[NỘI THẦN KINH] Đau thần khinh tọa

Rate this post

ĐAU THẦN KINH TỌA

I. Đại cương

  • Là chứng đau ở rễ thần kinh thắt lương L5 và cùng S1, với đặc tính đau lan theo dây thần kinh ngồi.
  • Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, tuy nhiên chủ yếu do những tổn thương ở cột sống thắt lưng.
  • 1928 khái niệm “Thoát vị đĩa đệm ( TVĐĐ) vùng thắt lưng ” đã làm thay đổi hẳn quan niệm về nguyên nhân gây bệnh.

II. Dịch tễ:

  • Thường gặp ở lứa 30-60, nam chiếm tỉ lệ gấp 3 lần nữ
  • Nguyên nhân phổ biến nhất là TVĐĐ
  • Bệnh có tính chất nghề nghiệp : thường gặp ở công việc khuân vác nặng, lái tàu xe, thay đổi tư thế đột ngột, sai tư thế,…

III. Sơ lược về giải phẫu dây thần kinh ngồi:

  • Là dây TK lớn nhất và dài nhất của cơ thể, là sự hợp nhất của các rễ thần kinh L4,5 và S1,2,3 trong đó cơ bản nhất là L5 và S1.
  • TK ngồi từ chậu hông đi đến mông, chạy dọc giữa mặt sau đùi, đến đỉnh trám khoeo chia 2 nhánh tận :

+ TK mác chung: có các sợi thuộc rễ L5, đến đầu trên xương mác vòng ra trước chia 2 dây (mác sâu & nông) xuông trước ngoài cẳng chân, mu chân & kết thúc ở ngón cái.

+ TK chày : Chứa các sợi thuộc rễ S1 chạu dọc mặt sau cảng chân đến gót chui xuống gan bàn chân & kết thúc ở ngón út.

  • Rễ L5 có kích thước lớn nhất, trong khi lỗ liên hợp lại nhỏ hơn các lỗ liên hợp khác ở vùng thắt lưng, do đó rễ L5 dễ tổn thương nhất
  • Dây thần kinh ngồi chịu trách nhiệm rất quan trọng trong việc điều khiển và chi phối mọi hoạt động của chân. Các động tác đi lại, đứng, ngồi, gấp hay duỗi đầu gối, kiễng gót chân…đều do dây thần kinh này đảm nhiệm. Chính vì vậy mà khi dây thần kinh ngồi bị đau thì mọi hoạt động của chi dưới cũng bị ảnh hưởng.

+ Ngoài ra mỗi nhánh phân chia của dây thần kinh hông to ở dưới chân cũng giữ một vai trò nhất định:

 

  • Phần nhánh hông khoeo trong ( thần kinh chày ) sẽ chịu trách nhiệm đối với cảm giác và sự vận động của các cơ nằm ở cẳng chân sau. Các động tác như duỗi bàn chân, gấp các ngón chân lại đều do nhánh thần kinh này chi phối.
  • Phần nhánh hông khoeo ngoài ( thần kinh mac chung)  sẽ chịu trách nhiệm điều khiển vận động của các cơ ở cẳng chân trước. Đó có thể là các động tác như gấp bàn chân lại, duỗi thẳng ngón chân ra hay động tác đi trên gót chân.

Như vậy chức năng của dây thần kinh hông to chủ yếu là chi phối cảm giác và vận động của các chi. Bên cạnh đó còn giúp vận chuyển các chất dinh dưỡng đến nuôi dưỡng các vùng mà nó đi qua. Do vậy đây được xem là một dây thần kinh lớn và đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể.

IV. Nguyên nhân

  1. Tổn thương rễ thân kinh thường gặp nhất (90%) còn lại tổn thương dây và đám rối thần kinh.
  2. Nguyên nhân hàng đầu thường gặp: Thoát vị đĩa đệm L4 – L5,L5- S1.
  3. Trượt đốt sống.
  4. Thoái hoái cột sống thắt lưng, gây hẹp ống sống thắt lưng.
  5. Nguyên nhân hiếm: Viêm đĩa đệm đốt sống, tổn thương thân đốt sống (do lao, vi khuẩn, u), chấn thương, mang thai

Đau thần kinh tọa do LỒI hoặc THOÁT VỊ ĐĨA ĐỆM CỘT SỐNG THẮT LƯNG

 

 

Các vị trí có dây chằng bám là những vị trí rất vững chắc ít khi nhân nhầy thoát vị ra các vị trí này, mà thường thoát vị ra các điểm yếu không có dây chằng bám, vị trí hay gặp là ở phía sau bên cột sống.

  1. Lâm sàng:

Xuất hiện đột ngột cấp hoặc mạn tính, thường là khởi phát có yếu tố cơ học như sau 1 động tác gắng sức, khuân vác nặng, té ngã, chấn thương, ngồi nhiều, đứng nhiều,…

Hội chứng thắt lưng hông:

  1. Hội chứng cột sống :
  • Biến dạng cột sống : biểu hiện thường là vẹo cột sống tư thế ( giảm áp lực lên dây tk bị chèn ép), bệnh nhân có thể nghiêng về bên rễ TK bị chèn ép hoặc ngược lại.
  • Đau cột sống thắt lưng :

Cấp tính (<6 tuần) bán cấp (6-12 tuần), mạn tính (>12 tuần), có thể đau dữ dội (cấp tính) hoặc âm ỉ ( bán cấp or mạn). Đau có tính cơ học, tăng khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Sờ thấy co cứng cơ cạnh sống bên đau

Ấn, gõ dọc các mỏm gai L4,5 S1 có thể đau chói

Gõ dồn : tạo lực truyền từ đầu xuống theo trục dọc CS or cho bệnh nhân nhón gót rồi nện mạnh xuống sàn sẽ đau chói.

  • Giảm biên độ vận động cột sống : Các động tác cúi, ngửa, nghiên, xoay cột sống đều hạn chế. Khi cúi chỉ số Schober giảm <14/10 , khoảng cách các ngón tay đến mặt đất tăng >5cm

Hội chứng rễ thần kinh :

  • Đau rễ thần kinh thắt lưng cùng:

Đau kiểu rễ : Đau vùng cs thắt lưng L4,5 S1 lan xuống mông, đùi, cẳng chân theo đường đi của rễ tk tương ứng.

Đau sâu trong cơ, xương, cảm giác nhức nhối khó chịu, có khi buốt nhói như dao đâm hoặc như điện giật, như cháy bỏng, tăng lên ngay cả khi sờ nhẹ vào da. Hoặc có người đau mức độ nhẹ hơn, dần thành mạn tính với cảm giác như bị khoét thủng, cắn nát. Đó là do co thắt quá mức các cơ cạnh sống và cơ cẳng chân.

Đau thường chiếm ưu thế ở gốc chi, kèm cảm giác tê bì và dị cảm đầu chi.

Đau có tính cơ học, tăng khi vận động, ho, hắt hơi, giảm khi nằm nghỉ. Thể mạn có thể đau tăng về đêm, khi trời lạnh. Cũng có trường hợp bệnh nhân đau liên tục không lệ thuộc tư thế.

Điểm đau cạnh sống :

Ấn lên đường cạnh cột sống, cách mổm gai 2cm , ngang điểm giữa của khe gian đốt, ngang mức L4,5 hoặc L5 S1 sẽ gây đau tại chỗ

Dấu bấm chuông :

Ấn các điểm cạnh sống, bệnh nhân đau lan dọc theo đường đi của dây TK ngồi.

Điểm Valleix ấn đau :

Ấn dọc theo dây TK ngồi qua thống điểm Valleix, khi có tổn thương tk ngồi bệnh nhân đau chói tại các điểm đó.

7 thống điểm Valleix gồm :

Điểm giữa ụ ngồi và mấu chuyển lớn xương đùi, Điểm giữa nếp lằn mông, điểm giữa mặt sau đùi, điểm giữa nếp lằn khoeo chân, điểm đầu xương mác, điểm giữa bắp chân, điểm mắt cá ngoài.

  • Các dấu hiệu căng rễ thần kinh :

Dấu Lasègue (+)

Dấu Lasègue chéo (+)

Dấu Braggard, Sicard (+)

Dấu Bonnet(+)

Dấu Néri (+)

Dấu Dejerine (+)

  • Rối loạn cảm giác : rối loạn cảm giác nông tại vùng da có rễ TK chi phối bị tổn thương, bệnh nhân tê, tăng cảm hoặc dị cảm như tê nóng rát , châm chích, kiến bò.
  • Rối loạn vận động:

Thường không rõ vì thường chỉ có 1 rễ bị tổn thương trong khi cơ được nhiều rễ chi phối.

  • Rối loạn phản xạ : Mất hoặc giảm phản xạ gân cơ
  • Rối loạn thực vật – dinh dưỡng : Chỉ thấy rõ khi bệnh nhân ở gia đoạn hoặc có kèm tổn thương dây TK ngoại vi như teo cơ, nhiệt độ da giảm, rối loạn tiết mồn hôi, mất px dụng lông, lông chân khô, dễ gãy

    V. CLS:

  1. XQ cột sống quy ước:

Không giúp ích nhiều cho chẩn đoán,nhưng giúp hướng đến hoặc loại trừ một số nguyên nhân khác như thoái hóa cs, viêm cs, viêm cs dính khớp, trượt đốt sống, hẹp đốt sống, lao cs, u đốt sống, chấn thương vỡ đốt sống.

Hình ảnh gợi ý cho chẩn đoán TVĐĐ : tam chứng Barr ( vẹo cs trên phim thằng, mất đường cong sinh lý trên phim nghiêng, hẹp khe gian đốt sống).

  1. CT-SCANER cột sống thắt lưng: ít có giá trị so với MRI trong chẩn đoán TVĐĐ

Hình ảnh cắt dọc cho thấy nhân nhầy lồi vào trong ống sống

Hình ảnh cắt ngang cho thấy nhân nhầy thoát ra ngoài chèn vào lòng ống sống

Advertisement
  1. MRI: Đây là CLS số 1 đánh giá cột sống

 

VI. Chẩn đoán phân biệt

Đau thần kinh đùi, thần kinh bì đùi, thần kinh bịt.

Đau khớp háng do viêm, hoại tử, chấn thương.

Viêm khớp vùng chậu, viêm áp xe cơ thắt lưng chậu.

VII. ĐIỀU TRỊ 

 

  1. Điều trị phẫu thuật

Chỉ định mổ trong trường hợp:

  • Hội chứng chùm đuôi ngựa
  • Liệt, teo cơ
  • Thất bại nội khoa sau 4-8 tuần

 

  • Đường qua ống sống:
  • Cắt bảng sống lấy nhân đệm chuẩn
  • Lấy nhân đệm vi phẫu

1.2   Đường qua đĩa đệm

–  Li giải nhân đệm qua hóa chất

–  Lấy nhân đệm NS qua da

–  Giải ép bằng laser

 

  1. Điều trị bảo tồn

Nguyên tắc: điều trị đau thần kinh tọa cần giải quyết tốt 2 vấn đề quan trọng. Sự chèn ép lên rễ thần kinh: nghỉ tuyệt đối trên giường, thư giãn cơ và bằng các biện pháp giảm đau tích cực nhất( thuốc , vật lý trị liệu). Sự co thắt cơ: nhất là cơ lưng( tạo ra dáng vẹo cột sống,, dáng di lệch) và sự teo cơ chi dưới do ít dùng

  • Giai đoạn cấp

Dùng thuốc

Dùng thuốc dãn cơ.

Thuốc kháng viêm.

thuốc giảm đau.

Chườm lạnh

Nghỉ tại giường

Điện trị liệu

Siêu âm

Điện xung

Laser công suất thấp

Sóng ngăn cường độ thấp

Xoa bóp

Gồng cơ

Tránh vận động mạnhh

  • Giai đoạn bán cấp và mãn tính

Dùng thuốc

Thuốc giãn cơ

Dùng nhiệt nóng và nhiệt lạnh kết hợp

Điện trị liệu

Siêu âm

Điện xung

Laser công suất thấp

Sóng ngắn cương độ trung bình

Xoa bóp

Di động đốt sống

Kéo giãn cơ

Kéo giãn thần kinh

Tập mạnh cơ

Kéo giãn cột sống bằng máy kéo giãn

Hướng dẫn các bài tập về nhà. Hướng dẫn các tư thế cần tránh

 

HoangDinh – BMT 15/08/2019

—————————————————————–
Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa.
#ylamsang #ykhoa.org

 

Giới thiệu Hoàng Đinh

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …