1. VÀNG DA Định nghĩa Da có màu vàng do tăng nồng độ bilirubin huyết thanh (còn gọi là hoàng đản); thường thấy rõ nhất ở củng mạc. Vàng củng mạc thấy được trên lâm sàng khi nồng độ bilirubin huyết thanh ≥51 μmol/L (≥3 mg/dL); da cũng đổi màu …
Chi tiết[Sinh Li số 42] Điều hòa hô hấp
Hệ thống thần kinh bình thường điều chỉnh tốc độ thông khí ở phổi gần như thích hợp với nhu cầu của cơ thể làm cho phân áp oxy (PO2) và phân áp carbondioxide (PCO2) trong máu động mạch hầu như không thay đổi, ngay cả khi tập thể dục …
Chi tiết[Case lâm sàng 116] Mê sảng / Hội chứng cai rượu
Tóm tắt: Bệnh nhân nam 57 tuổi, nhập viện cách đây 2 ngày vì tai nạn giao thông, đã được phẫu thuật cấp cứu giải quyết đa vết thương và xương đùi gãy 24h trước. Tuy có nhiều vết thương trên trán nhưng kết quả CT sọ não không có hình ảnh chảy máu nội sọ. Bệnh nhân ổn định, chỉ dùng morphine giảm đau và enoxaparin để chống chảy máu.Tối nay, bệnh nhân kích động, đã giật đường truyền tĩnh mạch, chửi mắng y tá và cố trốn viện. Hiện tại bệnh nhân sốt 38,2 độ C, mạch 122l/phút, huyết áp 168/110 mmHg, nhịp thở 28 lần/phút, độ bão hòa Oxy ở khí phòng là 98%. Bệnh nhân tỉnh dậy và bồn chồn lo lắng, nhìn xung quanh 1 cách lo âu, mất định hướng không gian và thời gian, ảo thính (ảo giác thính giác) và cố gắng phủi sạch các vật bẩn trên cánh tay (sự thật là không có gì trên tay bệnh nhân cả). Thăm khám thấy vết thương vùng trán đã được băng bó, đồng tử giãn nhưng còn phản xạ với ánh sáng và vã mồ hôi nhẹ. Nghe phổi trong, nhịp tim nhanh đều, bụng mềm, không thấy khối bất thường và run. Theo người nhà, bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý nội khoa mạn tính, không sa sút trí tuệ, không mắc bệnh tâm thần, ở nhà không dùng thuốc gì, không hút thuốc, không dùng ma túy, nhưng uống ít nhất 3-4 loại rượu hỗn hợp mỗi ngày và thỉnh thoảng nhiều hơn vào cuối tuần. Đưa ra chẩn đoán? Bạn sẽ xử trí gì tiếp theo trên bệnh nhân này? LỜI GIẢI ĐÁP: Mê sảng/Hội chứng cai rượu Tóm tắt: Bệnh nhân nam, 57 tuổi, vào viện ngày thứ 2 sau tai nạn giao thông với đa vết thương và xương đùi gãy đã được phẫu thuật xử trí 24h trước. CT sọ não không có tổn thương, được tiêm morphin giảm đau và enoxaparin chống chảy máu. Tối nay bệnh nhân kích động và cố trốn viện trong tình trang sốt 38,3 độ C, mạch 122ck/p, huyết áp 168/110 mmHg, tần số thở 28ck/p, độ bão hòa Oxy 98% ở khí phòng, không tỉnh táo, mất định hướng không gian và thời gian, ảo thị và ảo thính, có vết thương trán đã băng bó, đồng tử giãn nhưng còn đáp ứng với ánh sáng, vã mồ hôi nhẹ, run, hô hấp và tiêu hóa sơ bộ chưa phát hiện dấu hiệu bệnh lý. Bệnh nhân không có tiền sử bệnh lý nội khoa mạn tính, không mất trí nhớ, không bị bệnh tâm thần, không hút thuốc, không dùng ma túy. Tiền sử nổi bật nhất là uống nhiều rượu. Chẩn đoán có khả năng nhất: Mê sảng hậu quả của một bệnh rối loạn ý thức cấp hoặc có thể do hội chứng cai rượu. Hướng xử trí tiếp theo: tìm kiếm nguyên nhân bệnh lý của mê sảng. Hoặc nếu không phát hiện vấn đề bệnh lý nào, dựa vào tiền sử uống rượu hàng ngày thì có thể chẩn đoán là hội chứng cai rượu. PHÂN TÍCH Mục tiêu Có khả năng chẩn đoán mê sảng ở các bệnh nhân nội trú. Biết được các nguyên nhân chính của mê sảng. Hiểu cách xử trí và chăm sóc một bệnh nhân mê sảng. Biết được các cân nhắc đặc biệt áp dụng cho bệnh nhân cao tuổi có mê sảng. Tìm hiểu các giai đoạn, các phương pháp điều trị, biến chứng của hội chứng cai rượu. Nhìn nhận vấn đề Một bệnh nhân trước đó ổn định về cả thể chất lẫn tinh thần vào viện trong tình trạng thay đổi ý thức cấp tính bao gồm không còn tỉnh táo và mất định hướng không gian và thời gian, đây là những dấu hiệu của mê sảng. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mê sảng: tắc mạch phổi, rối loạn điện giải cấp tính, các nhiễm trùng ẩn, nhiễm trùng hoặc xuất huyết hệ thần kinh trung ương, ngộ độc thuốc và hội chứng cai nghiện. Những tình trạng này cần được đánh giá kỹ lưỡng trước khi gán các triệu chứng của bệnh nhân cho hội chứng cai, vì chúng là những tình trạng nặng và có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Hơn nữa, việc đánh giá kỹ càng hơn nữa sẽ giúp ước lượng được lượng rượu mà bệnh nhân uống mỗi ngày. Mê sảng ĐỊNH NGHĨA MÊ SẢNG (DELIRIUM): là một trong những trạng thái rối loạn ý thức cấp tính phổ biến nhất ở bệnh nhân nội trú cũng như các bệnh nhân khác.. SaSúT TRÍ TUỆ (DEMENTIA): mất đi đáng kể trí tuệ, như khả năng ghi nhớ, đủ nghiêm trọng đến mức ảnh hưởng đến hoạt động xã hội hoặc nghề nghiệp của bệnh nhân, thường diễn biến trong một thời gian dài. TIẾP CẬN LÂM SÀNG Theo sổ tay chẩn đoán và thống kê về rối loạn tâm thần tái bản lần thứ 4 (The Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fourth Edition-DSM-IV), chẩn đoán tình trạng mê sảng dựa trên các đặc điểm sau: Rối loạn ý thức biểu hiện bằng việc mất tập trung (giảm sự chú ý). Thay đổi nhận thức hoặc rối loạn cảm giác giác quan như ảo giác. Các triệu chứng phát triển trong một thời gian ngắn. Có bằng chứng xác định rằng các triệu chứng trên gây ra bởi các bệnh lý, thuốc hoặc chất gây nghiện. Một trong những dấu hiệu sớm nhất của rối loạn ý thức đó là mất khả năng tập trung hoặc không chú ý, ví dụ như dễ bị phân tâm khi nói chuyện. Thông thường cũng có những rối loạn nhịp thức-ngủ kèm theo. Trong hội chứng cai rượu, các dấu hiệu của tăng vận động tự động chiếm ưu thế, bệnh nhân có thể trở nên tăng cảnh giác (hypervigilant) và kích động. Tiến triển nặng hơn, bệnh nhân có thể trở nên lơ mơ và thậm chí là thờ ơ với ngoại cảnh (chỉ đáp ứng với kích thích đau). Với những thay đổi về nhận thức và cảm giác, bệnh nhân có thể gặp khó khăn trong ghi nhớ, định hướng hay lời nói. Việc xác nhận từ các thành viên trong gia đình là rất quan trọng giúp ta biết được sự tiến triển là mạn tính như sa sút trí tuệ hay là cấp tính. Bệnh nhân mê sảng có thể có ảo giác hoặc mơ hồ về sự an toàn của bản thân, song ảo giác không phải là một triệu chứng bắt buộc của của tình trạng này. Mê sảng là một quá trình cấp tính với các triệu chứng tiến triển trong thời gian từ vài giờ tới vài ngày. Ngoài ra, trạng thái tinh thần bệnh nhân không ổn định với các triệu chứng thường trở nên nghiêm trọng hơn vào buổi tối và ban đêm. Không hiếm trường hợp, các bệnh nhân nội trú tỏ ra khá minh mẫn vào buổi sáng, đặc biệt nếu tình trạng tinh thần chỉ được đánh giá bề ngoài, nhưng sau đó vào ban đêm bệnh nhân trở nên lo lắng và lú lẫn nghiêm trọng. Cuối cùng, mê sảng là một biểu hiện của các tình trạng bệnh tiềm ẩn. Đôi khi, những tình trạng này biểu hiện rất rõ ràng. Một số trường hợp khác, đặc biệt ở người cao tuổi sa sút trí tuệ thì mê sảng có thể là dấu hiệu đầu tiên hoặc là duy nhất của một bệnh cấp tính, hoặc có thể là một sự mất bù nghiêm trọng hay là biến chứng của một tình trạng bệnh ổn định. Bảng 52.1 dưới đây liệt kê các nguyên nhân có thể dẫn đến mê sảng. Trong những điều kiện trên thì ngộ độc thuốc được xem là nguyên nhân hàng đầu (đặc biệt là thuốc kháng cholinergic, thuốc an thần, thuốc ngủ ở người cao tuổi), nhiễm trùng, rối loạn điện giải (hay gặp nhất là hạ Natri máu), hạ đường huyết, cai rượu hoặc các chất gây nghiện khác. Bất kể do nguyên nhân nào, thì mê sảng cũng gây ra một tình trạng rối loạn sâu sắc chức năng của não, và tất cả các nguyên nhân gây ra đều có thể là nghiêm trọng và có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân. Mê sảng phải được tiếp cận như là một tình trạng cấp cứu. Một bệnh sử chi tiết là điều bắt buộc phải có, song không thể dựa vào các câu trả lời của bệnh nhân mà phải dựa vào thong tin từ gia đình, bạn bè hoặc người chăm sóc. Cần phải thăm khám một cách cẩn thận, toàn diện và thường xuyên với sự chú trọng về tình trạng thần kinh, sự rõ ràng của lời nói, mức độ nhận thức, khoảng chú ý, liệt mặt và yếu cơ các chi. Các xét nghiệm cơ bản nên tập trung vào sự thay đổi hóa sinh học (glucose, creatinin, bilirubin, natri huyết thanh) và tìm kiếm bằng chứng thiếu oxy máu. Hai tình trạng có thể đe dọa tính mạng bệnh nhân nhưng dễ dàng điều trị là thiếu oxy máu và hạ đường huyết, cần được chẩn đoán và điều trị càng sớm càng tốt.. Mê sảng ở người cao tuổi có thể là biểu hiện của bất cứ bệnh cấp tính nào, với tỉ lệ mắc lên đến 10% khi nhập viện và lên đến 30% các trường hợp phải nhập viện vì nguyên nhân cấp tính. Nguyên nhân gây ra chứng mê sảng ở người cao tuổi bao gồm viêm phổi, nhiễm trùng đường tiết niệu, nhồi máu cơ tim, xuất huyết tiêu hóa, chấn thương và bất kỳ nguyên nhân cấp tính nào khác khiến bệnh nhân phải nhập viện. Tình trạng này thậm chí còn gặp phải nhiều hơn sau những phẫu thuật lớn; khoảng 50% trường hợp (thường ở người cao tuổi) xuất hiện mê sảng sau phẫu thuật gãy xương đùi. Người sa sút trí tuệ ở bất cứ lứa tuổi nào đều có thể khởi phát mê sảng khi mắc các bệnh cấp tính hoặc chấn thương hoặc do sử dụng thuốc. Ngoài ra, một tình trạng mê sảng cấp có thể ―phơi bày‖ một chứng sa sút trí tuệ tiềm ẩn chưa được phát hiện. Các bệnh nhân cao tuổi lú lẫn và mất phương hướng không thể bỏ qua khi có một hoặc những tình trạng bệnh khác, và bệnh sử để chẩn đoán phân biệt cần phải khai thác tập trung vào bất kỳ thay đổi hành vi kể từ biến cố cấp tính trước đó. Đối với mê sảng, đầu tiên và quan trọng nhất là phải chẩn đoán xác định và điều trị căn nguyên cấp tính. Truyền dịch và thở oxy đầy đủ thích hợp, chăm sóc điều dưỡng tốt và theo dõi cẩn thận là những việc cần thiết đầu tiên. Xử trí sự kích động và hành vi phá hoại là việc khó khăn nhất trong chăm sóc bệnh nhân mê sảng. Nếu không xác định được căn nguyên để điều trị thì tốt nhất nên sử dụng các biện pháp kiềm chế về thể chất như là phương án cuối cùng. Thường xuyên trấn an và định hướng cho bệnh nhân bởi những người nhà hoặc giám sát liên tục bởi một y tá hoặc trợ lý bệnh viện là thích hợp hơn. Sự kích động với các triệu chứng tâm thần (ảo giác và hoang tưởng) có thể được điều trị bằng các thuốc an thần như haloperidol liều thấp. Các bệnh nhân lớn tuổi có nhiều khả năng gặp các tác dụng phụ ngoại tháp, tuy nhiên, có thể sử dụng thuốc chống loạn thần không điển hình mới hơn như risperidone. Benzodiazepine cho tác dụng nhanh chóng nhưng có thể làm trầm trọng thêm sự nhầm lẫn và tác dụng an thần. Hội chứng cai rượu Triệu chứng của cai rượu rất đa dạng, từ run và mất ngủ nhẹ, đến nặng nhất là cuồng sảng rượu cấp (delirium tremens- DT) đặc trưng bởi mê sảng, run và các vận động tự động. Mức độ nghiêm trọng của cai rượu được đánh giá bằng thang điểm Clinical Institute Withdrawal Assessment (CIWA) (thang điểm lâm sàng đánh giá cai rượu). Các yếu tố nguy cơ cho sự khởi phát của cuồn sảng rượu cấp bao gồm tiền sử uống rượu hàng ngày kéo dài nhiều năm, tiền sử có các triệu chứng cai rượu, trên 30 tuổi và có bệnh lý kết hợp. Cai rượu có thể tồn tại song song hoặc bắt chước các tình trạng khác như nhiễm trùng, chảy máu nội sọ, suy gan, xuất huyết tiêu hóa, hoặc quá liều thuốc. DT là một chẩn đoán loại trừ; các chẩn đoán nghiêm trọng khác phải được loại trừ trước khi gán các dấu hiệu vận động tự động và thay đổi trạng thái tinh thần của bệnh nhân cho hội chứng cai (xem Bảng 52-1). Điều quan trọng là phải hiểu được tiến trình về thời gian của hội chứng cai rượu(Bảng 52-2). Trái với các nguyên nhân khác của mê sảng, benzodiazepine là thuốc ưu tiên sử dụng trong hội chứng cai rượu. Chúng có thể được sử dụng trên một lịch trình cố định ở những bệnh nhân có nguy cơ cao (tiền sử cuồng sảng rượu cấp hoặc co giật do cai) để dự phòng các triệu chứng của hội chứng cai rượu. Nếu các triệu chứng đã xuất hiện, benzodiazepine có thể sử dụng theo 2 phác đồ: các thuốc benzodiazepine tác dụng kéo dài như diazepam hoặc chlordiazepoxide tiêm liều cao cho đến khi hết các triệu chứng và sau đó sử dụng dạng thuốc tác dụng chậm hơn để ngăn ngừa hơn nữa các triệu chứng cai; ngoài ra các thuốc có tác dụng ngắn như lorazepam được sử dụng khi cần thiết, chỉ bệnh nhân có triệu chứng. Cả 2 phác đồ điều rất hiệu quả. Trong cả hai trường hợp, chìa khoá để xử trí thành công ban đầu là tăng dần liều cho đến khi bệnh nhân bị an thần mạnh nhưng vẫn còn đáp ứng, và sau đó là giảm liều nhanh khi kích động giảm, thường sau 48 đến 72 giờ. Các điều trị hỗ trợ cũng rất quan trọng như truyền dịch, bổ sung chất điện giải như magie, bổ sung thiamine và các vitamin nhóm B khác cho người suy dinh dưỡng, nghiện rượu để ngăn ngừa bệnh não Wernicke. CÂU HỎI LƯỢNG GIÁ …
Chi tiết[Sổ tay Harrison Số 47] Xuất huyết tiêu hoá
I. BIỂU HIỆN 1. Nôn ra máu: Nôn ra máu hoặc máu bị biến đổi (“bã cà phê”) gợi ý chảy máu ở đoạn gần dây chằng Treitz. 2. Đi cầu phân đen: Máu bị biến đổi (đen) đi qua trực tràng (cần >100 mL để tạo ra phân đen) …
Chi tiết[Cơ chế triệu chứng số 72] Thở ngắt quãng (Periodic breathing)
1.MÔ TẢ Được cho là một biến thể của kiểu thở Cheyne-Stokes, đặc trưng bởi những chu kỳ lặp lại đều đặn của sự thay đổi thể tích khí lưu thông trong đó thể tích khí lưu thông thấp nhất ít hơn một nửa thể tích khí lưu thông tối …
Chi tiết[Sinh lí Guyton số 41] Sự vận chuyển O2 và CO2 trong máu và mô kẽ
Sau khi Oxy được khuếch tán từ phế nang vào máu phổi, sẽ được vận chuyển gần như hoàn toàn tới các mao mạch ở mô dưới dạng gắn với hemoglobin. Sự xuất hiện của Hb trong hồng cầu cho phép máu vận chuyển một lượng O2nhiều hơn 30 đến …
Chi tiết[BỆNH HỌC] Ngộ độc thực phẩm BOTULINUM
Nguồn: Bs. Trần Văn Phúc ============================ Nếu bạn đến nước Mỹ, hỏi bất kì đứa trẻ nào học lớp 7, các em sẽ nói cho bạn biết đồ hộp bị bóp méo có thể khiến bạn ngộ độc, loại độc tố chết người nhất hành tinh có tên là botulinum. …
Chi tiết[Sổ tay Harrison Số 46] Tiêu chảy, Táo bón và Kém hấp thu
CHỨC NĂNG TIÊU HOÁ BÌNH THƯỜNG HẤP THU DỊCH VÀ ĐIỆN GIẢI Lượng dịch vận chuyển trong ống tiêu hoá là 8–10 L/ngày, gồm 2 L/d uống; hấp thu chủ yếu ở ruột non. Đại tràng bình thường hấp thu 0.05– 2 L/ngày, với sức chứa 6 L/d nếu cần. …
Chi tiết[Case lâm sàng 115] Loãng xương
Tóm tắt: Bệnh nhân nữ 75 tuổi, người da trắng đến phòng cấp cứu với lýdo đau cổ tay phải sau khi ngã tại nhà. Bệnh nhân vấp ngã trong khi chuẩn bị bữa tối và dạng bàn tay phải ra chống đỡ. Bệnh nhân nghe thấy tiếng “rắc” và đau ngay sau đó. Bệnh nhân có tiền sử ba lần mang thai bình thường, mãn kinh ở tuổi 50 và tăng huyết áp được kiểm soát tốt bằng thuốc lợi tiểu, tiền sử hút thuốc 50 năm. Cân nặng 45 kg và chiều cao 167.6 cm. Thăm khám thấy, các dấu hiệu sinh tồn bình thường; sưng và biến dạng cẳng tay, cổ tay phải, hạn chế vận động do đau; mạch quay và dấu hiệu refill (thời gian làm đầy mao mạch trở lại) ở giường móng tay phải tốt. Xquang cho thấy một đường gãy ở đầu xương quay phải và bác sĩ X quang ghi lưu về dấu hiệu loãng xương. Yếu tố nguy cơ gây gãy xương nào mà bệnh nhân này có thể có ? …
Chi tiết[Sổ tay Harrison Số 45] Nuốt khó
I. NUỐT KHÓ Nuốt khó là khó đẩy thức ăn hoặc chất lỏng qua miệng, hầu và thực quản. BN cảm nhận các chất được nuốt bị tắc lại trên đường đi. Nuốt đau là đau khi nuốt. Nuốt vướng là cảm giác có một khối nằm ở họng, không …
Chi tiết