[Medscape] Ngủ nhiều hơn mang lại lợi ích cho bệnh nhân đái tháo đường típ 1

Rate this post
Những vấn đề chính rút ra:

  • Thời gian ngủ dài hơn được nhận thấy có liên quan đáng kể đến làm giảm tình trạng căng thẳng vào ngày hôm sau và làm giảm những cảm xúc tiêu cực ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1. 
  • Tối ưu hoá thời lượng giấc ngủ cho bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1 có thể giúp họ kiểm soát căng thằng và cải thiện cảm xúc tích cực

Tạo sao điều này lại quan trọng?

  • Trước đây chưa từng có nghiên cứu nào xem xét cụ thể đến mối liên hệ giữa thời lượng giấc ngủ và cảm xúc tích cực hoặc tiêu cực với cuộc sống hằng ngày ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1.
  • Người trưởng thành mắc đái tháo đường típ 1 được ghi nhận bị rối loạn giấc ngủ nhiều hơn so với người bình thường, có khả năng liên quan đến nguy cơ những người bệnh này phải đối mặt do tình trạng hạ glucose máu, tăng glucose máu và tăng khả năng thiếu ổn định glucose máu.

Nghiên cứu được xây dựng như sau:

  • Nghiên cứu trên 166 người trưởng thành được chẩn đoán mắc đái tháo đường típ 1 đã được điều trị ổn định ít nhất 1 năm và được ghi nhận từ tháng 6/2020 – tháng 2/2022 trong nghiên cứu: “Chức năng và cảm xúc hằng ngày với bệnh đái tháo đường típ 1”.
  • Những nhà nghiên cứu đã đo lường và phân tích nhiều thông số lâm sàng, bao gồm: thời lượng giấc ngủ, căng thẳng chung và căng thẳng do bệnh đái tháo đường, cảm xúc tích cực và tiêu cực.

Kết quả then chốt:

  • Độ tuổi trung bình của người tham gia là 41 tuổi, 55% là phụ nữ. Thời điểm ban đầu, 14,5% có trầm cảm và 7,8% hay lo âu.
  • Thời lượng ngủ trung bình là 7.3 giờ. Thời lượng ngủ dài hơn cho thấy mối liên hệ làm giảm đáng kể trình trạng căng thẳng chung nhưng không liên quan đến căng thẳng do đái tháo đường. 
  • Thời lượng ngủ dài hơn có liên hệ đáng kể đến làm giảm cảm xúc tiêu cực vào ngày hôm sau nhưng không có liên hệ đáng kể với cảm xúc tích cực.
  • Giữa các biến đồng biến, mức độ đau lớn hơn có liên quan đáng kể bởi tăng cảm xúc tiêu cực và căng thẳng chung, nhưng những biến số này cho thấy không có liên quan gì đến nồng độ glucose máu trung bình.
  • Những ngày cuối tuần có mức độ căng thẳng chung thấp hơn so với thứ hai.
  • Không có sự khác biệt trong các liên quan trên giữa nam giới và nữ giới, hoặc giữa người mắc hoặc không mắc trầm cảm, lo âu.

Những hạn chế của nghiên cứu

  • Nghiên cứu này là nghiên cứu quan sát và vì thế các kết quả liên hệ được báo cáo không thể xác định được quan hệ nhân quả.
  • Số liệu được thu thập trong lúc đại dịch COVID-19 diễn ra, kết quả bị ảnh hưởng bởi giấc ngủ, căng thẳng, sức khỏe tâm thần và có thể làm giảm khả năng khái quát hoá.

Trên đây là tóm tắt của một nghiên cứu in trước: “Within-person Relationships of Sleep Duration with Next-Day Stress and Affect in the Daily Life of Adults with Type-1 Diabetes” bởi các tác giả tại Anh Quốc và Hoa Kỳ trên medRxiv được cung cấp đến người đọc bởi Medscape. Nó vẫn chưa được bình duyệt. Bản nghiên cứu đầy đủ vui lòng truy cập medrviv.org

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/988095?icd=login_success_email_match_nor

Người dịch: Trần Gia Tân, Nguyễn Trần Lý Anh

Người hiệu đính: BS Huỳnh Lê Thái Bão

Bài viết được dịch thuật và biên tập bởi ykhoa.org – Vui lòng không reup khi chưa được cho phép!

 

Advertisement

Giới thiệu TRẦN GIA TÂN

Sinh viên y khoa

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …