Chức năng sinh sản của phụ nữ chia làm 2 giai đoạn chính: (1) sự chuẩn bị của cơ thể phụ nữ cho việc thụ tinh và mang thai, và (2) quãng thời gian mang thai. Trong chương này sẽ nói về sự chuẩn bị của cơ thể phụ nữ cho mang thai, và Chương 83 trình bày về sinh lý của quá trình mang thai và sinh đẻ.
BỘ PHẬN SINH DỤC NỮ
Hình 82-1 và 82-2 trình bày về những cơ quan chính của hệ sinh dục phụ nữ, trong số đó quan trọng nhất là hai buồng trứng, vòi trứng, tử cung và âm đạo. Sự sinh sản bắt đầu với sự phát triển của trứng ở buồng trứng, Vào khoảng giữa mỗi chu kì kinh nguyệt (CKKN), duy nhất một nang trứng được tách ra khỏi buồng trứng và đi vào khoang ổ bụng gần với các tua vòi của vòi trứng hai bên. Nang trứng này sau đó chui vào một trong hai vòi trứng và đi vào tử cung; nếu nó được thụ tinh bởi một tinh trùng, nó sẽ làm tổ ở tử cung, nơi nang trứng được thụ tinh phát triển thành một bào thai, một bánh rau, một màng ối- và cuối cùng trở thành một em bé.
SỰ PHÁT TRIỂN Ở BUỒNG TRỨNG
Trứng đang phát triển (oocyte) cũng giống như trứng trưởng thành (ovum) đều trải qua những giai đoạn của Sự tạo trứng (oogenesis) (Hình 82-3). Trong giai đoạn phát triển sớm của phôi thai, tế bào mầm nguyên thủy từ nội bì lưng của túi noãn hoàng di chuyển dọc theo mạc treo ruột sau lên lớp bề mặt của buồng trứng, vị trí dó được phủ một lớp biểu mô mầm, hình thành phôi từ lớp biểu mô mầm của mào sinh dục. Trong suốt giai đoạn di cư, những tế bào mầm phân chia nhiều lần. Một khi những tế bào mầm nguyên thủy di chuyển đến lớp biểu mô mầm, chúng bắt đầu di chuyển đến vùng vỏ và trở thành nang trứng nguyên thủy (primodial ova).
Mỗi nang trứng nguyên thủy phủ xung quanh nó bởi một lớp tế bào mỏng từ mô đệm của buồng trứng (ovarian stroma) và khiến chúng có tính chất của biểu mô; những tế bào dạng biểu mô này được gọi là gNhững tế bào hạt. Nang trứng được bao quanh bởi một lớp tế bào hạt gọi là nang nguyên thủy. Trong giai đoạn này nang trứng vẫn chưa phát triển hoàn chỉnh và được gọi là nang sơ cấp (primary oocyte), cần thêm hai lần phân bào nữa mới có thể thụ tinh với tinh trùng.
Noãn nguyên bào (oogonia)ở buồng trứng trong thời kì phôi thai đã hoàn thành việc phân chia và bước đầu tiên của quá trình giảm phân bắt đầu vào tháng thứ 5. Tế bào mầm nguyên phân sau đó dừng hẳn và không có thêm noãn bào nào được tạo thành. Lúc sinh ra mỗi buồng trứng chứa khoảng 1-2 triệu nang noãn nguyên thủy (primary oocytes)
Nang noãn nguyên thủy phân chia lần đầu tiên sau tuổi dậy thì, Mỗi noãn bào phân chia thành hai tế bào, một nang trứng lớn (nang thứ cấp) và một thể cực thứ nhất. Mỗi một tế bào có chứa 23 nhiễm sắc thể nhân đôi. Thể cực thứ nhất có thể hoặc không trải qua phân bào giảm nhiễm thứ hai và sau đó tiêu biến. Trứng trải qua lần phân bào giảm nhiễm thứ hai, và sau khi nhiễm sắc tử chị em tách ra, sự giảm phân tạm thời dừng lại. Nếu trứng được thụ tinh, bước cuối cùng trong giảm phân xảy ra và các nhiễm sắc tử chị em trong trứng đi đến các tế bào riêng biệt.
Khi buồng trứng phóng noãn (rụng trứng) và nếu sau đó trứng được thụ tinh, bước phân bào cuối cùng sẽ xảy ra. Một nửa số các nhiễm sắc thể chị em vẫn ở lại trong trứng thụ tinh và nửa còn lại được chuyển vào thể cực thứ hai, sau đó tiêu biến.
Ở tuổi dậy thì, chỉ có khoảng 300.000 trứng còn lại trong buồng trứng, và chỉ có một tỷ lệ phần trăm nhỏ những tế bào trứng này sẽ trưởng thành. Hàng ngàn tế bào trứng không được phát triển sẽ thoái hóa dần và tiêu biến. Trong độ tuổi sinh sản của người phụ nữ, khoảng từ 13 và 46 tuổi, chỉ có 400- 500 nang nguyên thủyphát triển đủ mức để phóng noãn- mỗi tháng một lần, những trứng còn lại bị thoái hóa dần. Vào cuối thời kì sinh sản (mãn kinh), chỉ còn lại một vài nang nguyên thủy ở buồng trứng, và thậm chí những nang này cũng sẽ bị thoái hóa ngay sau đó.
HỆ NỘI TIẾT CỦA NỮ
Hệ nội tiết của phụ nữ, cũng như ở nam giới, bao gồm 3 mức độ từ trên xuống như sau::
- Hormone vùng dưới đồi, gọi là hormone điều hòa FSH và LH(GnRH)
- Các hormone thùy trước tuyến yên, hormone kích thích nang trứng (FSH) và hormone hoàng thể (LH), cả hai đều được bài tiết dưới sự chỉ huy của GnRH từ vùng dưới đồi.
- Các hormone buồng trứng, estrogen và progesteron, được bài tiết ở buồng trứng đáp ứng lại 2 hormone sinh dục tiết ra từ tuyến yên. Những hormone này được bài tiết với nồng độ liên tục thay đổi trong suốt các gai đoạn khác nhau của CKKN. Hình 82-4 cho thấy sự thay đổi về nồng độ của 2 hormone thùy trước tuyến yên FSH và LH (đường cong phía trên) và của 2 hormone buồng trứng estradiol (estrogen) và progesterone (2 đường cong dưới).
Lượng GnRH được bài tiết từ vùng dưới đồi ít biến động trong suốt CKKN. Nó được bài tiết trong một chu kì ngắn trung bình khoảng 90 phút một lần, tương tự như nam giới.
CHU KÌ BUỒNG TRỨNG: CHỨC NĂNG CỦA CÁC HORMONE ĐIỀU HÒA TUYẾN SINH DỤC
Độ tuổi sinh sản của phụ nữ được đặc trưng bởi nhịp điệu thay đổi hàng tháng của nồng độ bài tiết các hormone nữ và những biến đổi về thực thể tương ứng ở buồng trứng và bộ phận sinh dục. Tinh nhịp điệu này được gọi là chu kì sinh dục phụ nữ (hoặc nói ngắn gọn là chu kì kinh nguyệt). Độ dài trung bình của chu kì là 28 ngày. Chu kì có thể ngắn khoảng 20 ngày hoặc thậm chí kéo dài 45 ngày ở một số phụ nữ, mặc dù những bất thường về độ dài CKKN thường liên quan đến giảm khả năng thụ tinh
Chu kình sinh dục phụ nữ mang đến hai kết quả quan trọng. Thứ nhất, bình thường duy nhất chỉ một nang noãn được phóng ra từ buồng trứng mỗi tháng, do đó chỉ duy nhất một thai nhi phát triển trong từ cung tại một thời điểm. Thứ hai, lớp nội mạc tử cung được chuẩn bị sẵn sàng cho sự làm tổ của noãn đã thụ tinh vào một giai đoạn nhất định trong tháng.
CÁC HORMONE ĐIỀU HÒA TUYẾN SINH DỤC VÀ NHỮNG ẢNH HƯỞNG LÊN BUỒNG TRỨNG
Những biến đổi ở buồng trứng diễn ra trong CKKN phụ thuộc hoàn toàn vào hai hormone điều hòa tuyến sinh dục FSH và LH, được bài tiết từ thùy truwocs tuyến yên. Cả hai FSH và LH đều là những glycoproteins nhỏ có khối lượng phân tử khoảng 30,000. Nếu vắng mặt hai hormone này, buồng trứng sẽ không hoạt động, xảy ra trong giai đoạn thơ ấu, khi hầu như không có sự bài tiết của hormone tuyến yên. Đến khoảng 9- 12 tuổi, tuyến yên bắt đầu bài tiết liên tục lượng lớn FSH và LH, dẫn đến sự khởi động của chu kì sinh dục bắt đầu vào khoảng 11- 15 tuổi. Giai đoạn này được gọi là dậy thì, và thời gian xuất hiện CKKN đầu tiên gọi là lần hành kinh đầu tiên. Suốt mỗi tháng của chu kì sinh dục, diễn ra một chu kì tăng và giảm FSH và LH, được trình bày ở phần dưới Hình 82-4. Chu kì biến đổi này tạo ra chu kì biến đổi ở buồng trứng, sẽ được trình bày ở các phần sau.
Cả hai FSH và LH kích thích những tế bào đích tại buồng trứng bằng cách gắn đặc hiệu với các receptor FSH và LH trên màng các tế bào buồng trứng. Sau đó, những receptor được kích hoạt làm tăng khả năng bài tiết và thường kèm theo khả năng phát triển cũng như tăng sinh tế bào. Hầu hết tất cả những kích thích là kết quả của sư hoạt hóa chu kì adenosine mono-phosphate thuôc hê thống truyền tin thứ phát tại tế bào chất, sau đó hình thành protein kinase và tập hợp các phản ứng phosphoryl hóa của các enzym quan trọng xúc tác cho quá trình phân hủy các hormone, được nói đến ở Chương 75
SỰ PHÁT TRIỂN CỦA NANG TRỨNG- GIAI ĐOẠN “NANG” CỦA CHU KÌ BUỒNG TRỨNG
Hình 82-5 trình bày những bước phát triển của nang trứng ở buồng trứng. Khi bé gái ra đời, mỗi nang được bao quanh bởi một lớp tế bào hạt; nang trứng, và lớp tế bào hạt bao sát xung quanh, được gọi là nang trứng nguyên thủy (hình 82-4). Trong thời kì thơ ấu, những tế bào hạt được cho rằng là nơi cung cấp chất dinh dưỡng cho nang trứng và tiết ra yếu tố ức chế trưởng thành noãn giúp nang trứng giữ ở trạng thái nguyên thủy trong pha đầu của sự giảm giảm phân. Sau đó, sau tuổi dậy thì, khi FSH và LH được bài tiết từ thùy trước tuyến yên đủ về số lượng, buồng trứng (cùng với một số nang của nó) bắt đầu phát triển.
Giai đoạn đầu tiên của sự phát triển nang trứng là sự phát triển ở mức trung bình của nang, đường kính tăng gấp đôi hoặc gấp ba. Sau đó theo sự lớn lên thêm vào của lớp tế bào hạt ở một số nang; những nang này được gọi là nang trứng nguyên phát.
Sự phát triển của nang có hốc và nang nước: Trong những ngày đầu của mỗi CKKN, nồng độ của FSH và LH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên hơi tăng đến mức độ vừa phải, và sự gia tăng của FSH hơi lớn hơn của LH và dẫn trước LH trong vài ngày. Những hormone này, đặc biệt là FSH, kích thích sự phát triển của 6 đến 12 nang trứng nguyên phát mỗi tháng. Sự ảnh hưởng đầu tiên là sự tăng sinh đột ngột của các tế bào hạt, mang đến sự tăng lên về số lớp tế bào.
Hơn nữa, các tế bào hình thoi đến từ khoảng kẽ buồng trứng tập hợp từ một số lớp bên ngoài các tế bào hạt, mang đến sự tăng trưởng cho phần thứ hai của tế bào được gọi là lớp áo. Lớp áo được chia làm hai lớp. Lớp áo trong, các tế bào có cấu tạo biểu mô giống như các tế bào hạt và phát triển khả năng chế tiết thêm các hormone giới tính (estrogen và progesterone). Lớp vỏ ngoài, phát triển thành bao vỏ liên kết có nhiều mạch máu, sau này sẽ trở thành lớp vỏ bao của nang trứng phát triển.
Sau giai đoạn tăng sinh của sự phát triển, trong vài ngày, các tế bào hạt bài tiết dịch nang chứa nồng độ cao estrogen, một trong những hormone sinh dục quan trọng (sẽ được nói đến sau). Sự tích lũy tăng dần của lượng dịch này tạo nên một hang trong khối tế bào hạt (được trình bày ở Hình 82-5.
Sự phát triển sớm của nang nguyên phát trở thành nang thứ phát được kích thích bởi FSH. Sau đó sự tăng trưởng nhanh chóng diễn ra, làm cho nang trứng ngày càng lớn hơn và được gọi là nang có hốc. Sự tăng trưởng này được gây ra theo cơ chế sau:
- Estrogen được tiết vào nang trứng làm cho các tế bào hạt tăng số lượng các thụ thể FSH; tạo ra sự phản hồi dương tính, bởi vì việc này làm cho các tế bào hạt tăng nhạy cảm với FSH hơn.
- FSH tuyến yên và estrogen cùng kích thích thụ thể LH ở các tế bào hạt, dẫn đến có thêm sự kích thích của LH cùng với sự kích thích của FSH và càng làm tăng mạnh mẽ sự chế tiết hormone của nang trứng. (3) Sự tăng lên của estrogen từ nang trứng cùng với sự tăng lên của LH từ thùy trước tuyến yên phối hợp lại gây ra sự tăng sinh của lớp áo nang cũng như tăng cường khả năng bài tiết của chúng.
Một khi nang trứng thứ phát bắt đầu phát triển, chúng tăng trưởng một cách bùng nổ. Noãn cũng lớn lên gấp 3 đến 4 lần đường kính, tổng đường kính của noãn tăng gấp 10 lần, còn hốc to lên gấp 1000 lần. Trong khi nang trứng to ra, noãn cùng một khối tế bào hạt bị đẩy về một phía của nang trứng.
Chỉ duy nhất một nang trứng trưởng thành hoàn toàn mõi tháng, và các nang còn lại bị teo đi. Sau một tuần hoặc nhiều hơn của quá trình phát triển nhưng trước khi diễn ra sự thụ tinh, một nang trứng bắt đầu phát triển vượt trội hơn số nang còn lại; 5 đến 11 nang còn lại bị teo đi và trở thành nang tịt.
Nguyên nhân của sự teo các nang vẫn còn chưa rõ, nhưng được cho rằng là vì: lượng lớn estrogen từ nang trứng phát triển trội nhất tác động lên vùng dưới đồi để làm giảm sự bài tiết FSH tại thùy trước tuyến yên, bằng cách này ngăn chặn sự tăng trưởng của các nang trứng còn lại. Do đó, nang trứng lớn nhất tiếp tục phát triển bởi vì ảnh hưởng của sự phản hồi dương tính, ngược lại các nang trứng khác ngừng phát triển và thực chất rất khó giải thích.
Giai đoạn teo rất quan trọng, bởi vì nó chỉ cho phép duy nhất một nang trứng phát triển đủ lớn mỗi tháng để thụ tinh; ngăn chặn việc có hơn một phôi thai phát triển trong một lần mang thai. Nang trứng đạt đường kính khoảng 1 đến 1,5 cm trong giai đoạn thụ tinh và được gọi là nang trưởng thành.
Sự phóng noãn
Sự phóng noãn trên những phụ nữ có CKKN kéo dài 28 ngày thường diễn ra vào ngày thứ 14 sau khi bắt đầu CKKN. Ngay trước khi phóng noãn, lớp áo ngoài của nang trứng lớn lên đột ngột, và một vùng nhỏ ở trung tâm bao nangđược gọi là gò trứng (stigma), mọc lên như núm vú. Trong khoảng 30 phút hoặc lâu hơn, dịch bắt đầu được tiết ra từ nang trứng qua gò trứng, và khoảng sau đó 2 phút, gò trứng tách rộng ra, tiết nhiều dịch nhầy hơn, dịch nhầy lấp đầy phần trung tâm của nang trứng, và thoát ra ngoài. Trong dịch nhầy này mang theo noãn được bao quanh bởi vài ngàn tế bào hạt, được gọi là corona radiata.
Đỉnh của LH rất cần thiết cho sự phóng noãn. LH cần thiết cho giai đoạn phát triển cuối cùng của nang trứng và sự phóng noãn. Nếu không có hormone này, ngay cả khi có nồng độ cao của FSH, nang trứng cũng không thể phóng noãn.
Khoảng 2 ngày trước khi phóng noãn (lý do vẫn chưa được biết hoàn toàn nhưng sẽ được nói đến ở phần sau), nồng độ LH do thùy trước tuyến yên tiết ra tăng lên rõ rệt, tăng từ 6 đến 10 lần và đạt đến mức cao nhất khoảng 16 giờ trước phóng noãn. Cùng thời điểm đó, FSH cũng tăng lên gấp 2 đến 3 lần, và FSH cùng với LH phối hợp lại tạo ra sự lớn lên nhanh chóng của nang trứng trong ngày cuối trước khi phóng noãn. LH còn gây ra ảnh hưởng đặc hiệu lên các tế bào hạt và tế bào của lớp áo trong, biến phần lớn chúng trở thành những tế bào chế tiết progesterone. Do đó, mức độ chế tiết estrogen bắt đầu giảm khoảng 1 ngày trước khi phóng noãn, ngược lại, lượng progesterone bắt đầu được tiết ra nhiều hơn.
Đây là sự kết hợp của: (1) sự phát triển nhanh chóng của nang trứng, (2) ức chế bài tiết estrogen sau giai đoạn bài tiết quá mức hormone này, và (3) bắt đầu chế tiết progesterone. Nếu không có sự chế tiết progesterone, sẽ không thể xảy ra phóng noãn.
Bắt đầu phóng noãn. Hình 82-6 mô tả quá trình bắt đầu phóng noãn, cho ta thấy vai trò của hormone LH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. LH kích thích sự chế tiết hormone của nang trứng trong đó có progesterone. Trong vòng vài giờ, có 2 sự kiện diễn ra, cả hai đều cần thiết cho sự rụng trứng:
- Lớp áo ngoài (lớp vỏ nang) bắt đầu tiết ra enzyme phân giải protein từ các hạt lysosome, bào mòn lớp vỏ nang làm cho lớp vỏ ngày càng mỏng dần cùng với sự to lên của toàn bộ nang và sự thoái hóa của noãn.
- Cùng lúc đó, xảy ra sự phát triển nhanh chóng của các mạch máu vào trong vỏ nang cùng với prostaglandin (hormone tại chỗ gây giãn mạch) được tiết vào trong lòng nang. Hai sự kiện này làm cho huyết tương ngấm vào trong lòng nang trứng, góp phần làm cho nang to lên. Cuối cùng, nang trương to kết hợp với sự thoái hóa của noãn làm vỡ nang, giải phóng noãn.
HOÀNG THỂ VÀ GIAI ĐOẠN HOÀNG THỂ CỦA CHU KÌ BUỒNG TRỨNG
Trong vài giờ sau khi noãn được phóng ra từ nang trứng, phần còn lại của các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong nhanh chóng trở thành các tế bào hoàng thể. Chúng tăng kích thước gấp đôi hoặc nhiều hơn và chứa đầy chất béo làm cho chúng có màu vàng nhạt. Quá trình này gọi là hoàng thể hóa, và toàn bộ khối tế bào này được gọi là hoàng thể, được trình bày ở Hình 82-5. Các mạch cấp máu cũng được phát triển phong phú vào trong hoàng thể.
Những tế bào hạt trong hoàng thể phát triển rộng lưới nội chất mịn, chế tiết một lượng lớn progesterone và estrogen (progesterone nhiều hơn estrogen). Các tế bào lớp áo trong tiết ra chủ yếu là các hormone nam tính như testosterone và androstenedion nhiều hơn là các hormone nữ. Tuy nhiên, đa số các hormone này cũng được các tế bào hạt chuyển thành hormone nữ giới.
Ở phụ nữ bình thường, hoàng thể lớn lên đạt đường kính khoảng 1,5 cm sau 7- 8 ngày sau phóng noãn. Sau đó hoàng thể bắt đầu teo đi và cuối cùng mất chức năng chế tiết cũng như màu vàng nhạt- màu của chất béo sau phóng noãn khoảng 12 ngày. Trở thành hoàng thể thoái hóa. Vài tuần sau đó, nó được thay thế bởi mô liên kết và khoảng hơn một tháng sau sẽ tiêu biến.
Chức năng kích thích hoàng thể của LH Sự biến đổi của các tế bào hạt và tế bào lớp áo trong thành tế bào hoàng thể phụ thuộc phần lớn vào lượng LH được tiết ra từ thùy trước tuyến yên. Thực chất, khả năng này khiến cho LH có tên là “ hormone kích thích hoàng thể”. Quá trình hoàng thể hóa còn dựa trên sự phóng noãn của nang trứng. Một hormone không điển hình nằm trong dịch nang, gọi là yếu tố ức chế hoàng thể, dường như giữ cho quá trình hoàng thể hóa được kiểm soát đến sau khi sự phóng noãn xảy ra.
