3.1. Các thiết bị ghi điện tim
Hiện nay, có nhiều thiết bị ghi ECG tương tự nhau và thường được in trên giấy cảm ứng nhiệt.
Ngày nay chúng ta đang sống trong kỷ nguyên kỹ thuật số và nhiều thiết bị đã trở nên nh hơn, linh hoạt hơn, có khả năng tương tác và có thể ghi đồng thời trên cả màn hình và giấy in (hình 3.1A, 1 – 3). Thậm chí có những thiết bị cầm tay để ghi ECG (hình 3.1A, 4).
ECG ghi được cũng có thể gửi đi qua internet hoặc lưu giữ lại trong hệ thống máy tính của bệnh viện để có truy xuất dễ dàng (hình 3.1B).
Hình 3.2 cho thấy sóng P, phức bộ QRS và sóng T được ghi như thế nào từ một điện cực đặt ở chuyển đạo DI, cũng như một chuyển đạo gần như nghịch đảo với DI (chuyển đạo aVR).
3.2. Ghi điện tim: tiếp cận từng bước
Các bước ghi ECG
1. Qui trình sử dụng thiết bị ghi ECG kinh điển là nối thiết bị với nguồn điện và nối điện cực với thiết bị.
2. Vệ sinh trên da BN và đặt điện cực trên vùng tương ứng với các chuyển đạo. 4 điện cực chi: đỏ trên cổ tay phải, vàng trên cổ tay trái, xanh bên chân trái và đen bên chân phải. Ngày nay, người ta thường đặt điện cực ở cánh tay thay vì ở cổ tay vì cho chất lượng tốt hơn. Những điện cực này được sử dụng để ghi những chuyển đạo mặt phẳng trán (frontal plane – FP: DI, DII, DIII, aVL, aVR, aVF). Ngoài ra còn có những điện cực đặt ở một số vị trí trên thân mình để ghi những chuyển đạo trước tim (V1 – V6). Việc đặt đúng các điện cực để ghi các chuyển đạo trước tim là rất quan trọng.
3. Nên điều chỉnh đường cơ sở sao cho ECG ghi được nằm ở trung tâm của tờ giấy
4. Nên kiểm tra đường chuẩn độ của thiết bị. Trên tất cả các chuyển đạo, chiều cao đường chuẩn độ nên được điều chỉnh về 1 cm (tương ứng với 1 mV) (A). Khoảng cách giữa 2 đường kẽ ngang nh trên giấy ghi là 1 mm (0,1 mV). Hình thái của đường chuẩn độ cũng phải được kiểm tra. Độ dốc của đường bình nguyên phải đi xuống một cách từ từ khi bấm nút chuẩn độ (A) (hình 3.3A).
5. Tốc độ ghi phù hợp nhất được sử dụng là 25 mm/s. Trong những trường hợp này khoảng cách giữa 2 đường kẽ dọc nh trên giấy ghi là 1 mm (tương ứng với 0,04 giây) và khoảng cách giữa 2 đường kẽ dọc lớn là 5 mm (0,2 giây) (hình 3.3B). Tốc độ 50 mm/s cho phép kéo dài khoảng cách phức bộ QRS, nhưng chất lượng ECG được ghi đặc biệt là đoạn ST sẽ rất kém.
6. Đường ghi của ECG phải n m ở trung tâm của màn hình hoặc giấy ghi.
7. Tránh artifact khi ghi ECG (hình 3.3C) như: do thay đổi dòng điện (2), do rung hoặc cử dộng (3), tương phản với ECG bình thường (1).
8. Mỗi nhóm chuyển đạo ghi ít nhất 20 cm. Nếu cần thiết (những trường hợp loạn nhịp) có thể ghi dài hơn. Ghi ECG khi hít sâu (tìm Q trên DIII) hoặc ghi
thêm các chuyển đạo trước tim.
9. Kiểm tra tính chính xác của đoạn ECG được ghi (DII = DI + DIII) và những chuyển đạo khác nhau phải xác định rõ ràng. 10. Nhiều thiết bị ngày nay có thể ghi nhiều chuyển đạo cùng lúc, tối thiểu là 6, nhưng thường là 12. Để đánh giá chính xác khoảng cách PR hay QT thì cần thiết phải sử dụng ít nhất 3 chuyển đạo.
3.3. Một số lỗi khi ghi điện tim
3.3.1. Đặt điện cực không đúng
Việc đặt điện cực không đúng vẫn còn là một lỗi thường gặp nhất. Sau đây là một số lỗi thường gặp khi đặt điện cực.
- Đặt điện cực V1 – V2 hơi cao (khoảng liên sườn 2) có thể tạo ra hình thái ECG gồm sóng P âm, QRS với sóng r‟ (hình 3.4) gây nhầm lẫn với block nhánh phải không hoàn toàn, các bệnh lý khác hoặc các biến thể ECG bình thường (lõm ngực). Các đặc điểm này sẽ mất đi nếu đặt điện cực khoảng liên sườn 4.
- Đặt điện cực V3 – V4 qua trái hoặc phải quá (hình 2.18). Ở những BN nhồi máu cơ tim trước vách, việc đặt điện cực V3 – V4 không đúng chỗ có thể giải thích sự hiện diện (1) hoặc không (2) của một tổn thương liên quan kèm theo ở thành bên do có hoặc không có các QRS bệnh lý ở V5 và V6 (hình 3.5).
- Đặt nhầm điện cực giữa tay phải và tay trái sẽ cho hình thái giống như đảo ngược phủ tạng. Quan sát trên chuyển đạo DI có sóng P âm và đảo ngược toàn bộ ECG (hình 3.6).
- Nếu điện cực V1 và V2 đặt cao và cách xa xương ức hơn, thì ECG ghi được sẽ gần giống với chuyển đạo aVR và aVL. Nếu aVL ghi được qR, dạng này xuất hiện trong những trường hợp block phân nhánh trái trước, hình thái này ở V2 cũng tương tự.
3.3.2. Sử dụng sai bộ lọc
Nhờ có sự kỹ thuật số, việc sử dụng sai bộ lọc hiện nay rất hiếm. Tuy nhiên, cũng còn những sai sót với các thiết bị tương tự nhau. Có hai tình huống việc sử dụng sai bộ lọc có thể làm suy giảm hình ảnh thật sự ghi được:
– Sự mất đi của dạng tái cực sớm (hình 3.7).
– Sự xuất hiện giả hội chứng Brugada (hình 3.8).
3.3.3. Artifact
Artifact có thể tăng lên do những rối loạn ở BN hoặc do trục trặc của các thiết bị ghi ECG. Chúng ta có 2 ví dụ về artifact: rung do bệnh lý Parkinson thấy trên các chuyển đạo FP bởi các sóng như giả cuồng nhĩ (hình 3.9), trục trặc trong quá trình ghi Holter gây nhịp nhanh thất giả (hình 3.10).
3.4. Các yếu tố màng ngăn
Sự xuất hiện bất kỳ yếu tố màng ngăn đề có thể ảnh hưởng, thường gây giảm điện thế QRS, do các bệnh lý ở tim (tràn dịch màng tim, xơ hóa cơ tim, viêm cơ tim, suy tim,…) hoặc các bệnh lý ngoài tim (tràn dịch màng phổi, tràn khí màng phổi). Nếu xuất hiện ở bên trái có thể đẩy lệch tim.
Điện thế QRS còn chịu ảnh hưởng mạnh bởi thể trạng BN. Những BN ốm, điện thế phức bộ QRS cao, ngược lại những BN có thành ngực dày như phụ nữ với lớp mỡ dày ở ngực có thể làm giảm điện thế của phức bộ QRS.
TỰ ĐÁNH GIÁ
A. Ưu điểm của các thiết bị ghi ECG kỹ thuật số?
B. Kể các bước theo thứ tự để ghi được 1 ECG đúng?
C. Lỗi nào thường gặp nhất khi ghi ECG?
D. Tại sao yếu tố màng ngăn lại ảnh hưởng đến ECG ghi được.
Nguồn: Antoni Bayés de Luna (2014) ECGs for Beginners.
Tham khảo bản dịch của “NHÓM DỊCH CTUMP”
Xem tất cả ECG tại: https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/ecg/