[Sổ tay Harrison Số 26] Cấp cứu bệnh lý nhiễm trùng

Rate this post

CÁC DẤU HIỆU LÂM SÀNG ĐẶC BIỆT (BẢNG 26-1)

1. Nhiễm trùng huyết mà không có ổ nhiễm trùng rõ ràng

1. Sốc nhiễm trùng: Vị trí nhiễm trùng đầu tiên có thể không có bằng chứng rõ ràng.
2. Nhiễm trùng nổi bật trên bệnh nhân không có lách                                                                                                                                                a. Hầu hết nhiễm trùng xảy ra trong vòng 2 năm sau cắt lách, với tỷ lệ tử vong khoảng 50%.
b. Phần lớn sự nhiễm trùng là do các vi khuẩn có vỏ bọc; Streptococcus pneumoniae thường gặp nhất.
3. Bệnh Babesia: Tiền sử gần đây có đến các vùng dịch tễ góp phần cho chẩn đoán.
a. Các triệu chứng không đặc hiệu xảy ra trong vòng 1-4 tuần sau khi bị ve cắn và có thể tiến triển đến suy thận, suy hô hấp cấp và DIC.
b. Không có lách, tuổi >60, tình trạng suy giảm miễn dịch kèm theo, nhiễm Babesia divergens biến thể Châu Âu, và đồng nhiễm với Borrelia burgdorferi (bệnh Lyme) hoặc Anaplasma phagocytophilum là các yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng hơn.
4. Bệnh Tularemia và bệnh dịch hạch có thể gây ra hôi chứng thương hàn hoặc nhiễm trùng huyết với tỷ lệ tử vong khoảng 30 % và nên được nghĩ đến khi có yếu tố dịch tễ thích hợp.
5. Sốt xuất huyết do vi rút: bệnh vi rút có vector truyền bệnh là động vật châ đốt hoặc nguồn gốc từ động vật (vd: sốt Lassa ở Châu Phi, sốt xuất huyết do vi rút hanta với hội chứng suy thận ở Châu Á, nhiễm vi rút Ebola và Marburg ở Châu Phi, và sốt vàng ở Châu Phi và Nam
Mỹ). Sốt Dengue là bệnh lý nhiễm virut Arbo phổ biến nhất trên thế giới; sốt xuất huyết Dengue là thể nặng hơn, với tam chứng: dấu hiệu xuất huyết, thoát huyết tương và giảm tiểu cầu <100,000/μL. Tỷ lệ tử vong là 10–20% nhưng lên đến 40% nếu tiến triển hội chứng sốc dengue. Chăm sóc hỗ trợ và liệu pháp bồi hoàn dịch giúp cứu sống bệnh nhân.

