[Tiếp cận số 3] đau bụng

Rate this post

Định nghĩa đúng về sự đau bụng cấp là một thách thức trên trong thực hành lâm sàng. Một vài tình huống lâm sàng đòi hỏi sự phán đoán chính xác của bác sĩ, bởi vì sự nghiêm trọng của một bệnh có thể được chẩn đoán sớm bởi các triệu chứng và dấu hiệu đặc biệt. Nếu thực hiện một cách tỉ mỉ thì việc hỏi bệnh sử và thăm khám là điều quan trọng nhất. Bảng phân loại bệnh căn 13.1, mặc dù không đầy đủ nhưng nó là nền tảng hữu ích cho việc đánh giá một bệnh nhân đau bụng. Việc nghĩ rằng đau bụng cấp tính là phẫu thuật không phải là một chẩn đoán được chấp nhận vì ý nghĩa của nó thường bị hiểu nhầm. Rõ ràng ‘’đau bụng cấp tính’’ có thể không cần phẫu thuật can thiệp và những cơn đau bụng nhẹ nhất có thể là một tổn thương được phục hồi nhanh chóng. Nhiều bệnh nhân khởi phát đau bụng gần đây đòi hỏi cần phải được đánh giá sớm, triệt để và chẩn đoán chính xác.

Mt số cơ chế đau ở vùng bng

1. Viêm phúc mc thành

Đau do viêm phúc mạc thành có tính chất ổn định và đau ở vị trí xung quang vùng viêm, sự liên quan này có thể vì do nó được dẫn truyền bởi hệ thần kinh thân thể của phúc mạc thành. Cường độ cơn đau phụ thuộc vào diện tích mà bề mặt phúc mặc tiếp xúc với tác nhân trong một thời gian nhất định. Ví dụ, sự giải phóng bất ngờ vào khoang phúc mạc một lượng nhỏ acid dịch vị sẽ hơn so với cùng một lượng chất tiết thần kinh được phóng thích. Enzyme tuyến tụy hoạt động gây đau và viêm nhiều hơn so với cùng một lượng mật vô
trùng không chứa enzyme mạnh. Máu và nước tiểu thường không dễ phát hiện nếu sự tiếp xúc của chúng với phúc mạc không lớn và bất ngờ. Trong trường hợp nhiễm khuẩn, như bệnh viêm cùng chậu, thường không đau nhiều trong thời gian đầu của bệnh cho đến khi số lượng vi khuẩn đủ lớn để tiết ra chất kích thích. Tỉ lệ chất kích thích được đưa vào phúc mạc rất quan trọng. Loét dạ dày có thể được kết hợp với những hình ảnh lâm sàng khác nhau, chỉ phụ thuộc vào tốc độ phóng thích nhanh chóng của dịch dạ dày vào khoang phúc mạc. Những cơn đau của viêm phúc mạc liên quan đến sự thay đổi áp suất hay sự căng của phúc
mạc,đau lúc sờ, di chuyển, ho hoặc hắt hơi.

Bệnh nhân viêm phúc mạc nằm trên giường và tránh chuyển động, khác với bệnh nhân bị đau bụng thường quằn quại. Những triệu chứng đặc trưng của sự kích thích phúc mạc là tăng phản xạ co thắt của cơ cùng bụng, khu trú ở các phần cơ thể có liên quan. Cường độ của sự co thắt cơ kèm theo viêm phúc mạc phụ thuộc vào vị trí của quá trình viêm, tốc độ mà nó phát triển và sự toàn vẹn của hệ thống thần kinh. Sự co thắt trong viêm ruột thừa và loét dạ dày ruột có thể được khu trú lại do tác dụng bảo vệ của cơ quan nội tạng xung quanh. Một quá trình phát triển chậm thường làm giảm nhiều mức độ co thắt của cơ. Những trường hợp khẩn cấp như loét dạ dày tá tràng có thể kết hợp với đau hoặc không đau hoặc làm trơ sự co cơ, bệnh thường nặng ở những bệnh nhân cao tuổi hay những bệnh nhân tâm thần.

2. Tc nghn tng rng

Cơn đau của tạng rỗng ở bụng được mô tả cổ điển là đau không liên tục, hay đau bụng đột ngột bắt đầu và kết thúc theo sự co thắt của cơ trơn tạng rỗng (colicky). Tuy nhiên, việc thiếu triệu chứng thường không gây nên hiểu lầm bởi sự chướng của một tạng rỗng có thể gâu đau ổn định chỉ với đợt rất thường xuyên. Nó không ở gần nơi đau như đau do viêm phúc mạc thành. Đau bụng do tắc nghẽn ruột non thường đau trước hay sau rốn và thường ít khu trú. Khi ruột trở nên giãn ra và sự mất dần cơ bắp, tính chất của cơn đau bụng có thể giảm. Với sự tắc nghẽn chồng lên, cơn đau có thể lan lên vùng dưới thắt lưng nếu có lực kéo lên gốc
của mạc treo. Đau bụng trong tắc nghẽn đại tràng với cường độ thấp hơn so với ruột non và đau ở dưới rốn. Đau lan ra lưng thường có đau trong tắc đại tràng. Chướng đột ngột của đường mật tạo ra sự thay đổi ổn định hơn so với các loại đau, do đó thuật ngữ đau quặn mật đang bị hiểu lầm. Chướng cấp tính của túi mật thường gây đau ở hạ sườn phải với lan ra khu vực phía sau bên phải của ngực hoặc đầu xương bả vai phải, nhưng thường ở đường giữa. Chướng của ống mật chủ thường kết hợp đau vùng thượng vị lan đến phần trên của vùng thắt lưng. Sự thay đổi phổ biến, tuy nhiên để phân biệt giữa chúng là không thể. Cơn đau dưới
xương vai điển hình hoặc lan đến thắt lưng thường không có. Sự giãn dần của đường mật, như trong ung thư biểu mô đầu tụy có thể không gây đau hoặc chỉ là cảm giác đau nhẹ ở vùng thượng vị và hạ sườn phải. Những cơn đau của chướng tuyến tụy thường giống với chướng của ống mật chủ, ngoài ra nó thường xuyên đau nhiều khi nằm và giảm bớt khi đứng. Sự tắc bàng quang dẫn đến đau trên xương mu với cường độ thấp. Sự khó chịu, không có cảm giác đau có thể là dấu hiệu duy nhất của một bệnh nhân có bàng quang bị căng. Ngược lại, sự tắc nghẽn cấp tính của phần trong bàng quang của niệu quản đặc trưng bởi đau trên khớp mu và sườn, lan tới dương vật, bìu hoặc mặt trong đùi. Sự tắc nghẽn của niệu quản chậu sẽ đau ở góc sườn-đốt sống, trong khi đó sự tắc nghẽn phần còn lại của niệu quản dẫn thường kết hợp với đau mạn sườn thường kéo dài tới bụng cùng bên.

3. Ri lon mch máu

Một quan niệm sai lầm thường xuyên, mặc dù kinh nghiệm phong phú, đau kết hợp rối loạn mạch máu trong ổ bụng thường đột ngột và nguy hiểm. Đau do tắc mạch hay huyết khối ở động mạch mạc treo tràng trên hay sự sắp xảy ra vỡ túi phình động mạch chủ bụng chắc chắn có thể rất nghiêm trọng và lan tỏa. Tuy nhiên, những bệnh nhân tắc động mạch mạc treo tràng trên chỉ đau lan tỏa liên tục hoặc tê cứng cơ bụng nhẹ ở 2 hay 3 ngày đầu trước khi xảy ra vỡ mạch máu hay sự xuất hiện của những triệu chứng của viêm phúc mạc. Giai đoạn đầu cảm giác khó chịu là do tăng nhu động so với viêm phúc mạc. Sự đau lan tỏa và liên tục ở bệnh nhân bị mắc bệnh động mạch là khá đặc trưng của tắc động mạch mạc treo tràng trên. Đau bụng lan tới vùng xương cùng, mạng sườn hay cơ quan sinh dục thì luôn báo hiệu có sự xuất hiện của phình động mạch chủ bụng. Cơn đau này có thể xảy ra trong thời gian khoảng vài ngày trước khi vỡ mạch máu.

4. Thành bng

Đau phát triển từ thành bụng thường là đau ổn định và đau nhẹ. Di chuyển, đứng lâu, tăng áp lực gây khó chịu và co thắt cơ bắp trong trường hợp bị xuất huyết ở bao cơ thẳng bụng, thường gặp nhất ở những bệnh nhân có điều trị thuốc chống đông,khối máu đông có thể xuất hiện ở góc phần tư dưới của bụng. Sự tham gia của các cơ ở các bộ phận khác nhau của cơ thể thường dùng để phân biệt viêm cơ thành bụng với quá trình trong ổ bụng có thể gây đau ở cùng một khu vực.

5. Đau quy chiếu trong bnh lí bng

Đau quy chiếu trong ổ bụng từ ngực, cột sống và các cơ quan sinh dục có thể nêu lên một vấn đề gây tranh cãi trong chẩn đoán, bởi vì bệnh ở phần trên của khoang bụng như viêm túi mật cấp tính, loét thường kèm theo biến chứng trong lồng ngực. Một điều quan trọng nhất nhưng thường bị bỏ quên, đó là khả năng bệnh trong lồng ngực phải được xem xét trong mỗi bệnh nhân đau bụng, đặc biệt là khi đau ở phần trên của bụng. Những câu hỏi và xét nghiệm có hệ thống hướng tới phát hiện có nhồi máu cơ tim hoặc nhồi máu phổi, viêm
phổi, viêm màng ngoài tim hoặc bệnh thực quản (các bệnh trong lồng ngực thường xuyên nhất mà gây thực quản khẩn cấp giả ở bụng ) sẽ cung cấp thông tin thiết lập những chẩn đoán thích hợp. Viêm màng phổi hoành do viêm phổi hoặc nhồi máu phổi có thể gây đau ở phần tư trên phải và đau vùng thượng đòn, các hướng lan sẽ được phân biệt với đau dưới xương vai gây ra bởi chướng cấp tính hoặc đường mật ngoài gan. Kết luận cuối cùng về nguồn gốc của đau bụng có thể yêu cầu theo dõi thận trọng và được lên kế hoạch trong thời gian vài giờ, trong đó lặp đi lặp lại những câu hỏi và xét nghiệm sẽ cung cấp những chẩn đoán và những nghiên cứu thích hợp. Đau xuất phát từ ngực thường đi kèm với sự đặt nẹp nửa ngực với sự hô
hấp chậm và giảm sự lan tới nhiều điểm hơn so với bệnh ở trong khoang bụng. Ngoài ra, co thắt cơ bụng rõ ràng gây ra bởi cơn đau sẽ giảm trong giai đoạn hít vào, trong khi nó liên tục trong suốt giai đoạn hô hấp nếu nó có nguồn gốc ở bụng. Sờ ở vùng đau quy chiếu ở bụng cũng không làm đau thêm và trong nhiều trường hợp còn có dấu hiệu giảm đi.

Bệnh lồng ngực và bệnh trong ổ bụng thường cùng tồn tại, thường khó hoặc không thể phân biệt. Ví dụ, một bệnh nhân có bệnh lí đường mật thường đau ở vùng thượng vị trong khi nhồi máu cơ tim, đau bụng do có thể đau vùng của tim hoặc của vai trái bệnh nhân đã bị cơn đau thắt ngực từ trước. Để gii thích cho slan của đau của vùng trước đó bị bnh, hãy xem chapter 11. Đau quy chiếu từ cột sống sẽ chèn ép và kích thích rễ thần kinh, biểu hiện ở tăng cường chuyển động nhất định như ho, hắt hơi hoặc căng thẳng và kết hợp với tăng cảm quanh khoanh da (dermatomes). Đau quy chiếu ở bụng từ tinh hoàn hoặc túi tinh sẽ tăng tác dụng lực nhỏ lên những bộ phận khác của cơ thể. Cảm giác khó chịu ở bụng thường nhẹ và kém khu trú.

6. Ri lon chuyn hóa

Đau có nguồn gốc chuyển hóa có thể kích thích một số loại đau trong ổ bụng. Một loạt cơ chế có thể được tìm hiểu trong những trường hợp nhất định như tăng lipid máu, các bệnh chuyển hóa có thể đi kèm với quá trình trong ổ bụng như viêm  tụy, có thể không cần soi ổ bụng(laparotomy) trừ khi được chỉ định. Thiếu esterase C’1 liên quan đến phù mạch máu thần kinh thường gắn liền với những giai đoạn đau bụng dữ dội không rõ, nguồn gốc chuyển hóa luôn phải được xem xét. Đau bụng cũng là dấu hiệu của sốt Địa Trung Hải gia đình (chap 330). Các chẩn đoán phân biệt thường không dễ giải quyết. Đau do rối loạn chuyển hóa porphyrin và đau bụng do ngộ độc chì thường khó để phân biệt được với tăc ruột, vì sự tăng nhu động nghiêm trọng là một tính năng nổi bật của cả hai. Đau do tăng ure huyết hoặc bệnh tiểu đường thường là không đặc hiệu, và đau thường xuyên thay đổi vị trí và cường độ. Toan chuyển hóa do tiểu đường có thể được kích hoạt bởi viêm ruột thừa cấp tính hoặc tắc ruột, do đó nếu giả quyết nhanh chóng các cơn đau bụng không phát sinh từ sự điều chỉnh các rối loạn chuyển hóa, một vấn đề hữu cơ cơ bản cần được nghi ngờ. Nhện góa phụ đen cắn gây đau dữ dội và co cứng của các cơ bụng và lưng, một khu vực thường xuyên tham gia vào các bệnh trong ổ bụng.

7. Căn nguyên thần kinh

Đau có thể xảy ra ở các bệnh tổn thương dây thần kinh cảm giác. Nó có biểu hiện của cơn nóng ran và thường bị giới hạn bởi sự phân bố dây thần kinh ngoại vi nhất định. Kích thích bình thường như là xúc giác hay sự thay đổi nhiệt độ có thể chuyển thành dạng đau này, thường hiện diện ở bệnh nhân khi nghỉ. Việc chứng minh sự xuất hiện của các vết đau ở da không theo quy luật có thể là dấu hiệu duy nhất của tổn thương thần kinh cũ từ đau có nguyên nhân. Mặc dù đau có thể hội tụ bởi việc sờ nắn nhẹ nhàng, không có sự co cứng của cơ bụng, không thay đổi khi hít thở sâu. Ít gặp chướng bụng và cơn đau không có mối
liên hệ với thức ăn. Cơn đau xuất phát từ dây thần kinh đốt sống hoặc rễ thần kinh xảy ra nhanh và kết
thúc đột ngột, là một loại đau nhói (chapter 15). Có thể nguyên do bởi herpes zoster, sự tác động của viêm khớp, khối u, thoát vị nhân đệm (kiểu thoát vị đĩa đệm cột sống), bệnh tiểu đường, hoặc giang mai. Nó không liên quan thức ăn, căng chướng bụng hay không thay đổi khi hít thở sâu. Co thắt cơ nghiêm trọng, như là ở cơn đau dạ dày trong bệnh tabet, là phổ biến nhưng hoặc là thuyên giảm hoặc là không được xác định rõ qua ấn bụng. Cơn đau có thể tồi tệ hơn bởi sự dịch chuyển của cột sống và thường bị hạn chế trong một
vài khoanh da. Tăng cảm giác là rất phổ biến. Đau do nguyên nhân chức năng không thuộc một trong những kiểu đau đã nói trên. Cơ chế khó xác định. Hội chứng ruột kích thích (IBS) là một rối loạn tiêu hóa chức năng
đặc trưng bởi đau bụng và thói quen ruột bị thay đổi. Việc chẩn đoán được dựa trên các tiêu chuẩn lâm sàng (chapter 296) và sau khi loại trừ các bệnh cấu trúc bất thường khác. Các cơn đau bụng thường được gây ra bởi stress, và cơn đau thay đổi đáng kể về loại hình và vị trí. Buồn nôn và nôn rất hiếm gặp. Khoanh vùng đau và co thắt cơ là không phù hợp hoặc không có. Nguyên nhân của hội chứng ruột kích thích (IBS) hoặc rối loạn chức năng liên quan chưa được biết đến.

 

Vài trường hợp đau bụng cần can thiệp phẫu thuật khẩn cấp mà cần bỏ qua việc tiếp cận bệnh nhân theo đúng quy trình, không có vấn đề nào khác tình trạng nguy cấp của bệnh nhân. Chỉ những bệnh nhân này với việc mất máu do xuất huyết trong ổ bụng (ví dụ vỡ phình) phải được nhanh chóng đưa đến phòng mổ ngay lập tức, nhưng trong một số trường hợp yêu cầu mất một vài phút để đánh giá mức độ nghiêm trọng của bản chất vấn đề. Trong hoàn cảnh này, những trở ngại khác cần để sang một bên, thiết lập đường truyền tĩnh mạch với dịch thay thế phù hợp là ưu tiên. Nhiều bệnh nhân thuộc trường hợp này đã chết ở bộ phận chụp X-quang hay phòng cấp cứu trong khi phải chờ những kiểm tra không cần thiết như điện tâm đồ hay chụp CT. Không có bất kì chống chỉ định nào cho toàn bộ quá trình khi xảy ra xuất huyết lớn. May mắn là tình huống này tương đối hiếm xảy ra. Những lưu ý này không liên quan đến xuất huyết tiêu hóa, có thể xem về xử trí và điều trị bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa ở phần khác (chapter 41). Không có gì có thể thay thế một trình tự khám bệnh, và một bệnh sử chi tiết, nó có giá trị hơn bất cứ xét nghiệm hay kiểm tra Xquang nào. Loại bệnh sử này tốn nhiều công sức và thời gian, và việc thực hiện nó không phải cho tất cả bệnh nhân, mặc dù có thể có một chẩn đoán khá chính xác dựa trên cơ sở một bệnh sử chi tiết trong phần lớn các trường hợp. Chẩn đoán với hỗ trợ máy tính trong trường hợp đau bụng không mang lại hiệu quả hơn so với đánh giá lâm sàng đơn độc. Trong các trường hợp đau bụng cấp tính, một chẩn đoán dễ dàng được đưa ra ở hầu hết các trường hợp, trong khi ở bệnh nhân mạn tính lại thường không dễ dàng như vậy. IBS là một
trong những nguyên nhân phổ biến nhất của đau bụng và phải luôn luôn giữ ở trong đầu (chapter 296). Vị trí của cơn đau có thể hỗ trợ trong việc thu hẹp chẩn đoán phân biệt (Bảng 13-2); tuy nhiên, các tuần tự thời gian của các sự kiện trong bệnh sử của bệnh nhân thường là quan trọng hơn việc tập trung vào các vị trí
đau. Nếu người xét nghiệm đủ thông minh và không quá vội, hỏi những câu hỏi đúng, và lắng nghe, bệnh nhân thường sẽ cung cấp chẩn đoán. Sự chú ý cẩn thận nên được tập trung vào vùng ổ bụng nơi gây ra cơn đau bụng. Tiền sử kinh nguyệt chính xác ở một bệnh nhân nữ là điều cần thiết. Nhóm thuốc giảm đau gây nghiện hay nhóm giảm đau khác  không nên được chỉ định cho đến khi có một chẩn đoán hay một kế hoạch dứt khoát được xây dựng; thuốc giảm đau có thể sẽ làm hiểu sai diễn tiến của bệnh cần chẩn đoán.

Trong quá trình khám, việc xem xét những biểu hiện đơn giản của bệnh nhân như sắc mặt, tư thế nằm, và hoạt động hô hấp, giúp cung cấp manh mối có giá trị. Lượng thông tin thu thập được tỉ lệ thuận với sự ân cần và chu đáo của bác sĩ. Khi một bệnh nhân viêm phúc mạc được kiểm tra một cách sơ sài, sự đánh giá
chính xáccủa các bác sĩ tiếp theo gần như không thể. Biện pháp tạo phản ứng dội, tạo sự đàn hồi đột ngột của phúc mạc sau khi ấn mạnh sâu ở bệnh nhân nghi ngờ viêm phúc mạc là tàn nhẫn và không cần thiết. Các thông tin tương tự có thể thu được bằng cách gõ nhẹ nhàng vùng bụng (thực hiện nhẹ nhàng trên phạm vi nhỏ), vận dụng khéo léo điều này có thể tác động từ xa cho tới gần vị trí đau một cách chính xác. Yêu cầu bệnh nhân ho sẽ gợi ra manh mối chính xác mà không cần đặt tay lên bụng. Hơn nữa, những lần thực hiện
nghiệm pháp làm bệnh nhân cảm thấy đau đớn sẽ làm co thắt cơ bụng, và gây đau, khó chịu cho bệnh nhân, làm tăng cảm giác lo lắng bệnh tật của bệnh nhân. Một túi mật to sờ được có thể bị bỏ qua nếu sờ nắn quá mạnh tay khiến các cơ co thắt chủ động chồng lên sự co cứng của các cơ không chủ động. Cũng giống như với việc hỏi bệnh sử, cần dành một thời gian vừa đủ để khám bệnh. Các dấu hiệu bụng có thể rất nhỏ, tuy nhiên, nếu đi kèm với các triệu chứng phù hợp, có thể đặc biệt có ý nghĩa. Dấu hiệu bụng có thể hầu như
hoặc hoàn toàn vắng mặt trong các trường hợp viêm phúc mạc vùng chậu, vì vậy hãy chú ý các kiểm tra vùng chậu và trực tràng là bắt buộc đối với mọi bệnh nhân đau bụng. Sự thận trọng khi khám vùng chậu hoặc trực tràng sẽ giúp ích cho việc chẩn đoán trong khi các dấu hiệu đau bụng khác có thể không có, đặc biệt
giá trị trong vỡ ruột thừa viêm, viêm túi thừa, xoắn u nang buồng trứng, và nhiều bệnh khác. Cần chú ý nhiều đến sự có mặt hay vắng mặt âm thanh nhu động, âm sắc và tần số của chúng. Nghe bụng là một trong những cách giúp tìm ra triệu chứng đặc hiệu ở những bệnh nhân đau bụng. Những ca tắc nghẽn ruột non
hay vỡ ruột thừa viêm có thể có nhu động bình, nhưng ngược lại, khi các đoạn gần của ruột non tắc nghẽn trở nên rõ rệt và phù nề, âm nhu động ruột có thể mất đi và những đặc điểm của các chứng sôi bụng, trở yếu đi và mất hẳn, ngay cả khi viêm phúc mạc không xảy ra. Có thể xuất hiện đột ngột một tình trạng viêm phúc mạc hóa học nghiêm trọng mà trước đó hoàn toàn không có biểu hiện đau bụng hay bất kỳ dấu hiệu nào khác cả. Việc đánh giá tình trạng mất nước của cơ thể và đáp ứng với bù nước rất quan trọng. Những xét nghiệm ở phòng thí nghiệm có thể có giá trị trong đánh giá bệnh nhân bị đau bụng, tuy vậy, với vài ngoại lệ, có thể khó chẩn đoán được bệnh. Tăng bạch cầu không bao giờ được xem là yếu tố quyết định riêng lẻ tới việc liệu có hay không có đưa ra chỉ định. Tổng số bạch cầu >20,000/µL có thể xem xét đến tình trạng thủng tạng rỗng, nhưng viêm ruột thừa, viêm túi mật cấp tính, bệnh viêm phúc mạc, và nhồi máu ruột có thể gắn liền với các dấu hiệu tăng bạch cầu. Số lượng bạch cầu bình thường là không hiếm ở các trường hợpthủng nội tạng bụng. Chẩn đoán thiếu máu cấp tính có thể hữu ích hơn so với số lượng bạch cầu, đặc biệt là có kết hợp với bệnh sử. Xét nghiệm nước tiểu có thể giúp nói lên tình trạng hydrat hóa hoặc giúp loại trừ bệnh thận nặng, đái tháo đường, hoặc nhiễm khuẩn niệu…BUN( nito trong ure trong máu), glucose, và nồng độ bilirubin huyết thanh cũng có thể giúp ích. Nồng độ amylase huyết thanh có thể tăng ở nhiều bệnh khác hơn là viêm tuyến tụy, ví dụ như thủng ổ loét dạ dày ruột, tắc ruột, và viêm túi mật cấp tính, vì vậy, sự tăng cao của amylase huyết thanh không loại trừ sự cần thiết của một ca mổ. Việc xác định enzyme lipase trong huyết thanh có thể có độ chính xác lớn hơn enzyme amylase huyết thanh. Phim X-quang ngang và thẳng đứng hoặc tư thế nằm nghiêng của bụng có thể có giá trị trong các trường hợp tắc ruột, thủng ổ loét, và một vài loại bệnh khác. Chúng thường không cần thiết trong các trường hợp bệnh nhân viêm ruột thừa cấp, hoặc nghẹt thoát vị bên ngoài. Trong các trường hợp hiếm hoi, barium hoặc các chất cản quang tan trong nước khác giúp nhìn thấy sự tắc nghẽn ở phần trên ống tiêu hóa mà các phương tiện chẩn đoán khác có thể bỏ sót. Nếu có bất kì câu hỏi nào về tắc nghẽn đại tràng, uống barium sunfat nên tránh. Mặt khác, trong trường hợp nghi ngờ tắc nghẽn đại tràng (mà không thủng), thuốc cản quang bơm đường hậu môn có thể dùng để chẩn đoán. Trong trường hợp không có chấn thương, việc dùng thủ thuật rửa ổ bụng để chấn đoán đã được thay thế bằng siêu âm, CT, và phẫu thuật nội soi. Siêu âm đã được chứng minh là hữu ích trong việc phát hiện một túi mật to hoặc tụy, sự hiện diện của sỏi mật, nang buồng trứng, hoặc thai ngoài tử cung. Phẫu thuật nội soi là đặc biệt hữu ích trong chẩn đoán bệnh vùng chậu, chẳng hạn như u nang buồng trứng, thia ngoài ở ống dẫn trứng, viêm vòi trứng, và viêm ruột thừa cấp tính. Chụp X-quang gan mật quét axit iminodiacetic (HIDAs) có thể giúp phân biệt viêm túi mật cấp do viêm tụy cấp tính. Chụp CT có thể xác định tuyến tụy to, vỡ lá lách, hoặc dày thành đại tràng hoặc thành ruột thừa và vết của màng treo đại tràng hoặc màng treo ruột thừa đặc trưng của viêm ruột thừa.
Đôi khi, ngay cả trong các điều kiện tốt nhất với tất cả sự hỗ trợ sẵn có cùng với kĩ năng lâm sàng tuyệt vời nhất, chẩn đoán xác định vẫn không thể được xác định ở lần kiểm tra đầu tiên. Tuy nhiên, mặc dù thiếu một chẩn đoán giải phẫu rõ ràng, nhưng với kinh nghiệm và sự chu đáp với bệnh nhân của bác sĩ điều trị và phẫu thuật viên có thể tìm thấy chẩn đoán một các chính xác. Nên nhớ rằng, cần luôn luôn đặt ra vấn đề, đặt câu hỏi, và việc hỏi bệnh và khám lại liên tục và lặp lại sẽ làm sáng tỏ quá trình diễn tiến của bệnh để từ đó lựa chọn quá trình điều trị hiệu quả và hợp lý.
Lưu đồ tham khảo tiếp cận chẩn đoán đau bụng cấp

Nguồn: Nguyên lý nội khoa Harrison

Xem tất cả “Tiếp cận lâm sàng nội khoa” tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-lam-sang/tiep-can-lam-sang-noi-khoa/

 

Advertisement

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …