Trong phần trước, chúng ta đã biết về một số khái niệm dễ nhầm xung quanh Lipids, chất béo, phân loại chất béo dựa vào Acid béo, và cũng biết rằng Acid béo là mục tiêu cần được hiểu rõ để từ đó xây dựng một chế độ ăn phù hợp.
bạn đọc có thể xem lại phần 1 ở đây:
Trong phần 2 này, Mình sẽ nói về chất béo no kể cả chuỗi ngắn lẫn chuỗi dài.
Để mở đầu: “CHÚNG TA CỦA HIỆN TẠI – ĐÃ BỊ PHÁT HIỆN” nhiều tiến bộ y học, vì thế cần công nhận với nhau rằng, trong nhiều thập kỷ gần đây, Y Học hiện đại đã từng bước tìm ra được nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tim mạch, đột quỵ, nhồi máu cơ tim… là do mạch máu bị XƠ VỮA. Nguyên nhân của XƠ VỮA MẠCH MÁU là rối loạn LIPIDS máu (CHOLESTEROL máu hay mỡ máu) mà cụ thể trong đó là tăng LDL-Cholesterol và giảm HDL-Cholesterol. nói đơn giản là tăng mỡ máu xấu và giảm mỡ máu tốt. Vì thế, Chất béo sẽ có hại cho tim mạch, khi nó ảnh hưởng tới những thành phần mỡ máu này.
CHẤT BÉO BÃO HÒA & ACID BÉO BÃO HÒA: ( còn gọi là Acid béo bão – Saturated Fats- SFAs): là Chất béo có chứa các Acid béo có cấu trúc mạch Carbon hoàn toàn là liên kết đơn. Các Acid béo no có cấu trúc chuỗi Carbon dạng thẳng, cấu trúc này làm cho các Chất béo chứa nhiều Acid béo no trong phân tử sẽ chặt chẽ hơn, khó phân rã hơn, chịu nhiệt tốt hơn, nên thường sẽ có hình dạng bán rắn ở nhiệt độ thường và tan chảy ở nhiệt độ cao. Dựa trên lý thuyết đó, nhiều nhà nghiên cứu đã đặt ra giả thuyết, Acid béo bão hòa sẽ lắng đọng ở mạch máu nhiều hơn, lắng đọng vào mô mỡ nhiều hơn, tạo mỡ bền vững hơn từ đó gây ra bệnh tim mạch.
Đã có những nghiên cứu cho ra kết quả là các Acid béo bão hòa gây ảnh hưởng tiêu cực tới sức khỏe tim mạch, tuy nhiên tính tới thời điểm hiện tại, các bằng chứng vẫn chưa thật sự quá rõ ràng và tranh cãi vẫn chưa ngã ngũ. Nhìn chung khi so sánh với các Acid béo không bão hòa thì các Acid béo bão hòa làm tăng LDL-C đáng kể từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch, Tuy Nhiên không phải quy chung tất cả các Acid béo bão hòa đều chỉ có hại.
(Hình 1: Thành phần acid béo trong dầu dừa, trong đó chứa chủ yếu 3 loại acid béo là Lauric(C12),
Myristic(C14) và Palmitic(C16), đều là những Acid béo bão hòa – chuỗi dài.)
Chất béo có trong dầu dừa và bơ sữa có thể làm tăng Cholesterol trong máu nói chung, nhưng bằng cách nào đó một số Acid béo bão hòa mà đặc biệt là Myristic và Lauric lai làm tăng HDL-C nhiều hơn- là loại mỡ máu có tác dụng tốt. Ngoài ra, Lauric còn được chúng minh có hiệu quả trong ngăn ngừa sâu răng và tích tụ mảng bám. Các Acid béo bão hòa chuỗi trung bình trong sữa và dầu dừa (Caproic-C6, Caprylic-C8, Capric-C10) không hoàn toàn có hại như chúng ta nghĩ: Với chuỗi Carbon ngắn hơn, chúng được hấp thu tốt hơn, sinh năng lượng ít hơn, dễ bị đốt cháy hơn, ít dự trữ ở mô mỡ hơn khi so với các Acid béo chuỗi dài.
Các Acid béo chuỗi trung bình được chứng minh có lợi cho BN tiểu đường type 1 và Alzheimer nhẹ vì đặc điểm dễ bị Oxi hóa ở gan tạo nên “thể Keton”, Ở MỨC ĐỘ CHO PHÉP thể Keton sẽ giúp tăng cường năng lượng cho não, giúp cải thiện chức năng nhận thức và bảo vệ não khỏi sự tổn thương của hạ đường huyết.
(Hình 2: thành phần Acid béo trong bơ sữa, chủ yếu là palmitic(C16), Stearic(C18) là các chất béo bão hòa chuỗi dài,
và Oleic(C18:1n-9) là chất béo không bão hòa đơn chuỗi dài còn được gọi là Omega-9.)
Acid béo bão hòa chuỗi ngắn và trung bình (C4-C12) là thành phần năng lượng chính trong Sữa (bao gồm cả SỮA MẸ và SỮA CÔNG THỨC) là nguồn cung cấp năng lượng nhiều và nhanh cho chuyển hóa mà còn có tác dụng ngăn chặn khối U, kháng khuẩn, kháng Virus và tăng cường đáp ứng miễn dịch. Chúng cũng không dễ bị Oxy hóa, do đó ít tham gia vào lăng đọng mô mỡ ở thành mạch máu nên ít gây ra xơ vữa mạch máu, ít ảnh hưởng tới bệnh tim mạch.
Tóm lại:
1. Chất béo chứa các acid béo không bão hòa trước giờ không tốt cho sức khỏe, nhưng không phải tất cả Acid béo bão hòa đều có hại
2. Các Acid béo bão hòa chuỗi ngắn và chuỗi trung bình vẫn có những tác dụng có lợi cho sức khỏe đã được chứng minh chứ không hề có hại như chúng ta vẫn từng nghĩ.
3. Trong sữa, có chứa phần lớn các Acid béo bão hòa chuỗi ngắn, và chúng có nhiều tác động tích cực tới sức khỏe con người
(Hình3: Sữa nói chung là tốt – bình sữa lại còn đẹp ^..^)
Phần 3 Sẽ có sớm thôi, đón xem tại ykhoa.org
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
1. Koletzko B, et al. The roles of long-chain polyunsaturated fatty acids in pregnancy,lactation and infancy: review of current knowledge and consensus recommendations. J Perinat Med 2008
2. PHAM, Laura J. Coconut (cocos nucifera). In: Industrial oil crops. AOCS Press, 2016.
3. C.S. Bowen-Forbes and A. Goldson-Barnaby. Pharmacognosy. part V. Chapter 21. Elsevier. 2017
4. Kummerow,F. A, et al. Role of Butterfat in Nutrition and in Atherosclerosis: A Review. Journal of Dairy Science.1957.
5. Sharma A, et al. Role of medium chain triglycerides (Axona(R)) in the treatment of mild to moderate Alzheimer’s disease. Am J Alzheimers Dis Other Demen 2014.
6. Henderson ST, et al. Ketone bodies as a therapeutic for Alzheimer’s disease. Neurotherapeutics 2008.
7. Page KA, et al. Medium-chain fatty acids improve cognitive function in intensively treated type 1 diabetic patients and support in vitro synaptic transmission during acute hypoglycemia. Diabetes 2009.
8. German JB, et al. A reappraisal of the impact of dairy foods and milk fat on cardiovascular disease risk. Eur J Clin Nutr 2009.