2. Sốc nhiễm trùng với các biểu hiện ở da

1. Nổi ban dát sẩn: thường không khẩn cấp nhưng có thể xảy ra trong giai đoạn đầu của nhiễm trùng huyết do não mô cầu hoặc bệnh rickettsia.
2. Đốm xuất huyết: cần chú ý khẩn cấp khi kèm theo hạ huyết áp hoặc có biểu hiện ngộ độc
a. Nhiễm trùng huyết do não mô cầu: trẻ nhỏ có tiền căn tiếp xúc trong gia đình là yếu tố nguy cơ rõ nhất; sự bùng phát có thể xảy ra
ở trường học, trung tâm chăm sóc ban ngày và doanh trại quân đội.
i. Đốm xuất huyết bắt đầu xuất hiện ở cổ chân, cổ tay, nách và bề mặt niêm mạc và tiến triển đến ban xuất huyết và DIC.
ii. Các triệu chứng khác gồm đau đầu, buồn nôn, đau cơ, thay đổi tri giác, và dấu kích thích màng não.
iii. Tỷ lệ tử vong là 50–60%; khởi phát điều trị sớm có thể cứu được bệnh nhân.
b. Sốt phát ban miền núi Rocky: Tiền sử bị ve cắn và/hoặc du lịch hoặc hoạt động ngoài trời có thể giúp xác định chẩn đoán.
i. Ban xuất hiện khoảng ngày 3 (nhưng không boa giờ xuất hiện ở 10–15% bệnh nhân). Những vết ban nhợt màu trở nên xuất huyết, bắt đầu ở cổ tay và cổ chân và lan rộng sang 2 chân và thân người (lan hướng tâm), sau đó là lòng bàn tay và lòng bàn chân                               ii. Các triệu chứng khác gồm đau đầu, khó chịu, đua cơ, buồn nôn, nôn, và chán ăn. Trong những trường hợp nặng, có thể gặp hạ
huyết áp, viêm não và hôn mê.
c. Bệnh sốt do rickettsia khác: Sốt phát ban Địa trung hải (Châu Phi, Tây Nam Á và Nam Trung Á, Nam Âu) đặc trưng bởi vảy do nhiễm
trùng tại vị trí ve cắn và có tỷ lệ tử vong khoảng 50%. Sốt phát ban thành dịch xảy ra ở vùng nhiễm chấy rận, thường ở những nơi nghèo đói, chiến tranh hoặc thảm họa thiên nhiên; tỷ lệ ử vong là 10-15%. Trong bệnh sốt do ấu trùng mò (Đông Nam Á và Tây Thái Bình Dương),
sinh vật gây bệnh được tìm thấy ở những nơi cây cối rậm rạp (vd: bờ sông); 1-35% bệnh nhân tử vong.
3 Ban xuất huyết bạo phát: biểu hiện da của DIC với những vùng bầm máu lớn và các bóng xuất huyết. Chủ yếu là do nhiễm Neisseria meningitidis những cũng có thể liên quan đến S. pneumoniae và Haemophilus influenzae trên bệnh nhân không có lách.
4. Hoại thư dạng loét nông: Biểu hiện bóng xuất huyết với hoại tử và loét trung tâm và một vành ban đỏ trên bệnh nhân sốc nhiễm trùng do
Pseudomonas aeruginosa hoặc Aeromonas hydrophila
5. Sang thương xuất huyết hặc bỏng rộp: có thể gây ra bởi Escherichia coli và các vi sinh vật thuộc Chi Vibrio (V. vulnificus và các phẩy khuẩn không gây tả khác từ nước biển hoặc các động vật có vỏ còn sống bị nhiễm bệnh), Aeromonas, và Klebsiella, đặc biệt trên những bệnh nhân có bệnh gan
6. Chứng đỏ da: nổi ban giống như bỏng nắng lan rộng, thường liên quan đến hội chứng sốc nhiễm độc (TSS, được xác định dựa trên tiêu chuẩn lâm sàng: hạ huyết áp, suy đa cơ quan, sốt và phát ban) trên những bệnh nhân bị bệnh cấp tính; thường gặp TSS do staphylococci hơn TSS do streptococci

3. Nhiễm trùng huyết với ổ nhiễm trùng nguyên phát ở cơ/mô mềm

1. Viêm cân mạc hoại tử: đặc trưng bởi hoại tử mô dưới da và cân mạc lan rộng; điển hình gây ra bởi streptococci nhóm A
a. Khám lâm sàng quan trọng trong trường hợp sốt cao và đau không tương xứng với các triệu chứng thực thể ; vùng viêm nhiễm đỏ,
nóng, bóng, và nhạy cảm quá mức. Giảm đau khi không điều trị là dấu hiệu biểu hiện sự phá hủy các dây thần kinh ngoại biên.
b. Yếu tố nguy cơ: chấn thương, thủy đậu, sinh con, và bệnh kèm theo (vd: ĐTĐ, bệnh mạch máu ngoại biên, sử dụng thuốc đường tĩnh mạch)
c. Tỷ lệ tử vong khoảng 100% nếu không phẫu thuật, >70% trong trường hợp có TSS, và 15–34% về tổng thể.
2. Hoại tử cơ do Clostridium: thường liên quan đến chấn thương hoặc phẫu thuật, với hoại thư lớn phát triển trong vòng vài giờ từ lúc khởi phát
a. Những trường hợp không có yếu tố khởi phát liên quan đến nhiếm Clostridium septicum và bệnh lý ác tính kèm theo.
b. Đau và các dấu hiệu ngộ độc không tương xứng với các triệu chứng khi khám. Nhiều bệnh nhân thờ ơ và có thể có cảm nhận về cái chết sắp đến.
c. Da ở vùng bị ảnh hưởng có đốm, màu nâu đồng, và phù. Có thể có tiếng lép bép khi sờ. Những sang thương bóng nước có thể dẫn lưu với dịch huyết thanh-máu có mùi dịu hoặc hôi như chuột.
d. Tỷ lệ tử vong là 12% đối với hoại tử cơ ở chi, 63% đối với hoại tử cơ ở thân, và >65% đối với hoại tử cơ tự phát.

4. Nhiễm trùng hệ thần kinh kèm hoặc không kèm sốc nhiễm trùng

1. Viêm màng não vi trùng: Hầu hết các trường hợp ở người lớn do S. pneumoniae (30–50%) hoặc N. meningitidis (10–35%) gây ra.                a. Tam chứng kinh điển gồm đau đầu, dấu hiệu kích thích màng não, và sốt chỉ có trong 1/2 đến 1/3 trường hợp.                                            b. Cấy máu dương tính trên 50–70% bệnh nhân.                                                                                                                                                  c. Tiên lượng kết cục xấu gồm viêm màng não do S. pneumoniae, hôn mê, hội chứng nguy ngập hô hấp, hạ huyết áp, protein dịch não tủy >2.5 g/L, glucose dịch não tủy <10 mg/dL, WBC máu ngoại biên <5000/μL, và Na+ huyết thanh <135 mmol/L.                                         2. Áp xe não: thường không có biểu hiện lâm sàng. Dấu hiệu lâm sàng thường gặp là có sang thương choáng chỗ trong não.                             a. 70% bệnh nhân đau đầu và/ hoặc thay đổi tình trạng tri giác, 50% có dấu hiệu thần kinh khu trú, và 25% có phù gai thị.                               b. Sang thương bắt nguồn từ vùng nhiễm nấm bên cạnh (vd: viêm xoang hoặc viêm tai) hoặc nhiễm trùng theo đường máu (vd: viêm nội tâm mạc).                                                                                                                                                                                                                     c. >50% trường hợp nhiễm nhiều loại vi sinh vật, liên quan đến cả các vi khuẩn hiếu khí (chủ yếu là streptococcus) và kỵ khí.                         d. Tỷ lệ tử vong thấy, nhưng tỷ suất bệnh cao (30–55%).                                                                                                                              3. Áp xe trong sọ vá áp xe ngoài màng tủy (ICEAs and SEAs): ICEAs hiếm gặp ở Mỹ, nhưng SEA đang tăng dần. Cả hai đều thường gặp ở những vùng hạn chế về mặt chăm sóc sức khỏe.                                                                                                                                                      a. ICEAs điển hình do nhiễm nhiều loại vi sinh và có biểu hiện lâm sàng như sốt, thay đổi tình trạng tri giác và đau cổ.                                    b. SEAs điển hình do nguyên nhân theo đường máu (với staphylococci thường gặp nhất) và biểu hiện như sốt, căng đau cột sống tại chỗ và đau lưng.                                                                                                                                                                                                         4. Sốt rét thể não: nên được xem xét khẩn cấp trên bệnh nhân gần đây có đi đến vùng dịch tễ và biểu hiện lâm sàng sốt và các dấu hiệu thần kinh                                                                                                                                                                                                                       a. Nhiễm Plasmodium falciparum khởi phát nhanh liên quan đến sốt >40°C, hạ huyết áp, vàng da, ARDS, và chảy máu. Cứng gáy và sợ ánh sáng hiếm gặp.                                                                                                                                                                                                     b. Nhiễm trùng chưa được xác nhận gây ra 20-30% tỷ lệ tử vong.

