng ngày 3 lần (sáng, trưa và chiều) để làm giảm tải lượng virus ở mũi và họng, tăng sức đề kháng, giúp nhanh bình phục và hạn chế tối đa lây sang người nhà. Cách pha: 1 thìa café muối sạch =15g/1 lít nước) [15]

Các chú ý khác

Cân bằng dinh dưỡng: Nên ăn thứ mềm như cháo/súp thịt băm /phở đảm bảo đủ 3 thành phần (tinh bột, thịt, rau), không ăn đồ cứng như bánh mì. Thực đơn nên có thêm: dấm tỏi, các rau gia vị như mùi, hành, tía tô, đặc biệt cháo thịt băm, hành tăm là thực đơn phù hợp.

Nếu đã uống sinh tố 4 vị cây thuốc như trên thì không cần bổ sung quá nhiều hoa quả vì lượng vitamin của các cây trên cung cấp đã đủ. Sau 1 tuần, cơ thể khỏe dần, có thể giảm uống sinh tố cây thuốc bằng cách cho lượng lá vào xay ít hơn. Tăng cường ăn các loại hoa quả tươi lành tính, giàu vitamin, vi lượng, kích thích sinh tân dịch như: bưởi, xoài, khế ngọt.

Vận động xoa bóp: Khi cơ thể bị bệnh, sẽ có cảm giác ỳ trệ nên người bệnh cần khắc phục trở ngại này. Nên vận động nhẹ, nhất là không được nằm khi khó thở. Kết hợp xoa bóp vùng vai gáy, bàn chân, tai để khí huyết lưu thông. Buổi tối có thể ngâm bàn chân bằng nước ấm pha muối.

Cân bằng tinh thần: Khi bị dương tính Covid thì sự lo lắng là không tránh khỏi, tuy nhiên người bệnh và người nhà cùng xác định “đằng nào cũng nhiễm rồi” giờ cần ổn định tinh thần, động viên chăm sóc nhau. Mỗi người cũng như cả gia đình có được tâm thế bình an và niềm tin mạnh mẽ, các hocmon có lợi và sức đề kháng sẽ tự nhiên tăng, giúp nhanh khỏi bệnh.

Thực tế kết quả chống dịch ở các nước bằng Y học cổ truyền cho thấy tỷ lệ bệnh nhân phục hồi rất cao và nhất là không có một nhân viên Y tế nào bị tử vong trong quá trình chăm sóc bằng phương pháp này [16, 17]. Kinh nghiệm điều trị trực tiếp cho các bệnh nhân Covid người Việt tại Séc cũng cho thấy: Khi phát hiện bệnh, bệnh nhân được cấp cứu ngay bằng cách uống nước sinh tố xay từ 4 loại cây hoặc ít nhất 1 cốc sinh tố diếp cá là cực kỳ quan trọng. Chỉ bằng một cách đơn giản này đã chặn đứng phản ứng phản ứng thái quá của hệ miễn dịch là “bão cytokine” (các cytokine tràn ngập trong máu) gây nên “sự bùng phát viêm” – sốt cao. Đồng thời, loại nước xay thảo dược này cũng giúp cơ thể ức chế virus, ngăn chặn sự lây nhiễm, điều chỉnh phản ứng miễn dịch và thúc đẩy việc phục hồi nhanh, giảm hội chứng đầu óc lơ mơ “mây mù” sau điều trị. Điều quan trọng nhất đạt được là giữ được mạng sống mỗi bệnh nhân, giảm tỷ lệ tử vong chung toàn xã hội do Covid [16, 17].

Kết luận

Kho tàng Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam vô cùng phong phú và quý giá, được các bậc Danh Y Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh khai phá. Tiếp theo, ở thời kỳ hiện đại, các cây thuốc Việt Nam đã được GS. Đỗ Tất Lợi và cộng sự kiên trì sưu tầm, tổng hợp bằng bằng góc nhìn Hóa dược hiện đại, làm cho kho tàng đó có cơ sở khoa học rõ ràng hơn, vững chắc hơn về lý luận [9, 10]. Trước di sản quý giá đó, nhiệm vụ của chúng ta lúc này là chọn lọc thêm những cây thuốc đặc trị, sẵn có và đẩy mạnh ứng dụng nhanh nhất, rộng nhất để tạo thành một thế trận chủ động phòng và chữa trị hiệu quả Covid.

Đề xuất về giải pháp đẩy mạnh phát triển thuốc Nam chặn dịch

Diễn biến dịch bệnh sắp tới sẽ khó lường, nguy cơ lây lan ra rộng rất cao. Kể cả khi tăng tỷ lệ tiêm vacxin, khống chế được dịch thì việc có loại trừ triệt để Covid khỏi cộng đồng hay không là câu hỏi lớn. Khả năng cao là thế giới và chúng ta sẽ không thể loại trừ tuyệt đối Covid ra khỏi cộng đồng trong thời gian ngắn. Cuộc chiến này sẽ còn lâu dài, chúng ta sẽ phải sống chung với sự tồn tại của loại virus này.

Advertisement

Nếu chúng ta phát huy hết các tiềm năng từ cây cỏ thuốc Nam sẵn có trong ở mọi gia đình, các địa phương thì chắc chắn việc phòng và trị Covid sẽ hiệu quả hơn với một nguồn lực đầu tư thấp và tình hình xã hội ổn định. Để phổ biến được các loại cây trên trong thời gian nhanh nhất đến tất cả các gia đình có điều kiện trồng, cần phổ biến thông tin để các cá nhân, tổ chức kinh doanh nhân giống khẩn cấp và thương mại hóa rộng khắp. Trong các cây trên, cây Diếp cá là cây chủ lực, trọng tâm của bài thuốc cần được ưu tiên nhân rộng trước tiên. Có thể khuyến khích các trung tâm công nghệ sinh học nhân giống đồng loạt bằng giải pháp nuôi cấy mô và bán với giá thành thấp.

Về hướng phát triển, để giảm phụ thuộc vào thuốc nhập khẩu, chúng ta cần đưa Thuốc Nam về đúng với vị trí quan trọng của nó, làm cho Y học cổ truyền hiệu quả, thực chất và gần gũi với đời sống người dân hơn. Giảm sử dụng các vị thuốc “phương Bắc” cần bào chế phức tạp mà ta không chủ động sản xuất, không rõ nguồn gốc và chất lượng. Tạo được phong trào và mạng lưới Vườn Thuốc Nam ở từng gia đình và các tổ chức xã hội, đưa nội dung phát triển thuốc Nam vào các Hội đoàn Hội Phụ nữ, Người Cao tuổi, Cựu Chiến Binh, Đoàn thanh niên.v.v. Đây cũng là dịp để chúng ta thấy rõ giá trị của Thuốc Nam, phục hồi giá trị để đạt được mục tiêu cuối cùng là phục vụ sức khỏe cộng đồng.

MỌI TRAO ĐỔI CHUYÊN MÔN XIN LIÊN HỆ:
Email: [email protected], tel. +420 773471089

FB GROUP: THUOC NAM TRI COVID

Các tài liệu cơ sở                                                      

  1. Anand, A.V., et al., Medicinal Plants, Phytochemicals, and Herbs to Combat Viral Pathogens Including SARS-CoV-2. 2021. 26(6): p. 1775.
  2. Sapra, L., et al., Phytotherapy for treatment of cytokine storm in COVID-19. 2021. 26(5): p. 51-75.
  3. Al-Romaima, A., et al., Advances in the treatment of novel coronavirus disease (COVID-19) with Western medicine and traditional Chinese medicine: a narrative review. 2020, 2020. 12(10): p. 6054-6069.
  4. Tong, T., et al., The potential insights of Traditional Chinese Medicine on treatment of COVID-19. Chinese Medicine, 2020. 15(1): p. 51.
  5. Chiow, K.H., et al., Evaluation of antiviral activities of Houttuynia cordata Thunb. extract, quercetin, quercetrin and cinanserin on murine coronavirus and dengue virus infection. Asian Pacific Journal of Tropical Medicine, 2015. 9.
  6. Das, S.K., et al., Identification of phytocompounds from Houttuynia cordata Thunb. as potential inhibitors for SARS-CoV-2 replication proteins through GC–MS/LC–MS characterization, molecular docking and molecular dynamics simulation. Molecular Diversity, 2021.
  7. Tang, W.F., et al., Perilla (Perilla frutescens) leaf extract inhibits SARS-CoV-2 via direct virus inactivation. Biomed J, 2021. 44(3): p. 293-303.
  8. Yu, H., et al., Phytochemical and phytopharmacological review of Perilla frutescens L. (Labiatae), a traditional edible-medicinal herb in China. Food and Chemical Toxicology, 2017. 108: p. 375-391.
  9. Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam. Đỗ Tất Lợi
  10. Thuốc Nam và châm cứu (Phần dược). Nhóm tác giả ở Viện nghiên cứu Đông y.
  11. Ahmad Hafidul, A., et al., Virtual prediction of antiviral potential of ginger (Zingiber officinale) bioactive compounds against spike and MPro of SARS-CoV2 protein. Berkala Penelitian Hayati, 2020. 25(2).
  12. Haridas, M., et al., Compounds of Citrus medica and Zingiber officinale for COVID-19 inhibition: in silico evidence for cues from Ayurveda. Future journal of pharmaceutical sciences, 2021. 7(1): p. 13-13.
  13. Yoni Rina Bintari, D.S.D., In Silico Screening of Potential Essential Oil of Mentha pipperita and Cymbopogon citratus Agnaist Covid-19 by Targeting AngiotensinConverting Enzyme 2 (ACE2) and Aminopeptidase (APN): Molecular Docking Approach. Faculty of Medicine, University of Islamic Malang, Indonesia
  14. Mputu Kanyinda, J.-n., Coronavirus (COVID-19): A protocol for prevention and treatment (Covalyse®). 2020. 2: p. 1-4.
  15. Nước muối ưu trương 1,5% và tác dụng hỗ trợ chống COVID-19. TS. Nguyễn Thành Đồng. Báo Điện tử Chính phủ 18/07/2021.
  16. Guo, D.-a., Traditional Chinese medicine played a crucial role in battling COVID-19. Chinese Herbal Medicines, 2020. 12(3): p. 205-206.
  17. Varon, A., D.S. Varon, and J. Varon, Traditional chinese medicine and COVID-19: should emergency practitioners use it? The American Journal of Emergency Medicine, 2020. 38(10): p. 2151-2152.

 

Giới thiệu Nguyễn Thành Đồng

Check Also

[COVID-19] “SƯƠNG MÙ NÃO” – DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI

“SƯƠNG MÙ NÃO” DI CHỨNG COVID Y HỌC CHƯA THỂ LÝ GIẢI  “Sương mù não” …