Sự chế tiết của hoàng thể: một chức năng nữa của LH: Hoàng thể là một tuyến chế tiết mạnh mẽ, tiết ra một lượng lớn progesterone và estrogen. Một khi LH (chủ yếu được tiết nhiều trong thời kì nang trứng tăng sinh) đã tác động lên các tế bào hạt và các tế bào lớp áo trong để diễn ra sự hoàng thể hóa, các tế bào hoàng thể dường như đã được lập trình trước và sẽ trải qua các giai đoạn (1) tăng sinh, (2) lớn lên, (3) chế tiết và cuối cùng là (4) thoái hóa. Tất cả diễn ra trong khoảng 12 ngày. Chúng tôi sẽ nói về quá trình mang thai ở Chương 83 khi xuất hiện một hormone khác cũng mang tính chất gần tương tự như LH, đó là hormone rau thai (hCG), được tiết ra từ bánh rau, có thể tác động lên hoàng thể nhằm kéo dài sự tồn tại của nó, thường diễn ra trong ít nhất 2 đến 4 tháng đầu của thai kì.
Sự teo nhỏ của hoàng thể và bắt đầu một chu kì buồng trứng tiếp theo. Estrogen và progesterone (ở một mức độ bài tiết thấp hơn), được tiết ra bởi hoàng thể trong suốt giai đoạn hoàng thể của chu kì buồng trứng, gây ra feedback mạnh mẽ lên thùy trước tuyến yên để duy trì sự bài tiết FSH và LH luôn ở mức độ thấp.
Thêm vào đó, các tế bào hoàng thể tiết ra một lượng nhỏ hormone inhibin, tương tự như inhibin được tiết ra từ tế bào Sertoli ở tinh hoàn nam giới, hormone này ức chế sự chế tiết của thùy trước tuyến yên, đặc biệt là chế tiết FSH. Kết quả là nồng độ của FSH và LH trong máu duy trì ở mức thấp, sự biến mất của hai hormone này khiến cho hoàng thể bị thoái hóa hoàn toàn, quá trình này gọi là sự thoái hóa hoàng thể.
Sự thoái hóa bình thường diễn ra chính xác vào khoảng ngày thứ 12 của hoàng thể, vào khoảng ngày thứ 26 của CKKN bình thường, 2 ngày trước khi bắt đầu hành kinh. Vào thời điểm đó, sự chế tiết FSH ngừng lại đột ngột, progesterone và inhibin mất đi tác dụng ức chế lên thùy trước tuyến yên, cho phép tuyến yên trước tăng bài tiết FSH và LH trở lại. FSH và LH khởi động quá trình phát triển của các nang trứng mới, bắt đầu một chu kì buồng trứng mới. Sự bài tiết rất ít hormone progesterone và estrogen vào thời điểm này dẫn đến sự hành kinh ở tử cung, sẽ được nói đến sau.
KẾT QUẢ
Khoảng mỗi 28 ngày, các hormone tuyến sinh dục từ thùy trước tuyến yên kích thích khoảng 8-12 nang trứng mới bắt đầu phát triển tại buồng trứng. Một trong những nang này cuối cùng trở thành “nang trửng thành” và rụng vào ngày thứ 14 trong chu kì. Chủ yếu estrogen được bài tiết trong quá trình phát triển của nang.
Sau sự phóng noãn, các tế bào chế tiết của nang rụng biến thành hoàng thể, chế tiết một lượng lớn hai hormone nữ qua trọng- progesterone và estrogen. Sau 2 tuần, hoảng thể thoái hóa, hậu quả là các hormone buồng trứng estrogen và progesterone bị giảm mạnh, và sự hành kinh bắt đầu. Sau đó lại khởi động một chu kì buồng trứng mới.
CHỨC NĂNG CỦA CÁC HORMONE BUỒNG TRỨNG- ESTRADIOL VÀ PROGESTERONE
Hai loại hormone buồng trứng là estrogen và progestin, thành phần quan trọng nhất của estrogen là estradiol và của progestin là progesteron. Estrogen chủ yếu tác động lên sự tăng trưởng và phát triển của các tế bào đặc hiệu trong cơ thể- đảm bảo cho sự phát triển hầu hết các đặc tính sinh dục thứ phát của nữ giới. Chức năng chủ yếu của progestin là chuẩn bị ở tử cung cho sự mang thai và ở tuyến vú để tạo sữa.
TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA CÁC HORMONE SINH DỤC
Estrogens. Bình thường ở phụ nữ không mang thai, một lượng có ý nghĩa estrogen được bài tiết duy nhất từ buồng trứng, mặc dù có một phần nhỏ được tiết ra từ vỏ thượng thận. Trong quá trình mang thai, một lượng rất lớn estrogen được tiết ra từ bánh rau sẽ được nói đến ở Chương 83.
Có 3 loại estrogen trong huyết tương người phụ nữ: β-estradiol, estron, và estriol, công thức của chúng được trình bày ở Hình 82-7. Loại estrogen chính được tiết từ buồng trứng là β-estradiol. Một lượng nhỏ estron cũng được tiết, nhưng đa số chúng được tiết ra ở mô ngoại vi từ androgen được tiết từ tuyến thượng thận và các tế bào thuộc lớp áo nang. Estriol là một hormone yếu; là sản phẩm của quá trình oxy hóa estradiol hoặc estron, được chuyển hóa chủ yếu ở gan.
β-estradiol mạnh gấp 12 lần estron và gấp 80 lần estriol. So sánh về độ mạnh tương đối, ta có thể thấy β-estradiol mạnh gấp nhiều lần hai hormone kia kết hợp lại. Do đó, βestradiol được cho là estrogen chính, mặc dù ảnh hưởng của estron cũng không thể phủ định.
Progestins. Cho đến nay hormone quan trọng nhất của các hormone progestin là progesteron. Tuy nhiên, cũng có lượng nhỏ một loại hormone progestin- 17-αhydroxyprogesteron, được tiết cùng với progesterone và cơ bản có tác dụng tương tự như progesterone. Từ đó, trên thực hành, progesterone được coi là hormone quan trọng nhất của progestin.
Bình thưởng ở phụ nữ không mang thai, progesterone chỉ được tiết ra với một lượng có ý nghĩa ở nửa sau của chu kì buồng trứng, khi đó progesterone được tiết bởi hoàng thể.
Như chúng ta sẽ thấy ở Chương 83, một lượng lớn progesterone cũng được bài tiết từ bánh rau trong quá trình mang thai, đặc biệt từ tháng thứ tư trở đi của thai kì.
Sự tổng hợp của estrogen và progesteron. Công thức hóa học của estrogen và progesterone ở Hình 82-7 cho thấy chúng đều là các steroid. Chúng được tổng hợp ở buồng trứng chủ yếu từ cholesterol nguồn gốc từ máu và một lượng nhỏ từ các acetyl coenzyme A, tập hợp các phân tử này có thể tập hợp lại để tạo nên sự phù hợp của nhân steroid
Trong quá trình tổng hợp, phần lớn progesterone và hormone nam testosterone được tổng hợp trước; sau đó, trong giai đoạn nang trứng của chu kì buồng trứng, trước khi hai hormone này rời khỏi buồng trứng, hầu hết testosterone và một lượng lớn progesterone được các tế bào hạt chuyển thành estrogen. Bởi vì lớp áo nang bị mất enzyme aromatase ở các tế bào hạt nên không thể chuyển androgen thành estrogen. Tuy nhiên, androgen được khuếch tán qua khỏi lớp áo nang đến adjacent các tế bào hạt (adjacent granulosa cells), tại đây chúng được chuyển thành estrogen nhờ enzyme aromatase, hoạt động này được kích thích bởi FSH (Hình 82-8).
Trong quá trình tổng hợp, phần lớn progesterone và hormone nam testosterone được tổng hợp trước; sau đó, trong giai đoạn nang trứng của chu kì buồng trứng, trước khi hai hormone này rời khỏi buồng trứng, hầu hết testosterone và một lượng lớn progesterone được các tế bào hạt chuyển thành estrogen. Trong giai đoạn hoàng thể, progesterone được tiết ra quá nhiều so với phần được chuyển đổi, làm cho lượng progesterone trong máu tăng cao. Ngoài ra, ở nữ lượng testosteron được bài tiết từ buồng trứng vào huyết tương bằng khoảng 1/15 lần lượng testosterone được tiết ra từ tinh hoàn ở nam giới.
Estrogen và progesterone được vận chuyển trong máu đến protein huyết tương. Cả estrogen và progesterone đều được vận chuyển trong máu nhờ albumin huyết tương và với các globulin gắn đặc hiệu. Sự liên kết giữa hai hormone này với protein huyết tương đủ lỏng lẻo để chúng nhanh chóng được hấp thu vào các mô trong thời gian khoảng 30 phút hoặc hơn.
Chức năng phân hủy estrogen của gan. Gan phân hủy estrogen thành glucoroni và sulphat, và khoảng 1/5 sản phẩm của sự phân hủy này được đào thải qua dịch mật; phần còn lại được thải qua nước tiểu. Gan còn chuyển hóa hai loại estrogen mạnh là estradiol và estron thành loại estrogen yếuestriol. Do đó, thực tế khả năng giáng hóa của gan làm tăng hoạt hóa estrogen trên cơ thể, đôi khi có thể gây ra cường estrogen.
Số phận của Progesterone. Khoảng vài phút sau khi được bài tiết, hầu hết progesterone bị phân hủy thành các nhân steroid và mất hết chức năng. Cũng như estrogen, gan là nơi thực hiện quá trình giáng hóa progesterone. Sản phẩm chính của sự giáng hóa progesterone là pregnandiol. Khoảng 10% progesterone được bài tiết qua nước tiểu dưới dạng prenandiol. Do đó, ta có thể ước lượng nồng độ progesterone của cơ thể từ sự bài tiết này.
CHỨC NĂNG CỦA ESTROGEN- ẢNH HƯỞNG CỦA ESTROGEN LÊN ĐẶC TÍNH SINH DỤC TIÊN PHÁT VÀ THỨ PHÁT
Chức năng cơ bản của estrogen là kích thích sự tăng sinh và phát triển tế bào ở các mô của bộ máy sinh dục và các mô khác liên quan đến chức năng sinh sản.
