Lan man: “Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài/ Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai”

Rate this post

Lan man: “𝑲𝒆̉ 𝒕𝒉𝒖̀ 𝒕𝒂 đ𝒂̂𝒖 𝒄𝒐́ 𝒐̛̉ 𝒏𝒈𝒖̛𝒐̛̀𝒊 𝒏𝒈𝒐𝒂̀𝒊 / 𝑵𝒐́ 𝒏𝒂̆̀𝒎 đ𝒂̂𝒚 𝒏𝒂̆̀𝒎 𝒏𝒈𝒂𝒚 𝒐̛̉ 𝒎𝒐̂̃𝒊 𝒂𝒊”

Tác giả: BS. Nguyễn V Tuấn

Đọc kết quả nghiên cứu của nhóm Ioannidis (hôm qua) tôi nghĩ có lẽ con virus Vũ Hán đã ‘sống chung’ với con người khá lâu. Quả là như vậy, vì hôm nay tôi mới đọc một bài nghiên cứu nói lên cái ý đó. Viết cái note này tôi nhớ đến Nhạc sĩ Phạm Duy khi ông viết những dòng trên mà tôi trích làm tựa đề …

1 𝐓𝐢̉ 𝐥𝐞̣̂ 𝐧𝐡𝐢𝐞̂̃𝐦 𝐭𝐫𝐨𝐧𝐠 𝐜𝐨̣̂𝐧𝐠 đ𝐨̂̀𝐧𝐠

Xin nhắc lại nghiên cứu seroprevalence hôm qua của nhóm Stanford [1]. Nhóm nghiên cứu xét nghiệm kháng thể đặc hiệu cho virus Vũ Hán trên 3300 người được chọn từ ‘cộng đồng’ facebook. Kết quả cho thấy tỉ lệ kháng thể là 2.5 đến 4.2% (tuỳ cách tính).

Đó là con số khá cao. Kết quả này không có nghĩa là do lây lan từ người sang người. Nhưng nó hàm ý nói rằng con virus này có lẽ đã tồn tại trong cộng đồng trước đó, chớ không phải mới đây.

𝟐 𝐍𝐠𝐮𝐨̂̀𝐧 𝐠𝐨̂́𝐜 𝐯𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐕𝐮̃ 𝐇𝐚́𝐧

Tập san Nature Med mới công bố của một nhóm nghiên cứu Mĩ, Anh & Úc về nguồn gốc của con virus Vũ Hán [2]. Đây là một nghiên cứu theo tôi là rất quan trọng. Quan trọng là vì nó giúp chúng ta nối lại với kết quả của nhóm Ioannidies (ĐH Stanford).

Cách họ làm là phân tích genome của virus Vũ Hán (dữ liệu này đã được công bố rộng rãi trên mạng). Sau đó, họ so sánh genome của con virus Vũ Hán với genome của các dòng coronavirus khác. Họ phát hiện rằng khu thụ thể (RBD – receptor binding domain) của virus Vũ Hán rất ‘giỏi’ trong việc giúp virus xâm nhập vào tế bào của kí chủ (con người). Giỏi đến độ họ cho rằng đây là một quá trình chọn lọc tự nhiên (natural selection). Do đó, nhóm tác giả rất tự tin kết luận rằng con virus Vũ Hán được tiến hóa qua một quá trình chọn lọc tự nhiên.

Virus Vũ Hán có thể do nhân tạo? Nhóm nghiên cứu cũng nghĩ đến câu hỏi này. Nhưng sau khi phân tích và đối chiếu họ cho rằng sự đột biến trong khu RBD loại bỏ giả thuyết rằng virus Vũ Hán là do nhân tạo trong một phòng thí nghiệm. Họ viết “Two features of the virus, the mutations in the RBD portion of the spike protein and its distinct backbone, rules out laboratory manipulation as a potential origin for SARS-CoV-2.”

Như vậy thì con virus này đã tồn tại trong chúng ta khá lâu? Francis Collins (Giám đốc NIH, nhà tài trợ cho nghiên cứu) đặt giả thuyết rằng coronavirus ‘nhảy’ từ động vật như dơi sang người trước khi chúng có khả năng gây bệnh cho người [3]. Sau đó, qua nhiều thập niên tiến hoá nó trở thành virus Vũ Hán [như chúng ta biết] và bắt đầu có khả năng lây lan từ người sang người và gây ra bệnh. Bao lâu, rất có thể là từ 40 đến 70 năm [4].

𝟑 𝐕𝐢𝐫𝐮𝐬 𝐬𝐨̂́𝐧𝐠 𝐡𝐚𝐲 𝐜𝐡𝐞̂́𝐭?

Một câu hỏi nhiều người hỏi là virus nói chung sống chết ra sao? Nhưng trả lời câu hỏi này không dễ, vì chúng ta phải định nghĩa: “thế nào là sự sống”. Câu trả lời đụng đến triết lí và phức tạp, nhưng cách trả lời dễ hơn là qua sinh học. Theo quan điểm sinh học, sự sống của một sinh vật phải đáp ứng các tiêu chuẩn:

• có thể trưởng thành;
• tái sản sanh;
• duy trì sự cân bằng nội môi (internal homeostasis);
• có khả năng phản ứng trước tác nhân kích thích; và
• có hệ thống nội tiết.

Virus có thể tái sản sinh hiểu theo nghĩa nhân bản, nhưng chúng không trưởng thành. Chúng có thể tiến hoá theo thời gian. Nhưng chúng không có hệ thống nội tiết. Chúng cũng không có ribosomes, và do đó không thể hình thành proteins một cách độc lập; chúng chỉ có thể nhân bản trong tế bào của kí chủ. Do đó, nếu dựa vào các tiêu chuẩn trên thì virus không thể xem là ‘sống.’

Dĩ nhiên, quan điểm này không phải được mọi người chấp nhận, vì một quan điểm triết lí cho rằng virus là một dạng vi sinh vật khác với người, và do đó không thể dùng 5 tiêu chuẩn trên để định nghĩa sống chết cho virus!

Advertisement

***

Xâu chuỗi lại các kết quả nghiên cứu khoa học: virus Vũ Hán lây lan từ dơi sang người [qua một động vật trung gian mà chúng ta chưa biết], và chúng đã tồn tại trong người qua nhiều thập niên đến khi đủ độc lực để gây bệnh cho người. Điều này giải thích tại sao có nhiều người trong cộng đồng dù chẳng có nguy cơ cao và không có triệu chứng nhưng khi xét nghiệm vẫn có dấu hiệu bị nhiễm. Cuối cùng thì chúng ta sẽ phải tiếp tục sống với con virus Vũ Hán này trong tương lai, chớ không thể nào ‘tiêu diệt’ chúng vì chúng đâu có sự sống.

Viết đến đây, tôi chợt nhớ đến những ca khúc gọi là “Tâm Ca” của nhạc sĩ Phạm Duy hơn 50 năm trước [5]. Trong loạt ca khúc đó, Nhạc sĩ nhắc đi nhắc lại những câu:

Kẻ thù ta đâu có phải là người
Giết người đi thì ta ở với ai?
Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai.

Con virus cũng vậy: “nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai.”

===

[1] https://www.medrxiv.org/conte…/10.1101/2020.04.14.20062463v1

[2] https://www.nature.com/articles/s41591-020-0820-9

[3] https://directorsblog.nih.gov/…/genomic-research-points-to-…

[4] https://theconversation.com/coronavirus-where-do-new-viruse…

[5] Thật ra, ý nghĩa của bài Tâm Ca chẳng dính dáng gì đến virus, mà mang màu sắc thời sự. Bài đó có những câu làm chúng ta ai cũng phải suy nghĩ:

“Kẻ thù ta đâu có ở người ngoài
Nó nằm đây nằm ngay ở mỗi ai
Kẻ thù ta tên nó là vu khống
Kẻ thù ta tên nó là vô minh
Tên nó là lòng tham
Tên nó là tị hiềm
Tên nó là sự ghét ghen (thế thì

 

 

 

 

 

Giới thiệu Giang

Giang- Sinh viên y khoa trường đại học Tây Nguyên, mong muốn bổ sung nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên và cả cho chính bản thân mình.

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …