[Xét nghiệm 43] Globulin miễn dịch G (IgG) (Gammalobuline G/Immunoglobulin G)

Rate this post

Nhắc lại sinh lý

IgG là gamma globulin chủ yếu (chiếm khoảng 70 – 80% tổng các globulin miễn dịch trong huyết thanh của người bình thường).

Các IgG này có khả năng hoạt hoá bổ thể với chức năng chính là giúp cơ thể chống lại các kháng nguyên ngoại sinh (virus, vi khuẩn và các độc tố). Chẳng hạn như trong trường hợp nhiễm trùng, các IgG xuất hiện sau các IgM và là một bằng chứng cho thấy cơ thể có đáp ứng miễn dịch hay đã bị nhiễm trùng trước đó đối với một vi khuẩn nào đó. IgG đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong đáp ứng thứ phát của hệ thống miễn dịch. Khi hệ thống miễn dịch được tiếp xúc với một kháng nguyên lần đầu tiên, đáp ứng tiên phát được thực hiện bởi IgM và được tiếp theo ngày sau đó băng tăng nồng độ IgG, IgG ghi nhớ kháng nguyên, vì vậy lần tiếp xúc kế tiếp với kháng nguyên, hệ thống miễn dịch sẽ đáp Ứng ngay bằng IgG đặc hiệu.

Hiện tại, có thể tách biệt 4 phân nhóm IgG khác nhau (IgG 1, 2, 3 và 4). Cần ghi nhận các IgG là globulin miễn dịch duy nhất đi được qua hàng rào rau thai và như vậy các IgG của trẻ sơ sinh có nguồn gốc từ mẹ (cung cấp một miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh). Các globulin này dần bị dị hóa và mất đi hoàn toàn khi trẻ được 5 tháng tuổi. Tổng hợp IgG của trẻ nhỏ chỉ được tiến hành vào tháng tuổi thứ 3 trở đi để rồi đạt tới giá trị như của người lớn khi trẻ 2 tuổi. Như vậy, có một giai đoạn giảm gamaglobulin máu sinh lý với nguy cơ dễ bị nhiễm trùng của trẻ nhỏ (từ tháng thứ 3 đến tháng 12).

Mục đích và chỉ định xét nghiệm

– Để chẩn đoán đa u tủy xương loại IgG.

-Để chẩn đoán các tình trạng thiếu hụt globulin miễn dịch loại IgG bẩm sinh hoặc mắc phải.

-Chẩn đoán huyết thanh học đối với bệnh nhiễm khuẩn và đánh giá tình trạng miễn dịch của bệnh nhân.

Giá trị bình thường (Xem Bảng 1)

Tăng nồng độ IgG huyết thanh

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Bệnh lý đơn dòng (monoclonal): .

  • Bệnh đa u tủy xương dòng IgG.
  •  U tương bào biểu hiện ngoài tủy xương (Solitary plasmacytoma).
  • Bệnh globulin miễn dịch đơn dòng với ý nghĩa không được xác định (MGUS).
  •  U lympho.
  •  Bệnh loxếmia mạn tế bào lympho (CLL).

-Bệnh lý đa dòng (polyclonal):

  • Bệnh sarcoidose (sarcoidosis).
  •  Bệnh lý nhiễm trùng.
  • Bệnh gan mạn tính (vd: xơ gan).
  • Bệnh xơ kết rải rác (multiple sclerosis).
  • Giang mai thần kinh (neurosyphilis).
  • Bệnh do ký sinh trùng.
  •  Thấp tim.
  •  Các bệnh tự miễn (Vd: Hội chứng Sjogren, bệnh lupus ban

-Nguyên nhân khác: Suy dinh dưỡng nặng.

Giảm nồng độ IgG huyết thanh

Các nguyên nhân chính thường gặp là:

– Hội chứng mất protein (protein-losing syndromes).

-Có thai.

– Bệnh đa u tủy xương không phải IgG (Vd: loại IgA).

-Bệnh tăng macroglobulin máu Waldenstron.

-Thiếu hụt miễn dịch thể dịch tiên phát.

-Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải (AIDS).

– Kết hợp với các tình trạng giảm globulin miễn dịch khác:

  • Không có gammaglobulin máu.

o Mắc phải:

+ Tiên phát.

+ Thứ phát (Vd: đa u tủy xương, bệnh lớxếmi, hội chứng thận hư, bệnh ruột gây mất protein)

o Bẩm sinh:

+ Bất sản tuyến ức bầm di truyền (hereditary thymic aplasia).

+ Loạn gammaglobulin máu typ  (giảm IgG và IgA và tăng IgM)…

+ Loạn gammaglobulin máu typ II (không có IgA và IgM và nồng độ IgG bình thường).

+trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ

 

Nguồn: “Các xét nghiệm thường quy áp dụng trong thực hành lâm sàng” – do PGS.TS Nguyễn Đạt Anh và Dược sĩ chuyên khoa II Nguyễn Thị Hương biên soạn Xem tất cả xét nghiệm tại: http://ykhoa.org/category/khoa-hoc/khoa-hoc-can-lam-sang/xet-nghiem/

Giới thiệu Phan Trọng Hiếu

Check Also

[Xét nghiệm 57] Hormone kích thích tạo nang trứng (FSH)

HORMON KÍCH THÍCH TẠO NANG TRỨNG (FSH) (Folliculostimuline Hypophysaire / Follicular-Stimulating Hormone [FSH])   Nhắc …