[Huyết học] NHẬN DIỆN THIẾU MÁU THIẾU SẮT (IDA) VÀ THALASSEMIA TRÊN CÔNG THỨC MÁU

Rate this post

NHẬN DIỆN THIẾU MÁU THIẾU SẮT (IDA) VÀ THALASSEMIA TRÊN CÔNG THỨC MÁU

Bs. Phan Trúc
Có rất nhiều thông tin thú vị từ công thức máu, tuỳ khả năng của mỗi người khai thác mà sẽ vận dụng đến đâu. Trên góc độ Huyết học, mình xin đưa ra “chỉ điểm” để phân biệt IDA và Thalassemia. Tuy nhiên, trước khi bắt đầu, phải xin nhấn mạnh một vài điểm:
    • Thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc không chỉ gặp trong IDA và thalassmia, các tình trạng phổ biến khác của nó gồm: Thiếu máu trong bệnh mạn tính (ACD) và bệnh lý hemoglobin [Xin xem lại video để có cái nhìn tổng quan: https://www.youtube.com/watch?v=BrF5v6PDKzo ]
  • Thalassemia có rất nhiều biến thể, những người mang gen hoàn toàn có thể có hồng cầu bình thường; vì vậy, khuyến cáo mới nhất cho phép sàng lọc thalassemia ở ngay khi MCV <85 fL
  • Nhu cầu tạo hồng cầu của Thalassemia rất cao, nên nguy cơ thiếu sắt “tương đối” trên nền Thalassemia là hoàn toàn có thể. Vì vậy, đôi lúc sau khi thất bại với bù sắt ta mới nhận ra đã bỏ sót thalassemia.
  • Thiếu máu thiếu sắt hoàn toàn có thể đi kèm với thiếu dưỡng chất khác (B9, B12) vì vậy MCV sẽ không thấp; trong trường hợp đó, quan sát lam máu có thể thấy hai dân số hồng cầu. Nếu khó khăn quá thì cứ bù sắt trước, thiếu máu hồng cầu to sẽ xuất hiện rõ sau đó.

1. Thiếu máu thiếu sắt (IDA):

a. Loại thiếu máu này là thiếu máu do thiếu nguyên liệu thật sự, vì vậy khả năng đáp ứng của tuỷ thường không cao (số lượng HC không tăng cao), không phải bất thường của bản thân hồng cầu nên MCV giảm không nhiều
=> Chỉ số Mentzer = MCV/RBC cao.
b. Do sự phản ứng chéo của erythropoietin với thụ thể của thrombopoietin (Mpl) nên có thể gặp tình trạng tăng tiểu cầu phản ứng
c. Do hồng cầu có đời sống khoảng 120 ngày, vì vậy trong khoảng thời gian bệnh nhân bắt đầu “hồng cầu nhỏ, nhược sắc” sẽ có sự hỗn loạn trong quần thể hồng cầu [cả bình thường và bất thường], nên RDW sẽ cao (tuỳ giai đoạn)

2. Thalassemia

a. Loại thiếu máu này do sự tổng hợp globin không hiệu quả, không phải thiếu nguyên liệu, nên đáp ứng tuỷ rất mạnh (bằng chứng là quan sát lam máu sẽ thấy rất nhiều các hồng cầu lưới/ HC nhân); không có đủ chất lượng HC, nó bù lại bằng số lượng (RBC tăng cao), nhưng bản thân mỗi HC bất thường thật sự (MCV thấp hẳn) => chỉ số Mentzer = MCV/RBC sẽ thấp. Điểm cắt <13 có độ đặc hiệu cao cho chẩn đoán thalassemia.
Advertisement
b. Vì mỗi HC được tạo ra đều “từ một lò bất thường”, nên tính đa hình trong quần thể sẽ thấp hơn [RDW sẽ thấp]. Tuy nhiên, trong các đợt tán huyết, các trị số sẽ biến đổi [MCV, RDW]. Chính vì vậy, phết máu ngoại biên vẫn là một chỉ điểm quan trọng.
c. Nên nhớ rằng, bệnh nhân Thalassemia giai đoạn cường lách sẽ giảm các dòng tế bào máu.
Các bạn quan sát hai huyết đồ (bệnh nhân thật) ở bên dưới, và tự chiêm nghiệm và nhận ra giá trị nào là hằng định, và giá trị nào chỉ là “tương đối”! Hy vọng bài viết hữu ích.
Chúc các bạn cuối tuần vui vẻ.

Giới thiệu Diễn đàn Bác sĩ trẻ Việt Nam

Y khoa không phải là một nghệ thuật, Y khoa là một khoa học thật sự, một khoa học vô cùng phức tạp đòi hỏi người hành nghề y phải khéo léo vận dụng kiến thức để không bỏ qua cơ hội cứu chữa người bệnh. Nếu mỗi người y khoa Việt Nam góp lên một tiếng nói, liên kết lại, chúng ta có thể thay đổi căn bản giáo dục Y khoa nước nhà. Hãy tham gia với chúng tôi tại: https://www.facebook.com/groups/diendanbacsitrevietnam

Check Also

[Cập nhật] Xuất huyết tiêu hoá-nội soi càng sớm càng tốt?

XUẤT HUYẾT TIÊU HÓA: NỘI SOI CÀNG SỚM CÀNG TỐT? (phần 1_nghiên cứu) Với suy …