Advertisement

5. Hội chứng tại chỗ với tiến trình khởi phát nhanh chóng

1. bệnh lý nhiễm trùng do nấm loại mucormycose lan từ các xoang quanh mũi lên não: biểu hiện gồm sốt nhẹ, đau xoang âm ỉ, song thị, suy giảm tri giác, phù kết mạc, lồi mắt, sang thương khẩu cái cứng nhất là ở đường giữa, và xương xoăn mũi sậm màu hoặc hoại tử; nhìn chung xảy ra trên bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch                                                                                                                                            2. Viêm nội tâm mạc vi khuẩn cấp tính: biểu hiện như sốt, mệt mỏi và khó chịu trong vòng 2 tuần nhiễm trùng và liên quan đến phá hủy mạch máu nhanh chóng, phù phổi và áp xe cơ tim                                                                                                                                                    a. Nguyên nhân gồm Staphylococcus aureus, S. pneumoniae, Listeria monocytogenes, Haemophilus spp., và streptococci nhóm A, B, or G.                                                                                                                                                                                                                                b. Mặc dù có thể thấy các sang thương Janeway (mảng xuất huyết ở lòng bàn tay lòng bàn chân), các triệu chứng tắc mạch khác (vd: đốm xuất huyết, nốt Roth’s, xuất huyết mảnh vụn) ít gặp hơn .                                                                                                                                  c. Các dấu hiệu đặc trưng có thể bao gồm phá hủy van nhanh chóng, phù phổi, hạ huyết áp, áp xe cơ tim, bất thường dẫn truyền và rối loạn nhịp, các sùi dễ vỡ lớn, huyết khối động mạch lớn với thiếu máu cục bộ.
d. Tỷ lệ tử vong là 10–40%.
3. Bệnh than lây qua hô hấp: tăng dần, tiềm năng vi khuẩn Bacillus anthracis như là vũ khí hóa học chiến tranh
a. Các triệu chứng lâm sàng không đặc hiệu, nhưng x-quang ngực có các dấu hiệu rộng trung thất, thâm nhiễm phổi và tràn dịch màng phổi.
b. Viêm màng não xuất huyết xảy ra trên 38% bệnh nhân.
c. Cần sử dụng kháng sinh khẩn cấp, lý tưởng với phác đồ đa thuốc trong giai đoạn tiền triệu.
4. Cúm gia cầm (H5N1): xảy ra chủ yếu ở Đông Nam Á sau khi tiếp xúc với gia cầm. Nhiều bệnh nhân có thể phát triển nhanh chóng viêm phổi hai bên, ARDS, và suy đa cơ quan, ngưng tuần hoàn. Lấy truyền từ người sang người hiếm gặp.
5. Hội chứng viêm phổi do Hanta vi rút: xảy ra chủ yếu sau khi tiếp xúc với loài gặm nhấm vùng nông thôn thuộc Tây Nam Hoa Kỳ, Canada và Nam Mỹ.
a. Tiền triệu nhiễm vi rút không đặc hiệu có thể tiến triển nhanh chóng đến phù phổi, suy hô hấp, giảm chức năng cơ tim và tử vong
b. Ở những nơi dịch tễ thích hợp, khởi phát sớm giảm tiểu cầu có thể phân biệt hội chứng này với các bệnh lý gây sốt khác.

Nguồn: Harrison Manual of Medicine 18th

Tham khảo bản dịch của nhóm ” chia ca lâm sàng”

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …