[TUẦN LỄ TIÊM CHỦNG THẾ GIỚI 2019] Vaccine và sức mạnh bảo vệ #vaccineswork

Rate this post

Từ khi sinh ra, chúng ta liên tục tiếp xúc với nhiều loại vi khuẩn và virus khác nhau. Tuy nhiên, hệ thống miễn dịch của cơ thể giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân gây hại. Khi ta tiếp xúc với chúng, hệ thống miễn dịch kích hoạt một loạt các phản ứng để vô hiệu hóa và hạn chế tác hại của các vi sinh vật. Tiếp xúc với một bệnh truyền nhiễm thường mang lại sự bảo vệ suốt đời (miễn dịch) vì vậy chúng ta không mắc lại căn bệnh tương tự. Do hệ thống miễn dịch của chúng ta đã lưu nó vào ‘bộ nhớ’.

1. Bảo vệ đơn giản và hiệu quả

Chúng ta thường phát triển khả năng miễn dịch suốt đời khi chúng ta mắc bệnh. Mặc dù thế, một số bệnh có thể dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng và đôi khi gây tử vong. Mục đích của tiêm chủng là để có được miễn dịch này mà không có bất kỳ rủi ro nào của bệnh.

Khi chúng ta tiêm phòng, “bộ nhớ” của hệ thống miễn dịch được kích hoạt. Trong quá trình tiêm chủng,  các vi sinh vật gây bệnh đã được làm yếu hoặc bị tiêu diệt, các độc tố hay protein trên bề mặt của vi sinh vật được thêm vào cơ thể. Hệ thống miễn dịch sau đó được kích hoạt mà không khiến chúng ta bị bệnh. Một số bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có thể được ngăn ngừa một cách đơn giản và hiệu quả. Đối với một vài bệnh, tiêm vaccine sẽ tạo miễn dịch bảo vệ suốt đời, số khác, hiệu quả sẽ giảm dần sau một vài năm và cần phải tiêm nhắc lại.

Khi phần lớn dân số đã được tiêm vaccine chống lại một căn bệnh, sẽ có rất ít người bị nhiễm. Điều này bảo vệ một số ít người chưa được tiêm phòng hoặc không đủ điều kiện để tiêm phòng như: trẻ sơ sinh, phụ nữ mang thai hoặc những người có hệ thống miễn dịch bị suy yếu. Với sự trợ giúp của tiêm chủng, quá trình lây nhiễm dễ bị phá vỡ, làm cho sự lây lan của bệnh dừng hoặc chậm lại điều này đã đạt được đối với bệnh đậu mùa.

2. Những thành công trong sứ mệnh bảo vệ cộng đồng

Dịch sởi ngày nay được kiểm soát sau nhiều thập kỉ khó khăn.

Với 85% trẻ em trên thế giới – tăng từ khoảng 20%  vào năm 1980 – hiện đã nhận được vaccine thiết yếu, bảo vệ chúng và cộng đồng chống lại không chỉ bệnh sởi mà còn bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B và bại liệt.

Mức độ bảo vệ này thông qua một nỗ lực mạnh mẽ trên toàn cầu để tăng khả năng tiếp cận và khả năng chi trả vaccine, với sự hỗ trợ trong những thập kỷ gần đây từ các đối tác mới như Gavi, Liên minh Vaccine – tập trung vào việc mở rộng vaccine ở các nước nghèo nhất, Sáng kiến ​​Sởi & Rubella.

Từ những nỗ lực này, kết quả đem lại rất khả quan. Đã có một tác động tương tự đối với nhiều bệnh từng khiến chúng ta sợ hãi. Chỉ 30 năm trước, bệnh bại liệt hoang dã đã lan rộng khắp 125 quốc gia, khiến hàng triệu người phải sống trong cảnh tàn tật suốt đời. Năm ngoái, đã ghi nhận ca nhiễm virus bại liệt hoang dã nhưng chỉ ở hai quốc gia – Afghanistan và Pakistan – có 33 trường hợp đã xác nhận được báo cáo trên toàn thế giới.

Uốn ván ở bà mẹ và trẻ sơ sinh, một căn bệnh thường gây tử vong, đã được loại bỏ ở tất cả trừ 13 quốc gia vì tiêm vaccine cho phụ nữ trước hoặc trong khi mang thai. Và kết quả đầy hứa hẹn từ các quốc gia đã sớm giới thiệu vaccine papillomavirus ở người, cho thấy tương lai ung thư cổ tử cung sẽ giảm.

Trong khi đó, vaccine mới đã và đang được nghiên cứu để bảo vệ chúng ta chống lại một số mầm bệnh nguy hiểm. Vaccine Ebola rVSV-ZEBOV đã đóng một vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh này ở Cộng hòa Dân chủ Congo, trong khi RTS, S, vaccine sốt rét đầu tiên trên thế giới đang được thử nghiệm trong các chương trình tiêm chủng thông thường bắt đầu từ tháng này.

3. Những lỗ hổng trong chuỗi bảo vệ

Ở các quốc gia có nhiều mức thu nhập, sự bất bình đẳng trong tiếp cận là rào cản cơ bản đối với việc tiêm phòng, với những trẻ em nghèo thường có ít khả năng tiêm vaccine đầy đủ và đúng hạn. Nhưng ở một số quốc gia nơi tiếp cận cao, cũng có những phụ huynh trì hoãn hoặc từ chối vaccine cho con vì những quan niệm sai lầm hoặc sự tự mãn của cha mẹ về khả năng miễn dịch của con họ.

4. Chiến dịch ‘anti-vaccine’

Chiến dịch ‘anti-vaccine’-là một hiện tượng phức tạp – với nhiều nguyên nhân khác nhau.

Tác động của việc từ chối tiêm chủng đối với sức khỏe cộng đồng, khi tiếp nhận các thông tin sai lệch qua các phương tiện truyền thông đại chúng là vô cùng to lớn. Một nhóm người có ảnh hưởng đến tư tưởng trong phong trào ‘anti-vaccine’ bao gồm cả bác sĩ, người nổi tiếng, các tổ chức cộng đồng hay blogger đã thu hút hơn 7 triệu người theo dõi trên Facebook về vấn đề này. Ngoài ra, các trang web cho phép tương tác giữa những người dùng cũng ngày càng trở nên phổ biến. Do đó, khả năng tiếp cận thông tin liên quan đến sức khỏe sai lệch qua phương tiện truyền thông xã hội dường như ở mức cao nhất mọi thời đại.

Các bậc cha mẹ tiếp xúc với nhiều thông tin khó hiểu và mâu thuẫn về vaccine, điều này nguy hiểm ở chỗ, nhóm người với những thông tin thiếu chính xác này, có thể được thúc đẩy bởi các chiến dịch mang thông tin sai lệch, đặc biệt là thông qua trực tuyến.

Advertisement

Khi sử dụng kênh trực tuyến, thông tin sai lệch có thể đi nhanh và xa vượt qua khỏi biên giới, với những tuyên bố không có căn cứ, quấy rối những người ủng hộ vaccine. Các nội dung không khoa học có hại được sao chép một cách lan truyền trên các nền tảng kỹ thuật số.

Xử lý sự lây lan của thông tin sai lệch cũng rất quan trọng. Đó là một chặng đường dài để xây dựng kiến ​​thức về sức khỏe và khả năng phục hồi niềm tin của người dân vào các dịch vụ y tế. Điều này đòi hỏi một chiến lược toàn diện: thay vì dập tắt đám cháy, nên nỗ lực để cho người dân thấy lợi ích của vaccine vào cuộc sống của chúng ta.

Muốn thực hiện được điều đó phải cần sự giúp sức của các nhân viên y tế: từ nữ hộ sinh có liên hệ ban đầu với cha mẹ, đến dược sĩ, bác sĩ và y tá. Để trở thành một nguồn thông tin chính xác và đáng tin cậy. Họ phải có các công cụ và thời gian để sãn sàng tham gia với phụ huynh trong vấn đề quan trọng này. Điều đó có nghĩa là phải xây dựng các hệ thống tiêm chủng và các dịch vụ chăm sóc y tế đáng tin – có giá cả phải chăng, dễ tiếp cận và chất lượng

Nguồn: WHO, UNICEF, NIPH, PMC

Admin: immq

—————————————————————–

Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hy vọng mang lại những thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa.

#ylamsang #ykhoa.org

 

 

Giới thiệu Quỳnh Mai

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …