[Sinh lý thú vị số 40] Kiềm hô hấp: hỗn loạn tăng thông khí ( Hysterical Hyperventilation).

Rate this post

Ái là nhà thiết kế nội thất 55 tuổi, đã rất khủng hoảng vì trải nghiệm một chuyến bay tồi tệ. Tuy nhiên bà và chồng bà lập kế hoạch cho chuyến đi Pari để tổ chức kỷ niệm 30 năm ngày cưới. Tại thời điểm chuyến bay cận kề, Ái bắt đầu lo sợ. Một buổi tối, vài ngày trước lịch bay đến Paris, Ái  bắt đầu tăng thông khí không kiểm soát được. Bà trở nên choáng váng, tay và chân tê và cảm giác như bị kim châm. Bà nghĩ rằng bà bị đột quỵ. Chồng bà đưa bà đến phòng cấp cứu tại khu vực, nơi mẫu máu được lấy ngay lập tức. Nhân viên phòng cấp cứu yêu cầu bà hít thở trong cái túi giấy. Một mẫu máu thứ hai được lấy,Ái thấy tốt hơn và bà trở về nhà vào buổi tối hôm đó.

1, Khi Ái đến phòng cấp cứu, rối loạn acid-base mà bà gặp phải? Nguyên nhân gây ra nó là gì?

Khi bà Ái đến phòng cấp cứu, bà bị kiềm pH, giảm PCO2, và hơi giảm nồng độ HCO3-=> kiềm hô hấp. Kiềm hô hấp được gây ra bởi tăng thông khí => mất nhiều CO2, giảm PCO2 động mạch và tăng pH.

2, Tại sao nồng độ HCO3- của bà giảm? Nồng độ HCO3- giảm tới mức độ của rối loạn acid-base cấp hay mạn?

Nồng độ HCO3- của bà giảm bởi vì tác động của lượng hoạt động xuất hiện thứ phát do giảm PCO2: giảm PCO2 (do tăng thông khí), đẩy phương trình nghiêng về bên trái và giảm nồng độ HCO3-:

Mức độ giảm nồng độ HCO3- liên quan đến kiềm hô hấp cấp, được minh họa bởi tính toán sự thay đổi nồng độ HCO3- dự đoán cho sự giảm PCO2. Khi kiềm hô hấp cấp, nồng độ HCO3-được kỳ vọng là giảm bởi 0.2 mEq/L cho mỗi 1 mmHg giảm PCO2. Nếu kiềm hô hấp ở bà là cấp, nồng độ HCO3- được dự đoán:

HCO3- đo được ở Charlotte là 20 mEq/L nó gần như giống với nồng độ HCO3- dự đoán cho kiềm hô hấp cấp tính.

Nếu Ái bị kiềm hô hấp mạn tính với giống lượng PCO2 là 23 mmHg, HCO3- của bà thậm chí thấp hơn. HCO3- giảm bởi 0.4 mEq/L cho mỗi 1 mmHg giảm PCO2 hay 17 mmHgx0.4 là 6.8 mEq/L. (Lớn hơn dự đoán của sự giảm nồng độ HCO3- trong kiềm hô hấp mạn tính được giải thích bởi thận bù trừ, làm giảm tái hấp thu HCO3-)

3, Tại sao bà bị choáng váng?

Bà bị choáng váng bởi vì PCO2 giảm làm co mạch máu não => giảm dòng máu đến não. CO2 là chất chuyển hóa tại chỗ chính điều hòa dòng máu đến não, giảm PCO2 gây co tiểu động mạch não.

4, Tại sao tay và chân bà bị tê và cảm giác bị kim đâm?

Bà bị tê và cảm giác như bị kim đâm lòng bàn tay bàn chân do kiềm hô hấp => được tạo ra do giảm nồng độ Ca2+ trong máu. Để hiểu sự ảnh hưởng này, nhớ lại bình thường 40% tổng lượng Ca2+ liên kết với protein huyết tương, 10% liên kết với anions (phosphate) và 50% tự do, dạng ion. Chỉ phần tự do Ca2+ có hoạt động sinh lý. Khi nồng độ Ca2+ giảm, triệu chứng hạ Ca2+ máu xuất hiện. Bởi vì H+ và Ca2+ tranh đấu vị trí liên kết với điện tích tâm trên albumin huyết tương, thay đổi nồng độ H+ (pH) của máu sẽ => thay đổi phân suất liên kết của Ca2+. Ví dụ, khi nồng độ Ca2+ trong máu giảm (trong kiềm hô hấp), ít H+ sẵn có để liên kết với albumin => nhiều Ca2+ liên kết => Giảm Ca2+ tự do => giảm Ca2+ gây tăng kích thích tế bà thần kinh và gây tê, cảm giác bị châm chích.

5, Hít thở vào túi giấy điều chỉnh rối loạn acid-base của bà như thế nào?

Khi bà hít thở vào trong túi giấy, bà hít thở lại CO2 bà đã thải ra và phục hồi PCO2 về mức bình thường => loại bỏ kiềm hô hấp.

Case được  từ sách: Physiology cases and problems
Tham khảo bản  của: NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ – Khoa  ĐHQG TP.HCM

 

Advertisement

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …