Nhắc lại sinh lý
Erythropoietin là một glycoprotein được thận sản xuất khi đáp ứng với tình trạng giảm oxy mộ. Sau khi được tiết ra hormon này kích thích quá trình sản Xuất hồng cầu trong tủy xương. Erythropoietin cho phép các tế bào gốc của tủy xương biệt hóa thành các nguyên hồng cầu (một tế bào tiền thân của hồng cầu). Định lượng erythropoietin được thực hiện bằng kỹ thuật phóng xạ miễn dịch (radio-immunologie) hoặc phóng xạ miễn dịch enzym (radioimmuno-enzymologie)
Mục đích và chỉ định xét nghiệm
1. Giúp chẩn đoán đa hồng cầu nguyên phát (polycythemia vera), đa hồng cầu thứ phát và nhiều tình trạng thiếu máu khác.
2. Để xác định lượng erythropoietin đang được cơ thể sản xuất có tương ứng với mức độ thiếu máu đang có hay không,
3. XN này cũng có thể được chỉ định khi hemoglobin và hematocrit chỉ dẫn có tình trạng thiếu máu song con số hồng cầu lưới lại chỉ dẫn không có đáp ứng của tủy xương (tăng sản xuất hồng cầu).
Cách lấy bệnh phẩm
Xét nghiệm được thực hiện trên huyết thanh.
Cần tuân thủ nghiêm ngặt các điều kiện thu mẫu bệnh phẩm và cũng cần nắm rõ là chỉ có rất ít phòng xét nghiệm có khả năng thực hiện được xét nghiệm này.
Không nhất thiết yêu cầu BN phải nhịn ăn trước khi lấy máu làm XN, Lấy mẫu máu buổi sáng sớm thường được các phòng xét nghiệm khuyến cáo áp dụng cho BN khi làm XN này,
Giá trị bình thường
< 19 mU/mL.
Tăng hoạt độ erythropoietin máu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Thiếu máu bất sản.
-Khối u sản xuất erythropoietin (erythropoietin-producing tumors).
-Thiếu máu tan máu.
-Hội chứng loạn sinh tủy (myelodysplastic syndrome).
-Có thai.
-Đa hồng cầu thứ phát.
– Các thiếu máu không có biến chứng (uncomplicated anemias),
Giảm hoạt độ erythropoietin máu
Các nguyên nhân chính thường gặp là:
– Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).
-Thiếu máu do các bệnh mạn tính.
-Bệnh thận giai đoạn cuối.
-Đa hồng cầu nguyên phát.
-Viêm khớp dạng thấp.
Các yếu tố góp phần làm thay đổi kết quả xét nghiệm
– Các thuốc có thể làm tăng hoạt độ erythropoietin là: Các steroid làm tăng chuyên hóa, epoetin alpha, fluoxymesteron, zidovudin.
– Các thuốc có thể làm giảm hoạt độ erythropoietin là: Aceta zolamid, amphotericin B, cisplastin, enalapril, epoetin alfa, furosemid.
Lợi ích của xét nghiệm định lượng erythropoietin máu
1. XN đặc biệt hữu ích để phân biệt giữa tăng hồng cầu nguyên phát với tăng hồng cầu thứ phát:
-Hoạt độ erythropoietin thường tăng rất cao ở các BN bị tăng hồng cầu thứ phát bất kể tình trạng này là hậu quả của giảm oxy mô (Vd: do bệnh phế quản phổi, bệnh lý tim mạch) hay do có bài xuất bất thường erythropoietin bởi khối u (Vd: ung thư thận, khối u tiểu não).
-Hoạt độ erythropoietin bị hạ thấp thậm chí không đo được trong bệnh đa hồng cầu nguyên phát (bệnh Vaquez).
2.XN hữu ích trong việc làm sáng tỏ yếu tố sinh lý bệnh của một số thiếu máu, nhất là trong bệnh cảnh có suy thận và để theo dõi điều trị các thiếu máu bằng erythropoietin tái tổ hợp của người.
Các cảnh báo lâm sàng
Giải thích kết quả định lượng erythropoietin cần xem xét cùng với kết quả định lượng hemoglobin máu và hematocrit.
Đo độ thanh thải creatinin giúp ước tính tốc độ lọc của cầu thận (glomerular filtration rate [GFR]) song thường ước tính cao hơn thực tế thông số này do creatinin được lọc qua cầu thận và được ống lượn gần bài xuất thêm.
Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/