[DINH DƯỠNG] MƯỚP ĐẮNG VÀ NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT

Rate this post

MƯỚP ĐẮNG
===========

Những hôm trời nắng nóng, tôi thường mua mướp đắng về nhà.

Tôi thích món canh mớp đắng nhồi thịt. Con gái tôi có thể cầm đũa chấm một chút từ lúc gần 3 tuổi. Bây giờ hơn 4 tuổi, con gái bắt đầu quen với vị đắng, nên đã sử dụng đũa nhiều hơn.

Ngày trước, tôi không thực sự thích mướp đắng. Quả mướp đắng chỉ có thể gây ấn tượng với tôi, đó phải là mướp đắng có màu đỏ tươi, hạt mướp cũng đỏ rực.

Ở quê, thỉnh thoảng có những nhà trồng mướp đắng, chủ yếu mướp leo trên tường đất.

Mùa hè, nhìn những quả mướp đắng còn sót lại tôi không mấy ấn tượng, kể cả những bông hoa mướp đắng màu vàng, lá mướp màu xanh, chúng không quá khác biệt so với mướp leo giàn, với bầu, hay dưa chuột.

Nhưng mướp đắng là một loại rau mà chúng ta ăn rất nhiều.

Một lần, tôi nhìn thấy mướp đắng trắng như tuyết, thuần chủng ở Việt Nam, vị đắng của màu trắng tinh khiết, thịt chiên đặc biệt thơm; và tôi đã thử ăn.

Mướp đắng trắng, so với mướp đắng thông thường có màu xanh lá cây, vị đắng của nó nhẹ hơn một chút và hương vị thậm chí còn đậm đà hơn.

Kể từ đó, tôi dần dần yêu thích mướp đắng, điều này không liên quan gì tới hiểu biết ngày càng tăng của tôi về mướp đắng.

Giống như các loại rau khác như cà chua, khoai tây, củ cải, cà rốt và thậm chí là ớt, Việt Nam không phải là quê hương của mướp đắng.

Nguồn gốc của mướp đắng là ở châu Phi, hàng ngàn năm trước, những thương gia nô lệ đã mang mướp đắng đến Brazil, sau đó các loài chim mang hạt mướp đắng đi reo rắc khắp lục địa châu Mỹ và châu Á.

Mướp đắng được thuần hóa đầu tiên ở Ấn Độ, rồi đến miền Nam Trung Quốc vào các triều đại nhà Tống và nhà nhà Nguyên, về say lan sang các quốc gia Đông Nam Á.

Vào đời nhà Minh, người Trung Quốc đã biết mướp đắng ăn được và có giá trị dược liệu, sách “Dược liệu giản yếu – Bản thảo cương mục” của Lý Thời Trân đã ghi lại tác dụng chữa bệnh khác nhau của quả, hạt, hoa và lá mướp đắng.

Có một bài thơ cổ về mướp đắng, chỉ duy nhất một bài, nhưng đó là tác phẩm văn học tuyệt vời, tôi rất thích bài thơ này.

Khởi hiệu lệ chi gấm
Hình tàm lại bồ đào
Khẩu khổ năng vị kệ
Tâm thanh chí bàng thao

Đáo để tranh tế vật
Thung lai ngạo sủng hào
Bưu thị tầm thường phẩm
Hàm chương khí tự cao

Momordica Charantia là tên khoa học của mướp đắng, thuộc chi Momordica, họ Cucurbitaceae. Mỗi quốc gia lại có cách gọi mướp đắng với tên khác nhau.

– Tiếng Anh: bitter gourd, bitter cucumber, balsam pear.
– Bangladesh: ucche, karala, korola.
– Campuchia: mreah.
– Indonesia: paria, pare.
– Lào: haix, s’aix.
– Malaysia: peria, peria laut, periok.
– Philippines: amargoso, ampalaya, paria, palia.
– Thái Lan: mara, phakha, maha, ma-ra-kee-nok.
– Trung Quốc: khổ qua.
– Việt Nam: mướp đắng.

Y học cổ truyền quan niệm: “Hạ thiên cật khổ – Thắng tựa tấn bổ”. Nghĩa là, mùa hạ ăn uống những chất có vị đắng, sẽ tốt hơn uống cả tấn thuốc bổ.

Cũng theo đông y: “Dược khổ khẩu”! Thuốc đắng là thuốc tốt, hay “thuốc đắng dã tật”.

Thức ăn có vị đắng, y học cổ truyền xếp vào vị mát, còn gọi là “lương tính thực vật”, có tác dụng “thanh nhiệt tả hỏa”, dùng cho những người có chứng bệnh do hỏa độc và nhiệt độc phạm vào thần khí, hay kinh dương minh gây tăng thân nhiệt, vật vã, mê sảng, khát nước.

Bởi vậy: mướp đắng sẽ rất tốt khi ăn nhiều vào mùa hè!

Giá trị dinh dưỡng của mướp đắng (…/100g trái cây):

– Nước: 83-92 g
– Protein: 1,5-2 g
– Chất béo: 0,2-1 g
– Carbohydrate: 4-10,5 g
– Chất xơ: 0,8-1,7 g
– Ca: 20-23 mg
– Phospho: 38-70 mg
– Fe: 1,8-2 mg
– Vitamin C: 88-96 mg
– Giá trị năng lượng 105-250 kJ / 100 g
– Chất chống oxy hóa của quả: 19 µm/g (rất thấp)
– Chất chống oxy hóa của chồi 73 µm/g (trung bình)

Trong quả mướp đắng có chất Polypeptide-P với tác dụng tương tự Insulin, giúp hạ đường huyết, nên người bị bệnh đái tháo đường dùng rất tốt.

Cyclase Guanylate cũng có tác dụng ức chế sự nhân lên của tế bào ung thư, Axit Eleostearic giúp giảm mỡ máu, cùng một số hoạt chất khác có tính kháng khuẩn, kháng vi-rút.

Như vậy tác dụng nổi bật của mướp đắng gồm:

– Với người bệnh tiểu đường.
– Bệnh nhân ung thư.
– Các bệnh vi-rút: viêm gan B, Herpes, HIV…
– Mụn nhọt, viêm da, thấp khớp, hen suyễn, tiêu chảy…

Vị đắng của mướp là do chất hóa học Tetracyclic Triterpenoid Cucurbitacin, công thức tổng quát C32-H48-O8, được tìm thấy trong thực vật họ Cucurbitaceae (dưa chuột, bí, bí ngô, mướp giàn, bầu, cà tím, dưa).

Vị đắng khi xào nấu không ngấm sang thực phẩm khác.

Nồng độ chất đăng Cucurbitacin trong mướp là do môi trường nhiệt độ cao, dao động nhiệt độ rộng, pH thấp, thiếu nguồn nước tưới, độ phì nhiêu của đất thấp, do bảo quản mướp không đúng cách hoặc quả mướp quá già. Các hợp chất này rất độc với động vật có vú. Khi vào máu, chất đắng Cucurbitacin với liều cao có thể gây viêm gan, viêm tụy, viêm túi mật và tổn thương thận. Liều quá cao có thể gây suy đa phủ tạng và tử vong.

– Uống 50ml nước ép mướp đắng: liều ngộ độc.
– Uống 200ml nước ép mướp đắng: có thể tử vong.

Người dân Ấn Độ có thói quen uống nước ép mướp đắng để chữa bệnh tiểu đường, ung thư, cùng một số những bệnh khác; đã có những báo cáo về ngộ độc và tử vong do uống quá nhiều. Để quản lí ngộ độc cấp, bất kỳ bệnh nhân nào sau khi uống nước ép mướp đắng, nếu có triệu chứng khó chịu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy và chảy máu đường tiêu hóa đều phải đến bệnh viện khám và điều trị.

Để đánh giá tình trạng ngộ độc, ngoài các triệu chứng lâm sàng, bác sĩ cần phải làm các xét nghiệm như thời gian máu chảy máu đông, tỉ lệ prothrombin, số lượng tiểu cầu, amylase huyết thanh, đường huyết, chụp X-quang tim phổi, điện tâm đồ, siêu âm tim, siêu âm ổ bụng.

Advertisement

Vì không có thuốc giải độc đặc hiệu, nên điều trị triệu chứng và chăm sóc hỗ trợ là chính, như truyền dịch, truyền sản phẩm máu, truyền huyết tương tươi đông lạnh để duy trì huyết động, cân bằng điện giải, kiểm soát viêm dạ dày và chảy máu đường tiêu hóa.

Việt Nam có 4 loại mướp đắng, gồm mướp đắng rừng, mướp đắng giàn màu xanh, mướp đắng đỏ, mướp đắng trắng. Người Việt cũng mới biết ăn mướp đắng khoảng 30 năm nay, người có tuổi dùng mướp đắng phòng chống bệnh tiểu đường và mỡ máu, chị em uống nước ép mướp đắng để giảm cân.

Uống nước ép mướp đắng rất dễ bị ngộ độc.

Chưa có ai viết thơ về mướp đắng, bài hát thì càng chưa có, mặc dù mướp đắng chắc chắn để lại nhiều cảm xúc. Tôi thử viết một bài thơ mướp đắng, hi vọng có những người đọc xong bài viết và bài thơ này sẽ thích nó, để tôi có động lực phát triển tiếp rồi phổ nhạc thành bài hát.

Màu xanh lá cây rậm rạp

Hoa vàng

Quả đỏ,
xanh,
và trắng

Một vài dây mướp bắt đầu khô,
lá xanh chuyển màu nâu,
quả mướp tách ra những hạt nhỏ,
rơi,
rơi,
rơi…

Hạt giống thực hiện công việc của tự nhiên

Tôi thích ăn mướp đắng,
ăn với giấc mơ có đường…

Nguồn: BS Trần Văn Phúc

Admin: Donny Trần

 

 

 

Giới thiệu Donny

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …