[Medscapse] Tỷ lệ béo phì cao, CKD được tìm thấy ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1.

Rate this post

Theo nghiên cứu mới nhất cho thấy, tỷ lệ béo phì đang tăng lên ở những bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1 và có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc bệnh thận mạn (CKD).

 

 

Kết quả được Amelia S. Wallace, một sinh viên Y khoa tại Trường Y tế công cộng Johns Hopkins Bloomberg, Baltimore, Maryland và các đồng nghiệp công bố trực tuyến ngày 26 tháng 1 trên tạp chí Journal of Clinical Endocrinology & Metabolism.

Theo nghiên cứu, từ Hệ thống Y tế Geisinger tại trung tâm Pennsylvania, bao gồm một nhóm thuần tập lớn bất thường gồm hơn 4000 bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1 và so sánh họ với hơn 130000 người mắc bệnh đái tháo đường típ 2. Những người mắc đái tháo đường típ 1 có nguy cơ béo phì tương tự như tỷ lệ dân số nói chung, và sau khi diều chỉnh độ tuổi, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn tính cao hơn so với người mắc đái tháo đường típ 2.

Wallace và cộng sự viết rằng “ Người lớn tuổi mắc đái tháo đường típ 1 ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ, và khả năng họ phải gánh chịu bệnh mãn tính là cao. Béo phì, từng được cho là hiếm gặp ở những người mắc đái tháo đường típ 1, giờ đã trở thành phổ biến. Việc tầm soát bệnh thận chưa phổ biến, tuy nhiên tỷ lệ mắc bệnh thận mạn được điều chỉnh theo độ tuổi ở bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1 cao hơn so với đái tháo đường típ 2”

 

 

Ở bệnh đái tháo đường típ 2, béo phì được cho là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh thận thông qua tăng huyết áp, tăng đường huyết và còn trực tiếp gây ra tăng nhu cầu chuyển hoá trao đổi chất do trọng lượng cơ thể lớn hơn và các tác động nội tiết của mô mỡ. Các tác giả lưu ý rằng mối quan hệ này chưa được tìm hiểu kỹ ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1.

 

Giảm mức lọc cầu thận ước tính phổ biến hơn ở bệnh đái tháo đường típ 1, sau khi điều chỉnh theo độ tuổi.

 

 

Nghiên cứu dân số bao gồm 4060 bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 1 và 136458 bệnh nhân mắc đái tháo đường típ 2 tại Hệ thống Y tế từ năm 2004 đến năm 2008. Béo phì được định nghĩa là chỉ số khối cơ thể ≥ 30 kg/m2 , mức lọc cầu thận ước tính thấp (eGFR) (≤ 60 mL/min/1.73m2), và albumin niệu (tỷ lệ albumin/creatinine nước tiểu [ACR] ≥30mg/g). Một nhóm so sánh về dân số Hoa Kỳ nói chung không mắc bệnh đái tháo đường đến từ Khảo sát Kiểm tra Sức khoẻ và Dinh dưỡng Quốc gia, năm 1999-2018.

Vào thời điểm bắt đầu nghiên cứu, độ tuổi trung bình của những người mắc đái tháo đường típ 1 là 39 tuổi, thấp hơn đáng kể so với dân số chung (43 tuổi) và nhóm đái tháo đường típ 2 (62 tuổi)

Trong số những người mắc đái tháo đường típ 1, tỷ lệ béo phì tăng cao từ 32,6% năm 2004 đến 36,8% năm 2018 (P trend = .0091). Cả tỷ lệ béo phì chưa xử lý và đã được điều chỉnh đều tương tự nhau giữa những người mắc đái tháo đường típ 1 và dân số nói chung. Tỷ lệ này cao hơn ở nhóm người mắc đái tháo đường típ 2, tăng từ 58,1% năm 2004 đến 61,6% năm 2018.

Tỷ lệ eGFR thấp vẫn ổn định trong thời gian nghiên cứu ở những người mắc đái tháo đường típ 1, ở mức 17,5% năm 2004 và 16,1% năm 2018. Tỷ lệ năm 2004 là 17.5 cao hơn dân số chung (5.7%) và thấp hơn so với dân số mắc đái tháo đường típ 2 (26,6%). Tuy nhiên, sau khi điều chỉnh tuổi, giới tính và chủng tộc, tỷ lệ eGFR thấp trong tất cả các năm ở những người mắc đái tháo đường cao hơn so với người mắc đái đáo đường típ 2; vào năm 2018, các giá trị đó lần lượt là 16,2% so với 9,3%.

Kết quả cũng tương tự đối với tỷ lệ albumin niệu, tỷ lệ này cao hơn ở người mắc đái tháo đường típ 2 trong phân tích chưa xử lý nhưng cao hơn ở những người mắc đái tháo đường típ 1 sau khi đã được điều chỉnh.

 

Tầm soát chức năng thận không phổ biến

 

Việc sàng lọc eGFR đã phổ biến hơn nhiều so với ACR trong suốt thời gian nghiên cứu về hai típ đái tháo đường. Trong năm 2003-2004, 85% những người mắc bệnh đái tháo đường típ 1 được sàng lọc eGFR, con số này giảm xuống khoảng 80% trong năm 2009-2012 và tăng lên gần 90% vào năm 2017-2018. Đối với đái tháo đường típ 2, tầm soát eGFR là khoảng 90%.

Tuy nhiên, tỷ lệ sàng lọc albumin dưới 75% đối với cả hai típ đái tháo đường trong tất cả các năm nhưng đái tháo đường típ 1 cao hơn đái tháo đường típ 2.

 

Béo phì liên quan đến chức năng thận

Ở những người mắc đái tháo đường típ 1, béo phì liên quan đến tỷ lệ eGFR thấp (tỷ lệ chênh lệch [OR], 1,52) cao hơn đáng kể sau khi điều chỉnh theo tuổi, giới tính và chủng tộc. Tỷ lệ albumin niệu cũng cao hơn ở người béo phì, mặc dù không đáng kể. Trong cả hai trường hợp, mối quan hệ đã giảm bớt sau khi điều chỉnh tăng huyết áp.

 

 

Ở những người mắc đái tháo đường típ 2, béo phì liên quan đến tỷ lệ eGFR thấp (OR, 1,29) và albumin niệu (OR, 1,13) cao hơn đáng kể, vẫn có ý nghĩa sau khi điều chỉnh tăng huyết áp. Béo phì cũng liên quan đến tỷ lệ eGFR thấp cao hơn trong dân số nói chung nhưng ở mức độ thấp hơn một trong hai nhóm đái tháo đường.

Wallace và đồng nghiệp viết “Sự gia tăng béo phì ở bệnh nhân đái tháo đường típ 1 có liên quan đến sức khở thận trong tương lai của những bệnh nhân này. Kết quả của chúng tôi nhấn mạnh tầm quan trọng của việc tầm soát bệnh thận định kỳ, đặc biệt ở người lớn mắc đái tháo đường típ 1 và có lẽ đặc biệt là ở những bệnh nhân béo phì”

 

Nguồn: https://www.medscape.com/viewarticle/967248#vp_1

Bài viết được biên tập và dịch thuật bởi ykhoa.org – vui lòng không reup khi chưa được cho phép !

Người dịch: Thuỳ Linh

Advertisement

Giới thiệu thuylinh98

Check Also

[Medscape] Việc hòa ca nhạc đồng quê đã giúp bác sĩ tìm thấy sự cân bằng

Trong suốt sự nghiệp của mình, tôi thường được hỏi làm thế nào để cân …