Ông Đạt, người 68 tuổi, về hưu từ vị trí quản lý trung bình trong ngành công nghiệp ô tô sau cơn nhồi máu cơ tim cấp. Ông đang hồi phục ở bệnh viện địa phương – nơi các bác sĩ kiểm soát chặt chẽ ECG của ông.
Khoảng PR của ông Đạt bình thường và phức bộ QRS cũng bình thường. Tuy nhiên, thỉnh thoảng sóng P xuất hiện mà không có phức bộ QRS theo sau (không có sự dẫn truyền sóng P). Ông ngất hai lần trong bệnh viện. Bác sĩ tin rằng nhồi máu cơ tim gây ra môt block hệ thống dẫn truyền AV của ông gọi là Mobitz type II AV block. Khi block dẫn truyền của ông Đạt trở nên nghiêm trọng hơn, bác sĩ lên kế hoạch điều trị cho ông bằng việc cấy các máy tạo nhịp (pacemarker).
1, Mô tả và giải thích sinh lý của sóng và khoảng của ECG bình thường.
Sóng P hiện diện khử cực nhĩ, mặc dù tái cực nhĩ không đặc trưng thấy trên ECG khi nó bị chôn vùi trong phức bộ QRS. Khoảng PR là khoảng giữa bắt đầu sóng P và bắt đầu sóng Q (bắt đầu khử cực thất); nó bao gồm dẫn truyền qua nút AV và thật vậy, khi tốc độ dẫn truyền qua nút AV giảm, khoảng PR tăng. Phức bộ QRS hiện diện khử cực thất. Khoảng QT là khoảng từ bắt đầu của sóng Q đến kết thúc sóng T và hiện diện cho toàn bộ giai đoạn khử cực và tái cực thất; nó liên quan với thời gian điện thế động trong thất. Đoạn ST là đoạn từ kết thúc sóng S đến bắt đầu sóng T và hiện diện cho giai đoạn khử cực thất. Sóng T hiện diện cho tái cực thất.
2, Khoảng thời gian PR trên ECG đại diện cho điều gì? Đơn vị được sử dụng để mô tả khoảng PR là ? Giá trị bình thường là?
Khoảng PR ở ECG hiện diện thời gian từ bắt đầu khử cực của tâm nhĩ đến bắt đầu khử cực của tâm thất (bắt đầu sóng P tới bắt đầu sóng R). Do đó, khoảng PR bao gồm sóng P (khử cực nhĩ) và đoạn PR, một phần đẳng điện của ECG nó tương quan với dẫn truyền qua nút AV. Bởi vì khoảng PR là thời gian, đơn vị của nó là giây hoặc mili giây. (120-200 ms, trung bình 160 ms).
3, Thuật ngữ “tốc độ dẫn truyền” nghĩa là gì, khi được áp dụng vào mô cơ tim? Tốc độ dẫn truyền bình thường qua nút AV là gì? Tốc độ dẫn truyền trong nút AV so với tốc độ dẫn truyền phần khác của tim như thế nào?
Tốc độ dẫn truyền, được áp dụng vào mô cơ tim, có cùng ý nghĩa như nó có ở thần kinh và cơ xương. Nó là tốc độ mà tại đó điện thế hoạt động được lan rộng trong mô từ một vị trí đến vị trí bên cạnh. Thật vậy, đơn vị cho tốc độ dẫn truỳên là khoảng cách/thời gian . Tốc độ dẫn truyền ở AV là chậm nhất trong tất cả các mô cơ tim (0.01-0.05 m/s). So với giá trị trong nút AV, tốc độ dẫn truyền nhanh hơn ở nhĩ (1m/s) và bó his-purkinje (2-4m/s).
Tốc độ dẫn truyền chậm qua nút AV hay AV trì hoãn, có mục đích sinh lý: nó đảm bảo rằng tâm thất sẽ không bị hoạt hóa quá sớm sau khi tâm nhĩ bị hoạt hóa => cho phép có đủ thời gian để đổ đầy tâm thất trước khi thất co.
4, Tốc độ dẫn truyền nút AV liên quan với khoảng PR như thế nào? Khi bác sĩ của ông Đạt tin ông có block hệ thống dẫn truyền AV, tại sao khoảng PR bình thường?
Sự chậm hơn tốc độ dẫn truyền qua nút AV, sự dài hơn của khoảng PR (bởi vì chiều dài của đoạn PR tăng). Ngược lại, tốc độ dẫn truyền nhanh hơn qua nút AV, khoảng PR càng ngắn. Hệ thống dẫn truyền AV bao gồm nút AV, bó His, và nhánh phải nhánh trái. Thật vậy, block dẫn truyền của ông Đạt không phải trực tiếp ở nút AV, nếu là vậy, sau đó khoảng PR sẽ dài hơn bình thường.
5, Cái gì hiện diện là phức bộ QRS trên ECG? Cái gì bao hàm thông tin rằng phức bộ QRS ở ECG của ông Đạt bình thường?
Phức bộ QRS trên ECG tương quan với hoạt hóa điện của tâm thất. Bình thường phức bộ QRS của ông Đạt ngụ ý rằng tâm thất được hoạt hóa theo trình tự bình thường (sự lan rộng hoạt hóa từ nút nhĩ thất => qua bó His => cơ tâm thất).
6, Khả năng để có một sóng P mà không kèm theo phức bộ QRS, được nhìn thấy ở ECG của ông Đạt như thế nào? Nêu một cơ chế giải thích sóng P mà theo sau nó không là một phức bộ QRS.
ECG của ông Đạt cho thấy sóng P nhưng không kèm theo phức bộ QRS. Nó gọi là Mobitz type II second degree AV block, nó đột ngột, gián đoạn mất sự dẫn truyền nhĩ thất, không có kéo dài trước đó của khoảng PR. Block dưới nút AV, trong bó His hoặc nhánh bó. Thật vậy, ở nhịp bị tác động, sự dẫn truyền của điện thế hoạt động từ nhĩ xuống thất bị ngăn chặn, không xuất hiện QRS theo sau sóng P.
7, Tại sao ông Đạt ngất?
Ông Đạt ngất vì huyết áp của ông giảm => làm giảm dòng máu lên não. Giảm huyết áp giống như liên quan với sự vắng mặt của phức bộ QRS vào ECG. Mỗi chu chuyển tim không có phức bộ QRS => liên quan đến hoạt hóa điện của tâm thất không xảy ra. Nếu tâm thất không được hoạt hóa điện, nó sẽ không co => không có máu tống => giảm huyết áp.
Case được dịch từ sách: Physiology cases and problems
Tham khảo bản dịch của: NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ – Khoa Y ĐHQG TP.HCM