Ảnh hưởng của estrogen lên tử cung và bộ phận sinh dục ngoài: Trong thời thơ ấu, estrogen chỉ được tiết với một lượng rất nhỏ, nhưng đến giai đoạn dậy thì, lượng estrogen được tiết ra dưới sự kích thích của hormone điều hòa tuyến sinh dục của tuyến yên tăng lên trên 20 lần. Khí đó, cơ quan sinh dục nữ chuyển từ của trẻ em sang người trưởng thành. Buồng trứng, vòi trứng, tử cung và âm đạo cũng tăng kích thước lên nhiều lần. Cùng với sự lớn lên của bộ phận sinh dục ngoài, cũng có sự phát triển của mỡ ở vùng mu và hai môi lớn và sự lớn lên của hai môi nhỏ.
Thêm vào đó, estrogen chuyển biểu mô âm đạo từ biểu mô trụ sang biểu mô lát- dạng này vững chắc hơn khi gặp chấn thương hay nhiễm khuẩn so với dạng biểu mô trụ trước tuổi dậy thì. Nhiễm trùng âm đạo ở trẻ em thường có thể chữa khỏi bằng liệu pháp estrogen đơn thuần vì sẽ làm bền vững biểu mô âm đạo.
Vài năm đầu sau giai đoạn dậy thì, kích thước tử cung tăng lên gấp 2 đến ba lần, nhưng quan trọng hơn việc tăng lên về kích thước tử cung là sự biến đổi ở lớp nội mạc tử cung dưới ảnh hưởng của estrogen. Estrogen đánh dấu sự tăng sinh của chất đệm nội mạc tử cung và sự tăng sinh mạnh mẽ của các tuyến nội mạc, các tuyến này sau này sẽ cung cấp chất dinh dưỡng cho trứng sau khi làm tổ. Những ảnh hưởng này sẽ được trình bày ở phần Mối quan hệ với chu kì nội mạc.
Ảnh hưởng của estrogen lên vòi Fallope. Tác dụng của estrogen lên lớp niêm mạc lót của vòi Fallope tương tự tác dụng lên nội mạc tử cung. Chúng làm cho các mô hạch ở lớp niêm mạc tăng sinh; đặc biệt quan trọng, chúng làm tăng số lượng các tế bào lông chuyển ở niêm mạc. Hơn nữa, còn làm tăng hoạt động của các lông này. Những lông này luôn chuyển động về hướng tử cung giúp đẩy noãn đã thụ tinh đi theo hướng này.
Ảnh hưởng của estrogen lên vú. Ban đầu vú của trẻ nữ và nam hoàn toàn giống nhau. Thực tế, dưới tác động phù hợp của các hormone, vú của nam giới trong 20 năm đầu có thể phát triển đầy đủ và bài tiết sữa tương tự như nữ giới. Estrogen kích thích (1) phát triển mô đệm của vú, (2) phát triển hệ thống chế tiết, và (3) lắng đọng mô mỡ ở vú. Các tiểu thùy và các túi chế tiết của vú phát triển chậm khi chỉ có sự tác động của estrogen, nhưng khi có mặt của progesterone và prolactin sẽ tạo ra sự phát triển toàn diện về cả cấu trúc và chức năng của những thành phần này.
Tóm lại, estrogen khởi động sự phát triển của vú và chức năng tạo sữa. Estrogen còn tác động đến đặc tính phát triển và sự xuất hiện của vú trưởng thành. (external appearance of the mature female breast). Tuy nhiên, estrogen không thể hoàn thành sự phát triển từ vú thành một cơ quan tiết sữa.
Ảnh hưởng của estrogen lên xương. Estrogen không những ức chế hoạt động hủy xương mà còn kích thích xương phát triển. Như đã được trình bày ở Chương 80, ít nhất một phần của sự ảnh hưởng này là do sự kích thích của osteoprotegerin hay còn gọi là yếu tố ức chế hủy xương- một cytokine ức chế sự hủy hoại xương.
Trong giai đoạn dậy thì, khi người con gái bước vào tuổi sinh sản, chiều cao sẽ phát triển rất nhanh so với trước đây. Tuy nhiên, estrogen cũng có ảnh hưởng mạnh mẽ khác đến sự phát triển xương: Estrogen kết hợp epiphysis with the sharp của những xương dài. Ảnh hưởng này của estrogen trên cơ thể phụ nữ mạnh mẽ hơn so với ảnh hưởng tương tự của testosterone ở nam giới. Do đó, sự phát triển của nữ giới thường kết thúc sớm hơn vài năm so với nam giới. Những người lưỡng giới nữ (eunuch) hay nói cách khác bị thiếu hụt hoàn toàn sự bài tiết estrogen thường thường cao hơn vài inches so với nữ giới bình thường bởi vì epiphyses kết hợp một cách bất thường.
Loãng xương gây ra bởi sự thiết hụt estrogen ở người cao tuổi. Sau mãn kinh, gần như không có một lượng estrogen nào được tiết ra ở buồng trứng. Sự thiếu hụt estrogen này dẫn đến hậu quả (1) tăng hoạt động hủy xương, (2) giảm khung liên kết của xương và (3) giảm lắng đọng calci và phosphate vào xương. Ở một số phụ nữ, những tác động này xảy ra rất mạnh, và hẫu quả là sự loãng xương (được trình bày ở Chương 80). Bởi vì sự loãng xương có thể làm yếu xương và gây ra gãy xương, đặc biệt là gãy xương đốt sống. Một số phụ nữ tiền mãn kinh đã được điều trị dự phòng bằng estrogen thay thế để ngăn chặn những ảnh hưởng do loãng xương gây ra.
Estrogen làm tăng nhẹ sự lắng đọng protein. Estrogen làm tăng nhẹ lượng protein của cơ thể, bằng chứng là có sự cân bằng dương của Nito khi có mặt estrogen. Ảnh hưởng này phần lớn thể hiện ở sự kích thích phát triển của estrogen lên bộ phận sinh dục, xương và một số mô cơ thể. Sự tăng lắng đọng protein gây ra bởi testosterone rộng hơn và mạnh hơn estrogen nhiều lần.
Estrogen làm tăng chuyển hóa và tăng lắng đọng chất béo. Estrogens increase the whole-body metabolic rate slightly, but only about one third as much as the increase caused by the male sex hormone testosterone. Estrogens also cause deposition of increased quantities of fat in the subcutaneous tissues. As a result, the percentage of body fat in the female body is considerably greater than that in the male body, which contains more protein. In addition to deposition of fat in the breasts and subcutaneous tissues, estrogens cause the deposition of fat in the buttocks and thighs, which is characteristic of the feminine figure.
Estrogen có một chút ảnh hưởng lên sự mọc lông. Estrogen không gây nhiều ảnh hưởng lên sự phân bố lông. Tuy nhiên, lông lại mọc ở những vị trí như mu và nách sau tuổi dậy thì. Androgen được tiết ra nhiều ở tuyến thượng thận sau giai đoạn dậy thì tác động nhiều đến sự phát triển này
Ảnh hưởng của estrogen lên da.
Estrogen kích thích lên bề mặt da làm mặt da mềm và mịn hơn, hơn nữa, da người phụ nữ dày hơn da trẻ em hoặc da người đàn ông bị mất tinh hoàn. Estrogen còn làm tăng sinh mạch máu của da,thường liên quan tới việc da phụ nữ thường ấm hơn và chảy máu nhiều hơn khi bị rách bề mặt sơ với nam giới.
Ảnh hưởng của estrogen lên cân bằng điện giải.
Cấu trúc hóa học của estrogen gần tương tự các hormone vỏ thượng thận đã được chú ý đến. Estrogen, giống như aldosterone và một số hormone vỏ thượng thận, làm tăng tái hấp thu ion natri và nước ở ống thận. Ảnh hưởng này của estrogen thường yếu và không rõ rệt. Tuy nhiên trong giai đoạn mang thai, một lượng lớn estrogen do rau thai tiết ra có thể ảnh hưởng lên sự tái hấp thu của ống thận, sẽ được trình bày ở Chương 83.
CHỨC NĂNG CỦA PROGESTERON
Progesterone điều khiển sự thay đổi chế tiết ở tử cung. Một chức năng quan trọng của progesterone là điều khiển sự thay đổi chế tiết của nội mạc tử cung trong nửa sau CKKN, do đó chuẩn bị nội mạc của tử cung cho sự làm tổ của trứng sau khi thụ tinh. Chứng năng này được trình bày sau trong mối quan hệ với chu kì nội mạc tử cung.
Bên cạnh sự tác động lên lớp nội mạc, progesterone làm giảm tần số và cường độ co cơ tử cung, do đógiúp ngăn ngừa sự đào thải trứng đã làm tổ.
Effect of Progesterone on the Fallopian Tubes.
Progesteron cũng làm gia tăng chế tiết ở niêm mạc lót bên trong vòi Fallope. Những sự chế tiết này rất quan trọng trong việc cung cấp dinh dưỡng cho noãn tồn tại và phân chia khi nó di chuyển trong vòi Fallope trước khi làm tổ ở tử cung.
Progesteron ảnh hưởng đến sự phát triển của vú. Progesteron điều khiển sự phát triển của các tiểu thùy và các tuyến chế tiết ở vú, làm cho các tế bào nang tăng sinh, lớn lên à bắt đầu chế tiết. Tuy nhiên, progesterone không làm cho các nang chế tiết sữal như đã mô tả ở Chương 83, sữa chỉ được chế tiết sau khi tuyến vú trưởng thành được kích thích bởi prolactin từ thùy trước tuyến yên.
Progesteron còn làm cho vú căng lên. Một phần của sự căng lên này là do sự tăng sinh của các thùy tuyến và các nang, một phần là kết quả của sự tăng tích tụ dịch ở trong các mô của vú
CHU KÌ NỘI MẠC TỬ CUNG VÀ HÀNH KINH
Liên quan với chu kì chế tiết của estrogen và progesterone ở buồng trứng là chu kì nội mạc ở lớp nội mạc tử cung và được chia thành những giai đoạn sau: (1) sự tăng sinh của nội mạc tử cung, (2) sự phát triển của các tuyến chế tiết trong niêm mạc và (3) sự bong ra của lớp nội mạc hay còn gọi là kinh nguyệt. Sự khác biệt của các giai đoạn được mô tả ở Hình 82-9.
Giai đoạn tăng sinh (giai đoạn estrogen) của chu kì nội mạc, xảy ra trước khi rụng trứng. Vào thời gian đầu của mỗi chu kì, hầu hết nội mạc đã bị bong ra trong kinh nguyệt. Sau kinh nguyệt, chỉ còn lại một lớp nội mạc mỏng và những tế bào biểu mô còn sót lại được dính với vị trí sâu hơn của các tuyến chế tiết và lớp dưới nội mạc. Dưới ảnh hưởng của estrogen, được tiết ra ở buồng trứng với một lượng ngày càng nhiều trong giai đoạn đầu tiên của chu kì buồng trứng, các tế bào đệm và tế bào biểu mô tăng sinh nhanh chóng. Bề mặt nội mạc tử cung được hồi phục trong vòng 4-7 ngày sau khi xuất hiện kinh nguyệt.
Sau đó, trong 1,5 tuần tiếp theo, trước khi sự rụng trứng diễn ra, lớp nội mạc dày lên cực đại, lý do là tăng số lượng các tế bào đệm và sự tăng trưởng cực đại của các tuyến nội mạc cùng với sự tăng sinh mạch máu vào trong nội mạc tử cung. Khi sự rụng trứng diễn ra, nội mạc tử cung dày khoảng 3-5mm.
Các tuyến nội mạc, đặc biệt là các tuyến ở vùng cổ tử cung, chế tiết chất nhầy loãng. Dịch nhầy này thực tế xếp thành hàng suốt chiều dài ống cổ tử cung, tạo nên một rãnh giúp cho tinh trùng di chuyển đúng đường từ âm đạo lên tử cung.
Giai đoạn chế tiết (giai đoạn progesterone của chu kì nội mạc, xảy ra sau khi rụng trứng. Trong hầu hết nửa sau chu kì, sau khi sự rụng trứng diễn ra, progesterone và estrogen cùng được tiết ra với lượng rất lớn từ hoàng thể. Estrogen gây ra sự tăng sinh nhẹ của các tế bào nội mạc trong chu kì, trong khi progesterone có tác dụng rõ rệt lên sự căng lên và tăng chế tiết của lớp nội mạc. Các tuyến ngày càng xoắn lại, và chất tiết thừa ra tích lũy lại trong các tế bào niêm mạc. Thêm vào đó, lượng tế bào chất của các tế bào đệm cũng tăng lên, chất béo và glycogen lắng đọng nhiều vào các tế bào đệm, và các mạch máu cấp máu cho nội mạc cũng tăng sinh hơn nữa để đáp ứng nhu cầu cho hoạt động chế tiết diễn ra, và các mạch máu cũng xoắn nhiều hơn. Vào mức đỉnh điểm của giai đoạn chế tiết, khoảng 1 tuần sau khi trứng rụng, nội mạc tử cung dày khoảng 5-6mm.
Toàn bộ mục đích của những sự biến đổi là để tạo ra lớp nội mạc chế tiết mạnh mẽ chứa một lượng lớn chất dinh dưỡng để cung cấp trong điều kiện phù hợp cho sự làm tổ của trứng sau khi thụ tinh trong nửa sau của CKKN. Từ lúc hợp tử đi vào buồng tử cung từ ống Fallope (xảy ra 3-4 ngày sau khi trứng rụng) đến lúc hợp tử làm tổ (7-9 ngày sau khi rụng trứng), sự chế tiết của nộ mạc tử cung, hay còn gọi là “sữa tử cung”, cung cấp dinh dưỡng cho giai đoạn đầu của sự phân bào của hợp tử. Sau đó, một khi hợp tử đã làm tổ vào nội mạc, các tế bào lá nuôi trên bề mặt bắt đầu sử dụng các chất dinh dưỡng được chứa trong lớp nội mạc, do đó việc tạo ra một lượng lớn chất dinh dưỡng và rất trong giai đoạn đầu của phôi.
Hành kinh. INếu trứng không được thụ tinh, khoảng 2 ngày trước khi kết thúc CKKN, thể vàng ở buồng trứng thoái hóa và các hormone buồng trứng (estrogen và progesterone) giảm xuống mức thấp nhất được minh họa ở Hình 82-4. Sau đó hành kinh xảy ra.
Hành kinh là do sự suy giảm của estrogen và progesterone, đặc biệt là progesterone, vào cuối chu kì buồng trứng. Ảnh hưởng đầu tiên là giảm kích thích của 2 hormone này lên lớp nội mạc, theo sau đó là sự teo đi nhanh chóng của lớp nội mạc khoảng 65% so với độ dày trước đó. Sau đó, trong 24 giờ trước khi hành kinh, các mạch máu xoắn làm cho lớp té bào nội mạc bị co thắt, chính xác là do một số ảnh hưởng của sự co nhỏ, như sự giải phóng chất gây co mạch- có lẽ một trong các loại chất co mạch của prostaglandin xuất hiện nhiều hơn vào thời điểm này.
Sự co mạch làm hạn chế sự cung cấp dinh dưỡng cho lớp nội mạc tử cung, thêm vào đó là mất đi sự kích thích của các hormone khởi động quá trình hoại tử lớp nội mạc, đặc biệt ở các mạch máu. Do đó, đầu tiên máu bị rỉ vào lớp mạch máu nội mạc, và vùng xuất huyết lan rộng rất nhanh trong 24- 36 giờ. Dần dần, lớp nội mạc hoại tử bị bong ra khỏi tử cung ở những vị trí xuất huyết cho đến 48 giờ sau khi bắt đầu hành kinh, tất cả lớp bề mặt nội mạc đều bị bong hết. Khối gồm mô nội mạc bị bong và các mạch máu bị hoại tử trong buồng tử cung, cộng thêm tác dụng làm co mạch của prostaglandin hoặc một số chất bong ra phân hủy, tất cả hoạt động phối hợp, làm cho tử cung co lại tống các chất trong tử cung ra ngoài.
Bình thường trong giai đoạn hành kinh, có khoảng 40ml máu và 35ml huyết tương bị mất. Máu kinh bình thường là máu không đông bởi vì sự phân hủy fibrin đã xảy ra trong quá trình hoại tử lớp nội mạc. Nếu máu chảy nhiều từ nội mạc tử cung, sự phân hủy fibrin không đủ nên vẫn còn cục máu đông thoát ra ngoài. Sự xuất hiện của cục máu đông trong CKKN thường là một biểu hiện bệnh lý của tử cung.
Trong vòng 4-7 ngày sau khi bắt đầu hành kinh, sự mất máu ngừng lại bởi vì khi đó, nội mạc tử cung đang được tái tạo trở lại.
Khí hư trong giai đoạn hành kinh. Trong CKKN, một số lượng rất lớn bạch cầu được tiết ra trong quá trình hoại tử và xuất huyết. Chắc chắn một số chất giải phóng từ sự hoại tử lớp nội mạc dẫn đến sự thoát ra của bạch cầu. Kết quả của những bạch cầu này và có thể một số yếu tố khác, tử cung rất bền vững với nhiễm khuẩn trong giai đoạn hành kinh, dù lớp bề mặt nội mạc bị bong hết. Do đó nó có giá trị bảo vệ rất lớn.
QUY ĐỊNH NHỊP ĐỘ HÀNG THÁNG Ở NỮSỰ ẢNH HƯỞNG QUA LẠI GIỮA CÁC HORMONE CỦA TRỤC BUỒNG TRỨNG- DƯỚI ĐỒI- TUYẾN YÊN
Như chúng tôi đã trình bày về sự biến đổi chính mang tính chu kì xảy ra trong suốt CKKN, chúng tôi sẽ cố gắng làm rõ tính nhịp điệu là nguyên nhân gây ra tính chu kì này.
VÙNG DƯỚI ĐỒI BÀI TIẾT GnRH, KÍCH THÍCH THÙY TRƯỚC TUYẾN YÊN TIẾT FSH VÀ LH
Như đã nói ở Chương 75, sự bài tiết của hầu hết các hormone thùy trước tuyến yên đều được điều khiển bởi “các hormone tiết” được bài tiết ở vùng dưới đồi và sau đó được vận chuyển đến thùy trước tuyến yên bằng hệ mạch cửa dưới đồi- tuyến yên. Đối với các hormone điều hòa tuyến sinh dục, có một hormone quan trọng được tiết ra đó là GnRH. Hormone này được tinh chế và công thức là chuỗi 12 peptid: Glu-His-Trp-Ser-Tyr-Gly-Leu-Arg-Pro-Gly-NH2
Sự ngắt quãng, nhịp bài tiết GnRH của vùng dưới đồi kích thích nhịp bài tiết LH ở thùy trước tuyến yên. Vùng dưới đồi không tiết GnRH liên tục, thay vào đó là những đợt bài tiết kéo dài 5-25 phút xảy ra trong 1-2 giờ. Đường cong ở dưới trong Hình 82-10 diễn tả tín hiệu nhịp điện thế ở vùng dưới đồi gây ra sự tiết GnRH.
Có một điều hấp dẫn đó là khi GnRH được bài tiết liên tục do đó thường xuyên xuất hiện hơn là theo nhịp, làm ngừng sự bài tiết FSH và LH của thùy trước tuyến yên. Do đó, vì một lý do nào đó, nhịp tự nhiên của sự bài tiết GnRH rất quan trọng đối với chức năng của hormone này.
Nhịp bài tiết của GnRH cũng gây ảnh hưởng đến sự ngắt quãng của bài tiết LH mỗi 90 phút (được trình bày ở đường cong phía trên trong Hình 82-10.
Trung tâm sản xuất GnRH ở vùng dưới đồi. Hoạt động thần kinh điều khiển sự chế tiết GnRH diễn ra tại vùng mediobasal hypothalamus, đặc biệt ở phần nhân cung của khu vực này. Do đó, người ta cho rằng nhân cung điều khiển hầu hết các hoạt động sinh dục ở nữ giới, mặc dù các neuron tại vùng trước thị của phần trước vùng dưới đồi cũng bài tiết một lượng vừa phải GnRH. Tập hợp các trung tâm neuron ở phần cao hơn của hệ viền (hệ điều khiển chức năng tâm lý) vận chuyển tín hiệu thần kinh đến nhân cung để điều chỉnh cường độ và tần số bài tiết GnRH, từ đó giải thích một phần tại sao các yếu tố tâm lý thường ảnh hưởng đến chức năng sinh dục phụ nữ.
FEEDBACK ÂM CỦA ESTROGEN VÀ PROGESTERON LÀM GIẢM BÀI TIẾT FSH VÀ LH
Một lượng nhỏ estrogen cũng đủ tạo ra sự tác động mãnh mẽ ức chế sự bài tiết FSH và LH. Ngoài ra, khi xuất hiện thêm progesterone, tác dụng ức chế của estrogen tăng lên rất nhiều mặc dù tác dụng ức chế của riêng progenteron là không đáng kể (Hình 82-11).
Những phản hồi này dường như tác động chủ yếu lên thùy trước tuyến yên ngay lập tức, ngoài ra chúng còn làm giảm sự bài tiết GnRH ở vùng dưới đồi với mức độ nhẹ hơn, đặc biệt làm thay đổi tần số bài tiết GnRH.
Inhibin từ hoàng thể ức chế bài tiết FSH và LH. Ngoài ảnh hưởng của feedback âm tính của estrogen và progesterone, vài hormone khác cũng tham gia vào việc này, đặc biệt là inhibin- được tiết ra cùng với các hormone steroid giới tính bởi các tế bào hạt tại hoàng thể tương tự như các tế bào Sertoli tiết inhibin ở tinh hoàn nam giới (Hình 82-11). . Hormone này gây ảnh hưởng trên nữ giới tương tự như trên nam giới: ức chế bài tiết FSH và giảm bài tiết LH (với mức độ nhẹ hơn) ở thùy trước tuyến yên. Do đó, inhibin có lẽ rất quan trọng trong việc làm giảm sự bài tiết FSH và LH ở cuối mỗi CKKN.
FEEDBACK DƯƠNG CỦA ESTROGEN THỜI KÌ TIỀN RỤNG TRỨNG- SỰ TĂNG ĐỘT NGỘT TRONG GIAI ĐOẠN TIỀN RỤNG TRỨNG CỦA LH
Vì lý do nào đó chưa hoàn toàn được làm rõ, thùy trước tuyến yên tiết một lượng lớn LH 1-2 ngày trước khi trứng rụng. Tác dụng này được mô tả ở Hình 82-4. Hình này cũng chỉ ra sự giảm đột ngột của FSH và LH trước khi trứng rụng.
Thí nghiệm cho thấy lượng estrogen trong cơ thể nữ giới trên mức quan trọng trong 2-3 ngày trong giai đoạn cuối của nửa đầu CKKN làm tăng nhanh sự phát triển của nang trứng cũng như tăng mạnh sự bài tiết của buồng trứng. Trong giai đoạn này, sự bài tiết FSH và LH từ thùy trước tuyến yên đầu tiên giảm một chút, sau đó sự bài tiết LH tăng lên đột ngột từ 6-8 lần và sự bài tiết FSH tăng lên 2 lần. Hiện nồng độ LH tăng cao đột ngột làm cho sự rụng trứng xảy ra.
Nguyên nhân của sự tăng tiết LH đột ngột còn chưa được làm rõ. Tuy nhiên, một vài lý do được đưa ra:
- Trong chu kì, vào thời điểm đó estrogen có riêng một feedback dương tính kích thích tuyến yên bài tiết LH, và một kích thích nhỏ bài tiết FSH (Hình 82-11), đây là một sự tương phản rõ ràng với feedback âm tính xảy ra trong giai đoạn còn lại của CKKN
- Các tế bào hạt ở nang trứng bắt đầu tiết một lượng nhỏ và tăng dần progesteron mỗi ngày cho đến trước khi LH đạt đỉnh và có thể lý do này kích thích bài tiết LH.
Nếu không có đỉnh LH trước rụng trứng, trứng sẽ không thể rụng được.
SỰ ẢNH HƯỞNG LẪN NHAU CỦA TRỤC DƯỚI ĐỒI- YÊN- BUỒNG TRỨNG
Hiện nay, sau rất nhiều sự thảo luận về những thông tin đã biết về sự tác động qua lại giưuax các thành phần trong hệ hormone nữ giới, chúng ta có thể tham gia giải thích sự tác động qua lại điều khiển nhịp độ của CKKN. Nó có thể chia làm 3 sự kiện sau:
- Sự bài tiết các hormone buồng trứng sau rụng trứng, và sự giảm hormone điều hòa tuyến sinh dục từ tuyến yên. Trong thời gian sau khi rụng trứng và bắt đầu hành kinh, hoàng thể tiết một lượng lớn estrogen và progesterone, cũng như inhibin. Các hormone này phối hợp tạo ra feedback âm lên thùy trước tuyến yên và vùng dưới đồi, làm giảm sự bài tiết FSH và LH và làm nồng độ FSH và LH đạt mức thấp nhất khoảng 3-4 ngày trước khi bắt đầu hành kinh Hình 82-4.
- Giai đoạn nang trứng phát triển: 2-3 ngày trước khi hành kinh, hoàng thể gần như co lại hoàn toàn, và sự bài tiết estrogen, progesterone và inhibin của hoàng thể giảm xuống mức rất thấp. Việc này khiến cho vùng dưới đồi và tuyến yên được giải phóng khỏi feedback âm tính do các hormone này tạo ra. Do đó, sau 1 ngày trở đi, vào lúc bắt đầu hành kinh, tuyến yên bài tiết FSH tăng lên gấp đôi, và sau đó, kéo dài trong vài ngày sau khi bắt đầu hành kinh, sự bài tiết LH cũng tăng nhẹ.Hai hormone này khởi động sự phát triển của nang trứng mới và đẩy nhanh sự bài tiết estrogen, đạt đỉnh nồng độ estrogen vào khoảng 12,5 -13 ngày sau khi bắt đầu một CKKN.Trong 11-12 ngày đầu tiên trong giai đoạn nang trứng phát triển, mức độ chế tiết các hormone điều hòa tuyến sinh dục FSH và LH của tuyến yên bị giảm một chút do ảnh hưởng của feedback âm do chủ yếu là estrogen lên thùy trước tuyến yên. Sau đó là thời điểm LH tăng nhanh đột ngột và FSH cũng tăng nhưng ít hơn. Việc này tạo ra đỉnh LH và FSH, sau đó dẫn đến rụng trứng.
- Đỉnh LH và FSH gây ra rụng trứng: Vào khoảng 11,5-12 ngày sau khi bắt đầu CKKN, quá trình giảm bài tiết FSH và LH dừng lại đột ngột. Người ta cho rằng nồng độ cao của estrogen vào thời điểm đó (hoặc do sự xuất hiện bài tiết progesterone từ nang trứng) tạo ra một feedback dương kính thích lên thùy trước tuyến yên (đã được giải thích ở phần trước), tạo nên một đỉnh rất cao LH, và một đỉnh FSH thấp hơn . Bất kì nguyên nhân nào tạo ra đỉnh LH và FSH trong giai đoạn tiền rụng trứng, nồng độ rất cao LH dẫn đến hai hiện tượng: rụng trứng và sau đó là sự phát triển và chế tiết của hoàng thể. Ngoài ra, hệ hormone sinh dục bắt đầu một giai đoạn bài tiết mới cho đến lần rụng trứng tiếp theo.
Chu kì không rụng trứng- chu kì sinh dục trong giai đoạn dậy thì
Nếu nồng độ đỉnh LH không đạt đủ độ lớn, sự rụng trứng sẽ không xảy ra, và được gọi là “chu kì khong rụng trứng”. Các giai đoạn của chu kì sinh dục vẫn tiếp tục, tuy nhiên chúng sẽ thay đổi theo hướng sau: Đầu tiên, trứng không rụng làm cho hoàng thể không phát triển, và hầu như không có sự bài tiết progesterone trong giai đoạn sau của CKKN. Thứ hai, chu kì sẽ rút ngắn lại vài ngày, nhưng nhịp độ vẫn được duy trì. Do đó, dường như progesteron không cần thiết trong việc duy trì tính nhịp điệu, mặc dù nó có thể làm thay đổi nhịp điệu của chu kì.
DẬY THÌ VÀ KINH NGUYỆT
Dậy thì có nghĩa là sự bắt đầu giai đoạn trưởng thành sinh dục, và kinh nguyệt có nghĩa là bắt đầu xuất hiện CKKN đầu tiên. Giai đoạn dậy thì được tạo ra bởi quá trình tăng bài tiết hormone điều hòa tuyến sinh dục của thùy trước tuyến yên, khởi phát vào khoảng 8 tuổi Hình 82-12, thường đạt mức trưởng thành hoàn toàn và xuất hiện kinh nguyệt trong khoảng 11- 16 tuổi (trung bình 13 tuổi).
Ở phụ nữ, cũng giống như nam giới, tuyến yên và buồng trứng trong thời kì bào thai hoàn toàn có đầy đủ chức năng nếu nhận được những kích thích thích hợp. Tuy nhiên, cung như ở nam giới, vì một lí do nào đó, vùng dưới đồi không tiết ra lượng GnRH đủ để gây tác dụng trong thời kì thơ ấu. Thí nghiệm cho thấy vùng dưới đồi tự có đủ khả năng bài tiết những hormone này, nhưng có một số tín hiệu từ các vùng khác nhau trên não làm cho sự bài tiết không diễn ra. Do đó, người ta cho rằng sự khởi động giai đoạn dậy thì được kích thích bởi các quá trình hoàn thiện xảy ra tại một vùng khác ở não, có thể ở đâu đó trên hệ viền.
Hình 82-13 cho thấy (1) sự tăng bài tiết estrogen trong giai đoạn dậy thì, (2) sự biến đổi có tính chu kì trong suốt CKKN, (3) sự tăng bài tiết estrogen trong những năm đầu độ tuổi sinh sản, (4) quá trình giảm bài tiết estrogen cho đến khi kết thúc tuổi sinh sản và cuối cùng (5) hầu như không còn estrogen hay progesterone được tiết ra sau khi mãn kinh.
MÃN KINH
Đến khoảng 40- 50 tuổi, chu kì sinh dục thường bắt đầu bị rối loạn, và sự rụng trứng thường không xảy ra. Sau vài tháng đến vài năm, chu kì kết thúc hoàn toàn Hình 82-13. Thời gian chu kì ngừng lại và các hormone sinh dục giảm xuống đến mức gần như biến mất hoàn toàn được gọi là giai đoạn mãn kinh.
Nguyên nhân gây ra mãn kinh là do buồng trứng bị “đốt cháy”. Trong độ tuổi sinh sản, có khoảng 400 nang trứng nguyên thủy phát triển thành nang trưởng thành và rụng trứng, và hàng tram đến hàng ngàn trứng bị thoái hóa. Ở độ tuổi 45, chỉ có vài nang nguyên thủy còn lại bị kích thích bởi FSH và LH, và như Hình 82-13, cho thấy, sự bài tiết estrogen của buồng trứng giảm tương đương với sự giảm số lượng nang trứng và cuối cùng về mức không. Khi sự bài tiết estrogen giảm xuống dưới mức có thể gây ảnh hưởng, estrogen không còn khả năng ức chế sự bài tiết FSH và LH.Thay vào đó, như Hình 82-12, FSH và LH (chủ yếu là FSH) vẫn được tiết ra sau khi mãn kinh với một lượng lớn và tăng dần, trong khi những nang trứng nguyên thủy còn lại bị teo và sự bài tiết estrogen của buồng trứng giảm xuống hầu như về không.
Khi mãn kinh, cơ thể người phụ nữ phải điều chỉnh từ trạng thái sinh lý được kích thích bởi estrogen và progesterone sang trạng thái không còn các hormone này. Sự mất đi estrogen thường được đánh dấu bởi sự thay đổi về sinh lý ở các chức năng của cơ thể, bao gồm (1) “cơn bốc hỏa”- có tính chất như nóng bừng da, (2) cảm giác như bị khó thở, (3) cáu gắt, (4) mệt mỏi, (5) bồn chồn, lo lắng, (6) dễ thay đổi trạng thái tâm lý, và (7)suy giảm độ cứng cũng như độ calci hóa xương của cơ thể. Những dấu hiệu này xuất hiện đầy đủ ở khoảng 15% số phụ nữ đến điều trị. Việc cung cấp một lượng nhỏ estrogen hàng ngày thường cải thiện được các triệu chứng, và với quá trình giảm dần liều, phụ nữ mãn kinh có thể ngăn chặn được những triệu chứng này.
Các thử nghiệm lớn trên lâm sàng cho thấy cung cấ estrogen sau mãn kinh, mặc dù có thể cải thiện các triệu trứng của mãn kinh, nhưng có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Do đó, đièu trị hormone estrogen thay thế không còn được khuyến cáo dùng thường xuyên ở những phụ nữ sau khi mãn kinh. Tuy nhiên, trong một vài nghiêm cứu chỉ ra rằng liệu pháp estrogen có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch nếu được dùng sớm trong những năm đầu sau mãn kinh. Do đó, hiện tại liệu pháp estrogen vẫn được khuyến cáo rằng những phụ nữ sau mãn kinh đang được cân nhắc điều trị hormone estrogen thay thế nên thảo luận với bác sĩ điều trị về lợi ích và nguy cơ của phương pháp này.
Sự bài tiết bất thường của buồng trứng. Thiểu năng sinh dục. Sự giảm bài tiết của buồng trứng. Buồng trứng bài tiết hormone thấp hơn bình thường có thể là hậu quả của thiểu năng buồng trứng, không có buồn trứng hoặc gen bất thường buồng trứng làm buồng trứng rối loạn bài tiết hormone bởi vì thiếu hụt emzym tại các tế bào chế tiết. Khi buồng trứng bất thường từ khi sinh ra hoặc buồng trứng bị mất chức năng trước tuổi dậy thì, sẽ xảy ra thiểu năng sinh dục nữ. Trong tình trạng này, đặc tính sinh dục thứ phát không xuất hiện, và cơ quan sinh dục vẫn còn ở hình dạng trẻ em. Đặc biệt tính chất của tình trạng này kéo dài sự phát triển của các xương dài bởi vì các đầu xương không kết hợp vào thân xương sớm như bình thường. Hậu quả là những người lưỡng giới nữ cơ bản là có chiều cao bằng hoặc có thể cao hơn một chút so với nam giới cùng châu lục và cùng chủng tộc.
Khi buồng trứng của người phụ nữ đã phát triển hoàn toàn bị lấy bỏ đi, các cơ quan sinh dục bị thoái hóa, như tử cung co nhỏ kích thước về kích thước tử cung trẻ em, âm đạo trở nên nhỏ lại, niêm mạc mỏng dần và dễ bị tổn thương. Vú cũng bị teo nhỏ và xệ xuống, lông mu cũng thưa đi. Những thay đổi này tương tự như ở phụ nữ mãn kinh.
Rối loạn kinh nguyệt, và hiện tượng vô kinh do thiểu năng sinh dục:
Như đã nhắc đến trong phần Mãn kinh, lượng estrogen được bài tiết ở buồng trứng phải đạt ngưỡng nhất định mới có thể tạo ra nhịp chu kì sinh dục. Do đó, trong trường hợp bị thiểu năng sinh dục hoặc khi buồng trứng chỉ bài tiết một lượng nhỏ estrogen sau hậu quả của một số yếu tố khác, ví dụ như suy giáp, chu kì buồng trứng thường không thể diễn ra một cách bình thường. Thay vào đó, giai đoạn có kinh nguyệt sẽ mất nhanh trong vòng vài tháng hoặc kinh nguyệt đột ngột bị mất hoàn toàn (vô kinh). Chu kì buồng trứng bị kéo dài có thể liên quan đến khả năng suy chức năng rụng trứng, có thể do lượng LH tiết ra không đủ để tạo đỉnh LH- rất cần thiết cho sự rụng trứng.
Cường năng buồng trứng. ESự tăng tiết các hormone buồng trứng là một hiện tượng hiếm, bời vì sự bài tiết estrogen quá mức sẽ tự động giảm nồng độ các hormone điều hòa tuyến sinh dục do tuyến yên tiết ra, và làm giới hạn sự bài tiết hormone của buồng trứng. Do đó, sự tăng tiết hormone của feminizing chỉ gặp khi có khối u feminizing phát triển
U tế bào hạt (hiếm gặp) có thể phát triển ở buồng trứng, hay xảy ra hơn khi ở độ tuổi mãn kinh. Những u này tiết ra một lượng lớn estrogen , làm ảnh hưởng của estrogen nhiều quá mức cần thiết, bao gồm phì đại nội mạc tử cung và thường gây ra chảy máu từ lớp nội mạc này. Thực tế, chảy máu là dấu hiệu đầu tiên và duy nhất của loại u này.
HOẠT ĐỘNG TÌNH DỤC CỦA NỮ
Sự kích thích hoạt động sinh dục ở phụ nữ. Cũng như ở nam giới, quá trình trưởng thành hoạt động sinh dục ở nữ giới cũng dựa trên sự kích thich về tâm lý cũng như sự kích thích sinh dục tại vùng.
Nghĩ về tình dục có thể dẫn đến sự ham muốn tình dục và giúp nhiều cho việc thực hiện hoạt động sinh dục. Sự ham muốn dựa trên ham muốn tâm lý và ham muốn sinh lý, mặc dù sự ham muốn tình dục tăng lên tỉ lệ với lượng hormone sinh dục được tiết ra. Sự ham muốn cũng thay đổi theo CKKN, đạt đỉnh khi gần rụng trứng, có thể vì nồng độ cao của estrogen được tiết ra trong giai doạn tiền rụng trứng.
Tính chất của sự kích thích tại chỗ diễn ra nhiều hoặc ít hơn so với nam giới bởi vì xoa bóp và những loại kích thích khác như âm hộ, âm đạo hay một số vùng ở đáy chậu có thể tạo ra khoái cảm tình dục. Vị trí đầu âm vật là nơi rất nhạy cảm với sự kích thích.
Như ở nam giới, tín hiệu thần kinh của cảm giác tình dục được vận chuyển đến các đốt tủy cùng của tủy sống thông qua các dây thần kinh từ bộ phận sinh dục ngoài và đám rối thần kinh cùng. Một khi những tín hiệu này đi vào tủy sống, chúng được vận chuyển lên não. Ngoài ra, phản xạ tại chỗ inter-grated của vùng tủy cùng và tủy lưng ít nhất cũng tham gia một phần tạo ra các đáp ứng tại chỗ tại bộ phận sinh dục phụ nữ.
Sự cương cứng và sự bôi trơn ở phụ nữ. Nằm xung quanh đường vào âm đạo và xung quanh âm vật là mô cương cứng gần giống như mô cương cứng của dương vật. Mô cương cứng này, tương nhự như dương vật, được chi phối bởi thần kinh phó giao cảm đi xuyên qua thần kinh tạng vùng chậu từ đám rối cùng đến bộ phận sinh dục ngoài. Trong giai đoạn sớm của sự kích thích tình dục, tín hiệu phó giao cảm làm giãn các động mạch trong mô cương, có thể là hậu quả của việc bài tiết acetylcholin, nitric oxit và polypeptide vận mạch trong ruột- VIP tại đầu tận các dây thần kinh. Việc này dẫn đến sự ứ máu đột ngột trong mô cương làm cho cửa âm đạo bó chặt lấy dương vật; việc này giúp cho người đàn ông đạt được trạng thái cực khoái và xuất tinh.
Các tín hiệu phó giao cảm còn đi đến đôi tuyến Batholin nằm ở phí dưới hai môi bé và khiến chúng ngay lập tưc stieets chất nhầy vào trong âm vật. Chất nhầy này có vai trò bôi trơn trong khi quan hệ tình dục, mặc dù một phần chức năng bôi trơn đến từ chất nhầy được tiết ra từ biểu mô âm đạo và một phần nhỏ từ niệu đạo nam giới. Sự bôi trơn quan trọng đối với hoạt động quan hệ tình dục để đạt được sự vừa lòng về cảm giác xoa bóp hơn là cảm giác kích thích, cảm giác có thể được tạo ra khi kích thích âm đạo nhưng không tiết chất nhờn. Cảm giác xoa bóp tạo nên cực khoái bời vì kích thích thích hợp tạo phản xạ cuối cùng ở cả 2 người nam và nữ đều cực khoái.
Khoái cảm ở phụ nữ. Khi kích thích tại chỗ đạt cực đỉnh, và đặc biệt khi cảm giác tại chỗ được trợ giúp thêm bởi tín hiệu tâm lý thích hợp từ não bộ, các phản xạ bắt đầu tạo ra khoái cảm. (hay còn gọi là điểm cực khoái của phụ nữ. Điểm cực khoái của phụ nữ cũng tương tự cực khoái và phóng tinh ở nam giới, và nó có thể điều khiển sự thụ tinh của noãn. Thực ra, phụ nữ được biết đến hơi có phần dễ thụ tinh hơn khi đưa tinh trùng vào bằng quan hệ tình dục thông thường hơn là phương pháp nhân tạo, do đó cho thấy chức năng quan trọng của đỉnh cực khoái ở phụ nữ. Một vài lý do được nêu ra sau đây:
Thứ nhất, trong giai đoạn cực khoái, các cơ đáy chậu co thắt- là một phản xạ của tủy sống tương tự như hiện tượng phóng tinh ở nam giới. Có thể việc này khiến cho tử cung và vòi Fallope đi động nhiều hơn trong giai đoạn cực khoái, do đó giúp tinh trùng di chuyển lên qua tử cung đến với noãn; tuy nhiên thông tin này vẫn còn chưa được kiểm chứng. Ngoài ra, cực khoái dường như làm giãn cở tử cung tới 30 phút, do đó giúp cho việc di chuyển của tinh trùng được dễ dàng hơn.
Thứ hai, ở một số động vật bậc thấp hơn, khi giao hợp khiến cho thùy trước tuyến yên tiết ra oxytocin; ảnh hưởng này được khởi đầu từ hạch hạnh nhân ở não sau đó đi qua vùng dưới đồi rrồi đến tuyến yên. Oxytocin gây ra tăng nhịp co cơ tử cung, làm tăng sự vận chuyển của tinh trùng. Một số tinh trùng đã chỉ ra rằng thời gian đi qua toàn bộ chièu dài vòi Fallope của bò là khoảng 5 phút, nhanh gấp 10 lần tốc độ bơi của tinh trùng bình thường có thể đạt được. Nhưng hiện tượng này trên người vẫn chưa được kiểm chứng.
Bên cạnh sự ảnh hưởng của cực khoái lên sự thụ tinh, cảm giác tình dục mãnh liệt được phát triển trong giai đoạn cực khoái cũng có thể đi lên não và gây co cơ mạnh trên toàn bộ cơ thể. Nhưng sau trạng thái cực điểm sau hoạt động tình dục, sẽ mang đến cảm giác thỏa mãn kéo dài khoảng vài phút, được goi là thoái trào
Thời điểm thích hợp cho thụ thai của phụ nữ. Thời điểm thích hợp cho thụ thai trong mỗi CKKN. Noãn sống và có thể thụ tinh sau khi rụng khỏi nang trứng trong vòng 24 giờ. Do đó, tinh trùng bắt buộc phải có mặt sớm sau khi rụng trứng nếu muốn được thụ tinh. Một số tinh trùng có thể sống được trong ống sinh dục phụ nữ khoảng 5 ngày. Do đó,để sự thụ tinh xảy ra, gaio hợp phải diễn ra trong vòng 4-5 ngày trước khi rụng trúng đến vài giờ sau khi trứng rụng. Do đó, giai đoạn thích hợp để thụ thai của phụ nữ khá ngắn, chỉ khoảng 4-5 ngày.
Phương pháp tránh thai theo nhịp. Một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng trên thực tế là không quan hệ gần thời gian rụng trứng. Điều khó khăn của phương pháp này là biết được chính xác thời gian trứng rụng. Khoảng thời gian từ khi trúng rụng đến khi bắt đầu hành kinh khoảng 13-15 ngày. Do đó, nếu CKKN bình thường, kéo dài đúng 28 ngày, sự rụng trứng thường xảy ra trong khoảng ngày thứ 14±1. Nếu ngược lại, CKKN kéo dài 40 ngày, thì ngày rụng trứng nằm trong khoảng ngày thứ 26±1, còn nếu CKKN kéo dài 21 ngày thì ngày rụng trứng nằm trong khoảng ngày thứ 7±1. Do đó, thường nên tránh quan hệ 4 ngày trước ngày dự tính rụng trứng đến 3 ngày sau thời gian dự đoán trứng rụng. Tuy nhiên biện pháp này chỉ dành cho những gười có độ dài CKKN không đổi. Tỉ lệ thất bại của phương pháp tránh thai này, dựa trên kết quả từ những trường hợp có thai ngoài ý muốn, có thể đến mức 20-25% mỗi năm.
Hormone ức chế sự thụ tinh – thuốc ngừa thai
Đã từ lâu ta đã phát hiện ra rằng dùng estrogen hoặc progesteron, nếu với một lượng thích hợp trong nửa đầu CKKN, có thể ức chế rụng trứng. Lý do là sự cung cấp thích hợp một trong 2 hormone có thể ngăn chặn đỉnh LH giai đoạn tiền rụng trứng được tiết ra bởi thùy trước tuyến yên, là một yếu tố qua trọng cho việc trứng rụng.
Lý do vì sao việc cung cấp estrogen hoặc progesterone lại ngăn chặn tạo đỉnh lH giai đoạn tiền rụng trứng vẫn chưa được hiểu rõ. Tuy nhiên, trên thí nghiệm gợi ý rằng ngày trước khi có đỉnh LH, có sự giảm đột ngột nồng độ estrogen được iết ra từ nang trứng, và đó có thể là một tín hiệu quan trọng tạo ra một feedback sau đó lên thùy trước tuyến yên và gây ra đỉnh LH. Sự cung cấp hormone giới tính (estrogen hoặc progesterone) có thể ngăn chặn việc giảm nồng độ hormone buồng trứng do đó không còn tín hiệu kích hoạt rụng trứng.
Vấn đề tìm ra phương pháp ức chế rụng trứng thông qua hormone đã được phát triển từ sự kết hợp thích hợp giữa estrogen và progestin làm ức chế rụng trứng nhưng không ra các tác dụng không mong muốn. Ví dụ, quá nhiều 1 trong 2 hormone có thể gây ra chảy máu bất thường trong CKKN. Tuy nhiên, sử dụng một số progestin nhân tạo để thay thế progesterone, đặc biệt là 19-norsteroids, cùng với một lượng nhỏ estrogen thường ngăn chặn rụng trứng và gần như không ảnh hưởng đến CKKN. Do đó, hầu như tất cả thuốc tránh thai nhằm điều khiển khả năng thụ tinh bao gồm một số sự kết hợp giữa estrogen ngoại sinh và progesterone ngoại sinh. Lý do chính chúng ta sử dụng các hormone nhân tạo là vì các hormone được tổng hợp ngoài tự nhiên cũng hầu như bị phân hủy hoàn toàn ở gan trong một thời gian ngắn sau khi chúng đi từ ống sinh dục vào hệ tĩnh mạch cửa. Tuy nhiên, nhiều hormone nhân tạo có thể có khuynh hướng kháng lại sự phân hủy ở gan, vì thế nên dùng thuốc dạng uống.
2 loại hormone estrogen nhân tạo hay được dùng nhất là estradiol và mestranol, còn các progesterone nhân tạo hay dùng là norethindrone, norethynodrel, ethynodiol, and norgestrel. Thuốc thường được bắt đầu sử dụng vào giai đoạn sớm của CKKN và tiếp tục dùng sau thời điểm trứng rụng trên tính toán xảy ra. Nếu quên thuốc, đợi xảy ra hành kinh xong và bắt đầu một chu kì thuốc mới.
Tỉ lệ thất bại của phương pháp tránh thai này, dựa trên kết quả từ những trường hợp có thai ngoài ý muốn, khoảng 8-9% mỗi năm.
Một số nguyên nhân dẫn đến vô sinh ở phụ nữ
Khoảng 5-10% phụ nữ bị vô sinh. Đôi khi, không thể tìm được nguyên nhân gây vô sinh trên thực thể, khi đó chúng ta phải thừa nhận rằng nguyên nhân vô sinh là do chức năng sinh lý sinh sản hoặc do sự phát triển bất thường của gen của noãn.
Nguyên nhân phổ biến dẫn đến vô sinh ở phụ nữ là do không thể rụng trứng. Có thể là hậu quả của sự bài tiết thiếu các hormone điều hòa tuyến sinh dục, hơn nữa những trường hợp có sự kích thích hormone quá mức thường không thích hợp để gây ra rụng trứng, hoặc có thể là hậu quả từ buồng trứng bất thường nên trứng không thể rụng được. Ví dụ, buồng trứng có vỏ bọc dày bên ngoài làm cho sụ rụng trứng khó có thể diễn ra.
Bởi vì tỉ lệ CKKN không rụng trứng gặp nhiều ở những phụ nữ vô sinh, một số phương pháp đặc biệt được sử dụng để xác định chu kì nào có trứng rụng. Những phương pháp này dựa trên sự tác động của progesterone lên cơ thể, vì sự tăng bài tiết progesterone thường xảy ra vào nửa sau của CKKN. Khi không có sự tăng bài tiết progesterone, chu kì đó được coi là không có rụng trứng.
Một trong những test này là đơn giản chỉ phân tích sự tăng đột ngột của pregnanediol, sản phẩm phân hủy của progesterone trong nửa sau của CKKN. Nếu không có chất này, tức là sự rụng trứng đã thất bại. Một test phổ biến khác là theo dõi thân nhiệt người phụ nữ trong suốt CKKN. Sự bài tiếtprogesteron trong nửa sau CKKN làm thân nhiệt tăng lên khoảng 0,5 độ C; thân nhiệt sẽ tăng lên đột ngột vào lúc sự rụng trứng xảy ra. Hình 82-14.
Không rụng trứng do nguyên nhân bài tiết thiếu hormone điều hòa tuyến sinh dục từ tuyến yên đôi khi có thể điều trị bằng cung cấp hormone điều hòa tuyến sinh dục từ nhau thai người vào một thời điểm thích hợp (được nói đến ở Chương 83); hormone này được chiết xuất từ rau thai người. Hormone này, mặc dù được tiết ra từ rau thai, nhưng có tác dụng gần giống như LH và do đó gây kích thích mạnh mẽ buồng trứng. Tuy nhiên, nếu dùng quá liều hormone này có thể làm cho nhiều nang tửng cùng phát triển cùng một lúc, điều này tạo ra những trường hợp sinh đôi, sinh ba,… Có thể kích thích nhiều đến mức có 8 bào thai (hầu hết đều sống sót đến lúc sinh ra) cùng phát triển trong bụng người mẹ được điều trị vô sinh bằng phương pháp này.
Một trong những nguyên nhân thường gặp nhất dẫn đến vô sinh ở phụ nữ là lạc nội mạc tử cung, tình trạng mô nội mạc gần giống như nội mạc tử cung được phát triển và thậm chí hành kinh trong hố chậu vùng xung quanh tử cung, vòi Fallope và buồng trứng. Lạc nội mạc tử cung gây xơ hóa những vùng trong hố chậu, và sự xơ hóa thường xảy ra xung quanh buồng trứng làm cho noãn không thể rụng vào ổ bụng. Thường thường, lạc nội mạc tử cung bít lấp ống Fallope, hoặc tại nơi kết thúc xơ hóa hoặc bất kì nơi nào có sự xơ hóa lan đến.
Một nguyên nhân khác nữa gây ra vô sinh ở phụ nữ là nhiễm trùng vòi Fallope; gây ra xơ hóa vòi Fallope, do đó làm tắc nghẽn lòng ống. Trước kia, hầu hết các nhiễm trùng là do hậu quả của nhiễm khuẩn lậu, nhưng với những tiến bộ trong y học, tình trạng này hiện đã giảm ở phụ nữ vô sinh.
Còn một nguyên nhân khác gây vô sinh ở phụ nữ là sự bất thường của dịch nhầy cổ tử cung. Bình thường khi rụng trứng, sự có mặt hormone estrogen khiến cho cổ tử cung tiết ra chất nhầy với tính chất đặc biệt có thể giúp cho tinh trùng di chuyển nhanh chóng để vào trong tử cung và hướng dẫn tinh trùng đi hướng lên trên vào tử cung qua lớp chất nhầy này. Sự bất thường của cổ tử cung, như những nhiễm trùng nhẹ, hoặc rối loạn sự kích thích hormone lên cổ tử cung có thể làm cho cổ tử cung tiết ra dịch nhầy và đặc quánh ngăn cản sự thụ tinh diễn ra
Bài viết được dịch từ sách: Guyton and Hall text book of Medical and Physiology