Theo thống kê của HPV Information Centre, ung thư cổ tử cung (UTCTC) là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở phụ nữ hiện nay và là bệnh ung thư phổ biến thứ hai ở phụ nữ trên toàn thế giới. Mỗi ngày, tại Việt Nam có thêm 14 ca mắc mới và 7 phụ nữ tử vong do ung thư cổ tử cung. 99,7% nguyên nhân gây UTCTC có liên hệ chặt chẽ với việc nhiễm virus HPV(Human Papilloma Virus).
Các bạn nữ trẻ hiện nay hầu hết đều biết đến vaccine phòng UTCTC do HPV. Độ tuổi để tiêm vaccine này là từ 9-26 tuổi với 3 mũi tiêm trong vòng 6 tháng và có hiệu quả tới 30 năm. Vaccine được khuyến cáo tiêm càng sớm càng tốt, có thể tiêm vaccine phòng HPV cho những người đã quan hệ tình dục, thậm chí đã từng nhiễm virus HPV.
Có những loại vắc xin phòng HPV nào?
Hiện nay có 2 loại vắc xin phòng HPV được sử dụng tại Việt Nam: Gardasil (Mỹ) và Cervarix (Bỉ). Hai loại vắc xin này có một số điểm khác nhau cơ bản về số lượng chủng virus HPV có thể phòng ngừa, đối tượng tiêm, lịch tiêm cũng như tác dụng phòng ngừa.
Loại vaccine | Gardasil | Cervarix |
Số chủng phòng ngừa | Phòng 4 tuýp HPV
(6, 11, 16 và 18) |
Phòng 2 tuýp HPV
(16 và 18) |
Đối tượng tiêm | Nữ giới từ 9-26 tuổi | Nữ giới từ 10-25 tuổi |
Lịch tiêm | Gồm 3 mũi:
|
Gồm 3 mũi:
|
Tác dụng | Phòng ngừa ung thư cổ tử cung, ung thư âm hộ, ung thư âm đạo, mụn cóc sinh dục và ung thư hậu môn. | Phòng ngừa ung thư cổ tử cung |
Đã tiêm vaccine Cervarix phòng 2 type HPV, tiêm lại vaccine Gardasil phòng 4 type HPV được không?
Điều này là không cần thiết
Đối với nữ giới trường hợp nặng nhất khi nhiễm HPV là ung thư cổ tử cung trong đó 70% là liên quan hai chủng HPV 16 và 18, mà 2 loại vaccine trên đều phòng 2 type này
Còn yếu tố khác dẫn đến ung thư cổ tử cung?
Tiền sử gia đình: Những người có tiền sử gia đình thường mắc bệnh ung thư cổ tử cung rất dễ mắc phải bệnh ung thư cổ tử cung. Theo các nhà nghiên cứu của trường Đại học Dược Alber Einstein cho rằng, phụ nữ sở hữu cấu trúc gen di truyền đặc biệt từ thế hệ trước thường có tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung cao hơn các bạn đồng trang lứa.
Hút thuốc lá: Hút thuốc lá chưa bao giờ mang lại điểm tích cực hoặc có lợi cho sức khỏe. Đặc biệt, khói thuốc độc hại là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh ung thư, trong đó có ung thư cổ tử cung.
Hoạt động tình dục sớm và có nhiều bạn tình: Virut HPV thường lan truyền chủ yếu qua đường tình dục. Bởi vậy, việc quan hệ tình dục khi tuổi đời còn sớm hay quan hệ một lúc với nhiều bạn tình đều có nguy cơ tăng nhiễm virut gây bệnh. Tuy nhiên, ngay cả những người chung thủy một bạn tình cũng phải đối diện với căn bệnh này.
Suy giảm miễn dịch (nhiễm HIV, AIDS): Suy giảm miễn dịch HIV làm tăng nguy cơ các bệnh ung thư do lây lan thông qua tinh dịch, âm đạo, máu, sữa từ người bị nhiễm. Bên cạnh đó, con đường lây lan khác như quan hệ tình dục không an toàn, dùng chung kim tiêm, cấy ghép nội tạng sẽ làm tăng nhanh một số loại virus như HPV phát triển và các bệnh liên quan khác như: ung thư cổ tử cung, ung thư gan, ung thư miệng, phổi… Đặc biệt, ung thư cổ tử cung luôn tấn công nhanh chóng người có hệ miễn dục yếu (bị virus HIV) hay người sử dụng các loại thuốc ức chế hệ miễn dịch.
Hãy quan tâm đến sức khỏe sinh sản của bạn
Khám phụ khoa:
Khám phụ khoa định kỳ 4-6 tháng một lần đối với phụ nữ từ 21 tuổi trở lên hoặc khi bắt đầu có quan hệ tình dục (tùy điều kiện nào đến trước)
Ngoài ra cũng cần lưu ý rằng, rất nhiều trường hợp khác nên đi khám phụ khoa chứ không phải cứ nhất thiết phải đợi đến kỳ mới đi. Cụ thể:
Trước khi bạn lập gia đình: Để biết cơ quan sinh dục cũng như sinh sản bình thường, khỏe mạnh và không có vấn đề gì. Đồng thời nên khuyên chồng sắp cưới đi khám nam khoa.
Trước khi mang thai: Điều trị các viêm nhiễm kịp thời, đảm bảo sự phát triển bình thường của thai nhi sau này.
Khi lần quan hệ đầu tiên có vấn đề: Đó là tình trạng cơn đau rất dữ dội trong vài ngày hoặc máu chảy nhiều và kéo dài sau lần đầu tiên quan hệ tình dục.
Khi bạn phát hiện chồng quan hệ ngoài luồng: Để đảm bảo mình không bị lây nhiễm các căn bệnh lây qua đường tình dục như lậu, giang mai, sùi mào gà, mụn rộp sinh dục,…
Khi “vùng kín” bạn có vấn đề: Với các triệu chứng bất thường như: Khí hư ra nhiều, có màu sắc khác lạ, mùi hôi khó chịu, ngứa ngáy vùng kín. Hoặc sự khác lạ trong chu kỳ kinh nguyệt: Mất kinh, trễ kinh thường xuyên, kinh nguyệt kéo dài, máu kinh có màu lạ. Hay các biểu hiện khác như: Đau rát trong/sau khi quan hệ tình dục, tiểu đau, đau lưng, đau vùng chậu,…
Xét nghiệm Pap smear:
Xét nghiệm Pap smear(còn gọi là xét nghiệm Pap hay phết tế bào cổ tử cung), là một xét nghiệm tế bào học để tầm soát phát hiện ung thư cổ tử cung ở phụ nữ. Mặt khác,UTCTC có chữa khỏi được hay không, còn tùy vào việc bệnh nhân phát hiện bệnh sớm hay trễ. Tùy vào từng trường hợp cụ thể, trung bình cứ 3 năm phụ nữ từ 21-29 tuổi nên đi làm xét nghiệm Pap smear một lần. Xét nghiệm này thực hiện bằng cách thu thập và kiểm tra các tế bào ở khu vực cổ tử cung.
Việc sàng lọc phát hiện sớm UTCTC bằng xét nghiệm Pap smear có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đem lại cơ hội chữa trị cao hơn cho bệnh nhân. Không những thế, phết tế bào cổ tử cung còn giúp phát hiện những bất thường trong cấu trúc và hoạt động của tế bào cổ tử cung, từ đó cho thấy nguy cơ xảy ra ung thư trong tương lai. Thực hiện tầm soát những tế bào bất thường này là bước đầu tiên trong việc ngăn chặn sự phát triển có thể có của bệnh ung thư cổ tử cung.
Nguồn: hpv.vn, VNVC, medicalnewstoday, mayoclinic
————————————————————
#admin#immq
“Y LÂM SÀNG là dự án mới, hàng ngày mang đến những case lâm sàng hay và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên Y Khoa”.
Chúng tôi hoạt động hoàn toàn phi lợi nhuận, chỉ mong muốn tin bài được lan rộng đến mọi người. Nếu muốn ủng hộ chúng tôi, bạn hãy mời mọi người thích page theo hướng dẫn này nhé https://i.imgur.com/7jZxc5e.png
—————————————————-
Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang
Tải ebook Y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook
Tra cứu Uptodate miễn phí tại: https://ykhoa.org/uptodate
Tham gia cùng làm việc tại địa chỉ: https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9