[Y khoa cơ bản] Bài 20: Hệ thống sinh sản

Rate this post

I. MỤC TIÊU:

■ Mô tả được quá trình giảm phân. Hiểu được nghĩa của đơn bội và lưỡng bội.
■ Mô tả được sự khác nhau giữa sự tạo tinh và tạo trứng.
■ Kể tên các hormones cần thiết cho quá trình hình thành giao tử, và nêu vai trò của chúng.
■ Nêu rõ vị trí và chức năng của tinh hoàn.
■ Giải thích được chức năng của mào tinh, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo.
■ Giải thích được chức năng của túi tinh,, tuyến tiền liệt và tuyến hành-niệu đạo.
■ Nêu được các thành phần của tinh dịch và giải thích tại sao pH của nó phải kiềm
■ Nêu được các thành phần của tinh trùng và nêu ra được chức năng của từng thành phần
■ Nêu được chức năng của buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và âm đạo.
■ Nêu được cấu trúc và chức năng của cơ tử cung và nội mạc tử cung.
■ Nêu được cấu trúc tuyến vú và chức năng các hormones liên quan đến tiết sữa.
■ Mô tả chu kì kinh nguyệt theo thời kì bài tiết hormones và sự thay đổi tỏng buồng trứng và nội mạc tử cung

II. TỪ MỚI VÀ CÁC THUẬT NGỮ LÂM SÀNG:

TỪ MỚI

  • Cervix (SIR-viks)
  • Ductus deferens (DUK-tus DEF- er-enz)
  • Endometrium (EN-doh-MEE-tree-uhm)
  • Fallopian tube (fuh-LOH-pee-anTOOB)
  • Graafian follicle (GRAF-ee-uhnFAH-li-kuhl)
  • Inguinal canal (IN-gwi-nuhl ka-NAL)
  • Menopause (MEN-ah-paws)
  • Menstrual cycle (MEN-stroo-uhlSIGH-kuhl)
  • Myometrium (MY-oh-MEE-tree- uhm)
  • Oogenesis (OH-oh-JEN-e-sis)
  • Prostate gland (PRAHS-tayt)
  • Seminiferous tubules (sem-i-NIFF- er-us)
  • Spermatogenesis (SPER-ma-toh-JEN-e-sis)
  • Vulva (VUHL-vah)
  • Zygote (ZYE-goht)

CÁC THUẬT NGỮ LÂM SÀNG

  • Amenorrhea (ay-MEN-uh-REE-ah)
  • Down syndrome (DOWNSIN-drohm)
  • Ectopic pregnancy (ek-TOP-ik PREG-nun-see)
  • In vitro fertilization (IN VEE-troh FER-ti-li-ZAY-shun)
  • Mammography (mah-MOG- rah-fee)
  • Prostatic hypertrophy (prahs-TAT-ik high-PER-truh-fee)
  • Trisomy (TRY-suh-mee)
  • Tubal ligation (TOO-buhl lye-GAY-shun)
  • Vasectomy (va-SEK-tuh-me)

III. NỘI DUNG:

Vai trò của hệ sinh sản nam và nữ là để duy trì nòi giống bằng cách tạo ra những cá thể mới. Thoạt đầu nghe dường như những việc đó chỉ là của riêng người khác không phải của chúng ta, nhưng ngẫm kĩ lại thì chúng ta lại chính là những cá thể mới đó và dần dần chúng ta cũng sẽ có những đứa con của mình. Mặc dù những loài động vật khác chăm sóc con chúng trong một tập hợp nhiều gia đình với nhau thậm chí trong một xã hội của chúng. Con người lại khác vì chúng ta có nền tảng văn hóa. Và nên nhớ rằng chúng ta sinh sản để duy trì dòng dõi gia đình. Cũng giống như những loài động vật khác, sự sinh ra và phát triển của một cá thể là một quá trình về mặt giải
phẫu và sinh lí. Cơ quan sinh dục nam và nữ cùng tạo ra hợp tử, đó là sự kết hợp giữa trứng và tinh trùng và được thực hiện nhờ quan hệ tình dục. Ở người phụ nữ, tử cung sẽ là nơi mà phôi thai phát tiển đến mức hoàn thiện để có thể tồn tại ở môi trường bên ngoài.
Chương này sẽ nói về các cơ quan sinh sản và vai trò của chúng trong hình thành nên cá thể mới hay nói tóm lại là chức năng của hệ sinh sản. Tuy nhiên, đầu tiên chúng ta sẽ nói về sự hình thành giao tử.

SỰ GIẢM PHÂN

Sự phân chia tế bào qua quá trình giảm phân tạo ra các giao tử-tinh trùng hay trứng. Trong giảm phân, một tế bào với bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội (46 NST ở người) phân chia 2 lần tạo thành 4 tế bào, chúng có bộ NST đơn bội là 23. Mặc dù quá trình giảm phân hầu như giống nhau ở cả nam và nữa, tuy nhiên cũng có những điểm khác nhau quan trọng

SỰ TẠO THÀNH TINH TRÙNG

Sự tạo tinh la một quá trình giảm phân xảy ra bên trong tinh hoàn, nơi sinh ra tinh trùng. Bên trong mỗi tinh hoàn có các ống sinh tinh chứa tinh nguyên bào, là tế bào gốc tạo ra tinh trùng. Một tinh nguyên bào nguyên phân tạo ra 2 tế bào, một trong hai vẫn đóng vai trò là tế bào gốc, còn tế bào kia sẽ biệt hóa tạo nên tinh bào sơ cấp và sẽ trải qua nguyên phân tiếp tục (Hình 20-1). Các bạn có thể gặp trong chương 10, sự hình thành giao tử được điều hòa nhờ các hormone. Vùng dưới đồi tiết GnRH, kích thích thùy trước tuyến yên bài tiết FSH và LH. FSH khởi động quá trình tạo tinh và testosterone tiết bởi tinh hoàn khi bị kích thích bởi LH, sẽ thúc đẩy quá trình trưởng thành của tinh trùng. Inhibin, cũng sản xuất bởi tinh hoàn, làm giảm tiết FSH. Trong hình 20-1, đối với mỗi tinh bào sơ cấp trải qua giảm phân, 4 tinh trùng sẽ được sản xuất ra.Sản xuất tinh trùng bắt đầu ở tuổi dậy thì (10 đến 14 tuổi), và hàng triệu tinh trùng được tạo thành mỗi ngày trong tinh hoàn.

SỰ TẠO TRỨNG

Sự tạo trứng là quá trình giảm phân hình thành tế bào trứng;được thực hiện ở buồng trứng và cũng được điều hòa bởi hormone GnRH vùng dưới đồi, hormone này kích thích tiết FSH ở thùy trước của tuyến yên. FSH khởi động sự phát triển của nang trứng, mỗi nang trứng chứa một noãn nguyên bào, là tế bào gốc tạo ra trứng (Hình 20-2). Hormone này cũng kích thích tế bào nang trứng tiết estrogen, thúc đẩy sự trưởng thành của trứng. Đáng lưu ý ở đây là, với mỗi noãn bào sơ cấp chỉ tạo ra một tế bào trứng thực hiện được chức năng. Còn 3 tế bào còn lại tạo thành các thể cực. Chúng không thực hiện chức năng và dần thoái hóa. Một nang trứng trường thành phải chứa noãn bào thứ cấp; khi trứng được thụ tinh thì quá trình giảm phân 2 của noãn bào thứ cấp mới xảy ra.
Sự tạo trứng bắt đầu ở tuổi dậy thì (10 đến 14 tuổi) và tiếp tục đến tuổi mãn kinh (45 đến 55 tuổi), khi buồng trứng bị teo lại và không còn đáp ứng với hormone tuyến yên. Trong suốt những năm 30 và 40 tuổi , sự tạo trứng theo chu kì , với mỗi trứng trưởng thành được tạo ra mỗi 28 ngày (chu kì kinh nguyệt sẽ được đề cập sau). Thật ra có một vài nang trứng bắt đầu phát triển trong mỗi chu kì . Tuy nhiên, sự vỡ của nang trứng đầu tiên trưởng thành làm ngừng sự phát triển của những nang trứng khác.
Quá trình giảm phân cũng giống như những quá trình khác ở người, có thể xảy ra “lỗi” . Một trong số đó là thể tam bội, được đề cập trong bảng 20-1: Thể tam bội và hội chứng Down. Trứng đơn bội kết hợp với tinh trùng đơn bội, mỗi tế bào đều gồm 23 NST. Khi thụ tinh diễn ra, nhân trứng và tinh trùng hòa hợp với nhau, và trứng được thụ tinh (hợp tử) có 46 NST, số NST lưỡng bội. Vì thế giảm phân giúp duy trì bộ NST lưỡng bội của loài người bằng cách giảm một nửa số NST trong quá trình hình thành giao tử.

HỆ SINH SẢN NAM:

Hệ sinh sản của nam bao gồm tinh hoàn và một hệ thống ống và tuyến. Tinh trùng được sản xuất tại tinh hoàn và được vận chuyển qua hệ thống ống: mào tinh hoàn, ống dẫn tinh, ống phóng tinh và niệu đạo (Hình 20-3). Tuyến sinh dục tạo ra các chất tiết tham gia vào thành phần tinh dịch, tinh dịch được xuất ra từ niệu đạo. Những tuyến này gồm: túi tinh, tuyến tiền liệt và tuyến hành niệu đạo..

TINH HOÀN

Tinh hoàn nằm trong bìu, một túi da nằm giữa hai đùi. Nhiệt độ bên trong bìu là khoảng 96oF, hơi thấp hơn so với nhiệt độ cơ thể, cần thiết cho quá trình sản xuất tinh trùng . Trong thai nhi nam, tinh hoàn phát triển gần thận, sau đó xuống thấp và vào trong bìu ngay trước lúc sinh. Tinh hoàn lạc chỗ là tình trạng tinh hoàn không đi xuống , và gây vô sinh nếu không phẫu thuật và đưa tinh hoàn vào lại trong bìu.Mỗi tinh hoàn dài khoảng 1,5 inch rộng 1 inch (4 cm và 2,5 cm) và bên trong được chia thành các thùy (Hình 20-4).

Mỗi thùy trong tinh hoàn chứa ống sinh tinh, trong đó quá trình sinh tinh diễn ra. Giữa các nguyên tinh bào là các tế bào nuôi (Sertoli), chúng sản xuất ra hormone inhibin khi bị kích thích bởi testosteron. Giữa các quai ống sinh tinh là tế bào kẽ, là tế bào sản xuất testosterone khi kích thích bởi LH từ thùy trước tuyến yên. Bên cạnh vai trò trong sự trưởng thành của tinh trùng, testosterone cũng chịu trách nhiệm cho sự hình thành các đặc điểm giới tinh nam thứ phát bắt đầu phát triển ở tuổi dậy thì (Bảng 20-1)
Một tế bào tinh trùng chưa nhiều phần , được chỉ rõ trên hình 20-1. Đầu chứa 23 NST. Trên đỉnh đầu là mũ tinh trùng, tương tự như một lysosome và chứa enzyme tiêu hóa màng tế bào trứng. Trong phần giữa của tinh trùng là ti thể sản xuất ATP. Roi giúp tinh trùng chuyển động.Khi roi chuyển động yêu cầu ATP của ti thể. Tinh trùng từ ống sinh tinh vào một hệ thống ống gọi là lưới tinh hoàn, sau đó vào mào tinh hoàn, là ống xuất đầu tiên.

MÀO TINH HOÀN

Mào tinh hoàn là một ống khoảng 20 feet (6m) chiều dài được cuộn lại ở mặt sau tinh hoàn (Hình 20-4). Bên trong mào tinh hoàn, tinh trùng trưởng thành hoàn toàn, và roi của chúng bắt đầu chuyển động.

Cơ trơn trên thành mào tinh đẩy tinh trùng vào trong ống dẫn tinh.

Ống dẫn tinh
Ống dẫn tinh bắt đầu nối từ mào tinh ở trong bìu vào trong ổ bụng qua ống bẹn. Ống bẹn mở vào ổ bụng có chứa thừng tinh, đó là một mô liên kết chứa ống dẫn inh, mạch máu tinh hoàn và thần
kinh. Vì ống bẹn là một lỗ ở thành cơ nên nó là một điểm yếu tự nhiên, và là nơi thường xuyên nhất xảy ra thoát vị ở đàn ông.

Một khi vào bên trong ổ bụng, ống dẫn tinh đi lên phía trên bàng quang, sau đó xuống thấp phía sau bàng quang rồi nhập với ống phóng tinh cùng bên (Hình 20-3). Cơ trơn ống dẫn tinh co bóp theo nhu động cũng có chức năng phóng tinh (xem bảng 20-2: Biện pháp tránh thai).

Ống phóng tinh
Mỗi ống phóng tinh nhận tinh trùng từ ống dẫn tinh và dịch tiết của túi tinh. Cả hai ống phóng tinh đều dẫn tinh trùng vào niệu đạo.

Túi tinh

Cặp túi tinh nằm ngay sau bàng quang (xem hình 20-3). Dịch tiết của chúng chứa fructose để làm nguồn cung cấp năng lượng cho tinh trùng và cũng kiềm tính để giúp tinh trùng dễ di động hơn.Ống túi tinh của mỗi bên sẽ hợp với ống dẫn tinh mỗi bên tương ứng tạo thành ống phóng tinh.

Tuyến tiền liệt

Là một tuyến cơ ngay bên dưới bàng quang, tuyến tiền liệt cao khoảng 1,2 inches, rộng 1,6 inches và dày khoảng o,8 inches (cao 3cm, rộng 4 cm và dày 2cm); kích thước cỡ một quả óc chó). Tuyến bao quanh chiều dài khoảng 1 inches của niệu đạo ngay dưới bàng quang (xem hình 20-3). Mô tuyến niệu đạo tiết dịch hơi acid chứa chất kháng vi sinh vật và acid citric cần cho sản xuất năng lượng (trong ti thể của tinh trùng). Cơ trơn của tuyến tiền liệt co bóp để hôc trợ trong quá trình tống tinh dịch trong niệu đạo.

Tuyến hành niệu đạo

Còn gọi là tuyến Cowper’s, có kích thước cỡ một hạt đậu, nằm ngay bên dưới tuyến tiền liệt; chúng đổ vào niệu đạo. Chất tiết của tuyến mang tính kiềm và tác dụng là tráng một lớp áo bên trong niệu đạo ngay trước khi phóng tinh, giúp trung hòa acid của nước tiểu khi có mặt.

Có thể thấy 2/3 tuyến tiết ra dịch mang tính kiềm. Điều này rất quan trọng bởi vì âm đạo của phụ nữ có tính acid được tạo ra do hệ vi khuẩn vùng âm đạo.

Tính kiềm của tinh dịch giúp trung hòa pH acid của âm đạo và cho phép tinh trùng di động dễ dàng trong môi trường không thuận lợi.

NIỆU ĐẠO-DƯƠNG VẬT

Niệu đạo là ống cuối cùng chứa tinh dịch trước khi được bài xuất ra ngoài, và đây cũng là phần được bao quanh bởi dương vật.Dương vật là một cơ quan sinh dục ngoài; phần tận cùng của nó được gọi là quy đầu và được bao bởi một mảng da gọi là bao quy đầu. Cắt bao quy đầu là phẫu thuật cắt bỏ bao quy đầu. Đây là thủ thuật thường được thực hiện ở những trẻ sơ sinh nam, mặc dù có những tranh luận y khoa về lợi ích của cắt bao quy đầu , nhưng những nghiên cứu y khoa đã chỉ ra có ít trường hợp nhiễm HIV ở những người cắt bao quy đầu hơn những người không cắt bao quy đầu.
Trong dương vật có 3 thể hang (mô cương) (Hình 20-3). Chúng có một hệ thống cơ trơn và mô liên kết gồm nhiều xoang chứa máu lớn và đặc trưng ở vùng này. Khi máu đi qua các xoang này ít, dương vật sẽ mềm nhão. Trong suốt quá trình kích thích tình dục, động mạch đến dương vật dãn rộng, các xoang mạch chứa nhiều máu, và dương vật sẽ cương, và dựng lên. Sự dãn của động mạch do sự giải phóng tại chỗ nitric oxide (NO) và nhờ hệ thần kinh đối giao cảm. Dương vật cương cứng có khả năng đưa vào ầm đạo phụ nữ để phóng tinh. Khi đạt đỉnh thì có thể phóng tinh, một đáp ứng của hệ giao cảm đó là tạo ra nhu động cho của các ống chứa tinh trùng, co bóp tuyến tiền liệt và các cơ vùng nền chậu.

TINH DỊCH
Tinh dịch chứa tinh trùng và dịch tiết của túi tinh, tuyến tiền liệt, và tuyến hành niệu đạo; pH trung bình là 7,4. Trong suốt quá trình phóng tinh, gần 2-4 mL tinh dịch được phóng ra. Mỗi mL chứa khoảng 100 triệu tinh trùng.
HỆ SINH SẢN Ở NỮ

Cơ quan sinh dục nữ bao gồm hai buống trứng, ống dẫn trứng, một tử cung và âm đạo và cơ quan sinh dục ngoài (Hình 20-5). Tế bào trứng được sản xuất trong buống trứng và theo ống dẫn trứng vào tử cung. Tử cung là nơi phát triển cho phôi thai.

BUỒNG TRỨNG
Buống trứng là một cơ quan dài khoảng 1,5 inches (4 cm) nằm hai bên tử cung trong khoang chậu (Hình 20-6). Dây chằng buồng trứng nối từ mặt trong của buồng trứng đến thành tử cung, và dây chằng rộng là một tấm phúc mạc bao lấy buồng trứng. Những dây chằng này giúp cố định buồng trứng.
Bên trong buồng trứng là vài trăm ngàn nang trứng sơ cấp, xuất hiện ngay ở lúc sinh ra. Trong suốt những năm mang thai, chỉ có khoảng 300-400 nang trứng tạo ra trứng trưởng thành.
Mỗi nang trứng sơ cấp chứa một noãn bào, một trứng hoạt động hay tế bào trứng. Xung quanh noãn bào là tế bào nang, sẽ tiết estrogen. Sự trưởng thành của một nang trứng, yêu cầu FSH và estrogen. Và hormone LH gây ra sự rụng trứng, đó là sự vỡ của nang trứng trưởng thành giải phóng ra trứng. Vào lúc này, những nang trứng đang phát triển khác bắt đầu thoái hóa, và được gọi là nang trứng tịt và không còn tác dụng. Dưới tác dụng của LH, sự vỡ nang trứng tạo thành hoàng thể và bắt đầu tiết progesterone, giống như estrogen. Hormon mà được sản xuất một ít ở hoàng thể là inhibin và relaxin.
ỐNG DẪN TRỨNG
Còn được gọi là ốn g tử cung; dài khoảng 4 inches (10 cm). Đầu ngoài của ống được che lại bởi buồng trứng, đầu trong đổ vào tử cung. Đầu tận của ống có các tua, hình ngón tay, tạo ra dòng chảy của dịch xung quanh buồng trứng kéo trứng vào trong ống dẫn trứng.
Bởi vì trứng không có phương tiện để tự chuyể động như tinh trùng, nên ống dẫn trứng đảm bảo cấu trúc để trứng có thể di chuyển về phía tử cung. Cơ trơn của ống co bóp tạo thành nhu động để đây trứng đi. Lớp lót lòng ống đc cấu tạo bởi biểu mô có lông chuyển, giúp đẩy trứng đi. Thiết diện cắt ngang qua ống trên hình 20-6.
Thụ tinh thường diễn ra trong ống dẫn trứng. Nếu không thụ tinh,, trứng chết trong vòng 24-48h và phân rã ở trong tử cung hoặc trong ống dẫn trứng. Nếu đc thụ tinh, sẽ tạo thành hợp tử và được di chuyển vào tử cung; diễn ra trong vòng 4-5 ngày (Xem bảng 20-4: Thụ tinh trong ống nghiệm).
Khoảng 1-2% phụ nữ mang thai, hợp tử ko đến tử cung mà phát triển ngoài tử cung goi là thai ngoài tử cung. Phôi có thể phát triển bất cứ đâu, trong ống dẫn trứng, trong buồng trứng hoặc thậm chí trong khoang bụng. Thai ngoài tử cung thường không phát triển lâu

bởi vì những vùng này sẽ ko có được bánh nhau và không đủ phát triển giãn rộng để chứa thai như tử cung. Khi thời kì mang thai ngoài tử cung kết thức, thường gây ra chảy máu ở mẹ và phẫu thuật cần thiết để ngăn chặn chết người mẹ do shock tuần hoàn.

TỬ CUNG
Tử cung giống như một trái lê quay ngược xuống, dài khoảng 3 inches, rộng 2 inches và dày 1 inches (dài 7,5 cm; rộng 5 cm và dày 2,5 cm), phía trên bàng quang;giữa hai buồng trứng và nằm trong khoang chậu (Hình 20-5). Dây chằng rộng cũng che phủ tử cung (Hình 20-6). Đáy tử cung là phần trên tử cung mở vào ống dẫn trứng, thân tử cung là phần lớn ở trung tâm. Phần nhỏ và thấp ở dưới là cổ tử cung, mở vào âm đạo.

Lớp ngoài cùng của tử cung đó là lớp thanh mạc, là một lá của phúc mạc. Lớp cơ tử cung là lớp cơ trơn, trong quá trình mang thai các tế bào cơ phát triển để chứa thai và co bóp để giúp cho quá trình sinh đẻ ở cuối thời kì mang thai.Lớp trong cùng là lớp nội mạc tử cung, chưa 2 thành phần là lớp nền, ngay cạnh lớp cơ, giàu mạch máu nhưng rất mỏng, có mặt thường xuyên và lớp chức năng được tái tạo và mất đi theo chu kì kinh nguyệt. Dưới tác động của estrogen và progesterone từ buồng trứng, mạng mạch máu phát triển sẽ làm dày lớp chức năng chuẩn bị cho phôi xuống làm tổ. Nếu quá trình thụ tinh không xảy ra thì, lớp chức năng sẽ bong ra trong kì kinh nguyệt. Trong quá trình mang thai lớp chức năng hình thành nên phần nhau thai của mẹ.
ÂM ĐẠO
Âm đạo là một ống cơ dài khoảng 4 inches (10 cm) mổ vào trong cổ tử cung trong nền chậu. Nó nằm trước trực tràng và sau niệu đạo (Hình 20-5) Lỗ âm đạo thường bị che một phần bởi màng trinh, sẽ bị rách trong quá trình quan hệ tình dục
lần đầu hay sử dụng băng vệ sinh trong suốt thời kì kinh nguyệt.
Chức năng của âm đạo là nhận tinh trùng từ dương vật trong lúc quan hệ tình dục, là đường thoát của máu kinh nguyệt, và là đường sinh đẻ.
Niêm mạc âm đạo sau khi dậy thì là biểu mô lát tầng, ngăn cản mầm bệnh. Hệ vi khuẩn bình thường ở âm đạo tạo ra pH acid, giúp ngăn cản sự phát triển của mầm bệnh, đặc biệt là nấm. Kháng sinh có thể được dùng cho nhiễm khuẩn ở bất kì đâu trên cơ thể, tuy nhiên chúng có thể làm mất sự đề kháng của vi khuẩn ở âm đạo, và làm tăng pH vùng âm đạo, tạo ra môi trường thuận lợi cho bất kì loài nấm nào phát triển. (Xem bảng 20-5: Các bệnh truyền qua đường tình dục).

CƠ QUAN SINH DỤC NGOÀI
Cơ quan sinh dục ngoài ở nữ có thể được gọi là âm hộ (Hình 20-7) và bao gồm âm vật, môi nhỏ, môi lớn, và tuyến Bartholin (Hình 20-5).
Âm vật là một khối mô cương nhỏ phía trước lỗ niệu đạo. Chức năng duy nhất của âm vật là cảm giác; nó đáp ứng với các kích thích sinh dục, và mạch máu trong đó sẽ chứa đầy máu.Mu là một mảng mỡ che phủ khớp mu, phủ bởi da và lông. Mở ra sau là môi lớn (bên ngoài) và môi nhỏ (bên trong), cả hai môi đều tạo thành cặp hai bên. Vùng giữa hai môi nhỏ là tiền đình chứa lỗ âm đạo và niệu đạo. Môi âm đạo che phủ lỗ này và tránh làm khô niên mạc của chúng.
Tuyến Bartholin, còn gọi là tuyến tiền đình (Xem hình 20-5 và 20-6), nằm trong nền vùng tiền đình, ống của chúng đổ trên niêm mạc ở lỗ âm đạo. Sự tiết của tuyến này làm cho niêm mạc luôn ẩm và bôi trơn âm đạo trong quá trình quan hệ tình dục.

TUYẾN VÚ
Tuyến vú về mặt cấu trúc nó liên quan đến da nhưng về chức năng liên quan đến hệ sinh sản, vì chúng sản xuất sữa để nuôi con. Được bao trong vú, tuyến vú nằm trước cơ ngực lớn; cấu trúc của nó đc trình bày trong hình 20-8.
Mô tuyến được bao quanh bởi mô mỡ. Thùy tuyến sản xuất sữa sau khi mang thai; sữa còa ống dẫn sữa, rồi hội tụ tại núm vú. Do quanh núm vú có màu khác gọi là quầng vú.
Sự hình thành sữa nhờ hormone. Trong suốt quá trình mang thai, nồng độ cao estrogen và progesterone giúp sẵn sàng tạo sữa. Prolactin từ thùy trước tuyến yên là hormone chủ yếu cho quá trình tạo sữa sau khi mang thai. Họat động mút núm vú của trẻ sơ sinh kích thích vùng dưới đồi gửi xung động đến vùng sau tuyến yên, tiết ra oxytocin để giúp bài tiết sữa. Hoạt động của những hormone này lên tuyến vú được tổng hợp ở bảng 20-2.
Sữa người chứa chủ yếu là nước, với lactose, acid béo, proteins và muối khoáng để nuôi trẻ sơ sinh. Các oligosaccharides cũng có cần thiết cho sự phát triển vi khuẩn đường ruột ở trẻ, vi khuẩn giúp tạo nên miễn dịch niêm mạc, chống nhiễm khuẩn.
Cũng có vai trò quan trọng là kháng thể trong sữa mẹ, phân tử IgA. Những đứa trẻ sẽ nhận được miễn dịch thụ động với các bệnh mà mẹ đã có miễn dịch. Trong chương 14, đã nhắc những miễn dịch như vậy có thời gian tồn tại ngắn nhưng có thể kéo dài đến 6 tháng sau khi nghừng bú (xem bảng 20-6: Chụp tuyến vú).
CHU KÌ KINH NGUYỆT
Chu kì kinh nguyệt bao gồm các hoạt động của các hormone buồng trứng và thùy trước tuyến yên và tạo nên thay đổi ở buồng trứng (chu kì buồng trứng) và tử cung (chu kì tử cung).

Advertisement

Những điều này đã được mô tả lại ở hình 20-9, có thể phức tạp lúc đầu nhưng bạn sẽ dễ hiểu hơn khi đọc đến những phần tiếp theo.
Đầu tiên 4 hormone tham gia là: FSH và LH từ thùy trước tuyến yên, estrogen từ nang trứng, và progesterone từ hoàng thể, sự biến động của những hormone này trong chu kì trung bình 28 ngày. Một chu kì có thể được mô tả theo ba giai đoạn: giai đoạn kinh nguyệt, giai đoạn nang trứng và giai đoạn hoàng thể.
1. Giai đoạn kinh nguyệt-sự bong tróc lớp chức năng của nội mạc tử cung được gọi là sự hành kinh. Mặc dù đây thực sự là giai đoạn cuối của chu kì kinh nguyệt, nhưng sự khởi đầu chu kì kinh nguyệt được xác định chính xác trong giai đoạn này. Hành kinh diễn ra trong vòng 2 đến 8 ngày, trung bình là 3 đến 6 ngày. Vào thời điểm này, sự tiết FSH tăng lên, và một vài nang trứng bắt đầu phát triển.
2. Giai đoạn nang trứng-FSH kích thích sự phát triển các nang trứng và bài tiết ra estrogen bởi các tế bào nang. Sự tiết LH cũng tăng lên, nhưng chậm hơn. FSH và estrogen thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của trứng, estrogen cũng kích thích sự phát triển của mạch máu trong nội mạc tử cung để tái tạo lớp chức năng.
Giai đoạn này kết thúc bằng sự rụng trứng, khi có sự tăng mạnh LH gây ra sự vỡ nang trứng trường thành.
3.-Giai đoạn hoàng thể-Dưới tác dụng của LH, nang trứng vỡ trở thành hoàng thể và bắt đầu tiết progesterone, cũng như estrogen. Progesterone giúp cho sự làm tổ của phôi 5-8 ngày tuổi vào nội mạc tử cung, có lẽ bằng cách ức chế viêm tại chỗ. Nó cũng kích thích sự phát triển mạnh hơn của hệ thống mạch máu trong lớp chức năng của nội mạc tử cung và tăng cương tích trữ chất dinh dưỡng như glycogen.Khi bài tiết progesterone tăng, sự bài tiết LH giảm, và nếu trứng không được thụ tinh thì, sự tiết progesterone bắt đầu giảm. Không có progesterone nội mạc tử cung không thể duy trì và bắt đầu tróc ra trong giai đoạn kinh nguyệt. Sự tiết FSH bắt đầu tăng (khi
estrogen và progesterone giảm), và chu kì bắt đầu lần nữa.
Cũng tiết ra tại hoàng thể trong chu kì kinh nguyệt là hormone inhibin và relaxin. Inhibin ức chế sự tiết ra của FSH và có lẽ cũng cả
LH nữa. Relaxin được coi là có tác dụng ức chế co thắt cơ tử cung (cũng giống như progesterone),nó giúp sự làm tổ của phôi . Chu kì 28 ngày được trình bày trong hình 20-9 là một chu kì trung bình. Phụ nữ có thể có chu kì từ 23-35 ngày, đó là khoảng bình thường. Phụ nữ làm việc gắng sưc trong một thời gian dài có thể bị vô kinh, nghĩa là ngừng hành kinh. Điều này dường như liên quan đến giảm lượng mỡ trong cơ thể. Chu kì sanh sản sẽ nghừng lại nếu người phụ nữ không hồi phục lại năng lượng cho mình cũng như thai nhi đang phát triển. Cơ chế chính xác thì hiện nay chưa biết rõ, nhưng được cho là có liên quan đến leptin, một hormone của mô mỡ thông tin đến vùng hạ đồi về sự thay đổi của mô mỡ dưới da (Xem Bảng 17-6 trong chương 17). Vô kinh cũng có thể xuất hiện cùng với trạng thái về thể chất và cảm xúc, lo âu, và các rối loạn nội tiết khác.Chức năng của các hormone sinh dục nữ được tổng hợp trong bảng 20-3.
TUỔI TÁC VÀ HỆ SINH SẢN
Phụ nữ sẽ phải trải qua thời kì kết thúc khả năng sinh sản; được gọi là mãn kinh và thường xảy ra giữa tuổi 45 và 55. Tiết estrogen giảm; sự rụng trứng và chu kì kinh nguyệt trở nên bất thường và cuối cùng là ngừng.

Sự giảm estrogen cũng có các ảnh hưởng khác. Mất chất nền xương có thể dẫn đến loãng xương và gãy xương; tăng cholesterone máu khiến người phụ nữ có thể mắc các bệnh mạch vành; khô niêm mạc âm đạo làm cho dễ bị nhiễm khuẩn. Liệu pháp bổ sung estrogen có thể làm chậm một vài các khả năng, nhưng nó cũng tiềm ẩn rủi ro, người phụ nữ phải được thông tin kĩ lưỡng trước khi tiến hành những liệu pháp đó. Tỉ lệ ung thư vú cũng tăng lên theo tuổi, và phụ nữ trên 50 tuổi nên thực hiện chụp tuyến vú như một khám sức khỏe thường quy và tham khảo ý kiễn chuyên gia về thời gian tái khám.
Đối với hầu hết đàn ông, sự tiết testosterone liên tục suốt cuộc đời, quá trình sàn xuất tinh trùng cũng vậy, mặc cho chúng đều giảm theo thời gian. Có lẽ vấn đề lớn nhất ở nam giới cao tuổi là.
phì đại tuyến tiền liệt, sự phình to ra của tiền liệt tuyến. Khi niệu đạo bị chèn ép bởi tuyến tiền liệt do phì đại tuyến, tiểu tiên trở nên khó khăn làm tích nước tiểu trong bàng quang, từ đó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiểu. Phì đại tuyến tiền liệt thường nhẹ, nhưng ung thư tuyến tiền liệt là một trong những ung thu phổ biến hơn cả ở người già.

TÓM TẮT

Sự sản xuất giao tử cở nam và nữ là quá trình được điều hòa bởi hormone. Khi trứng được thụ tinh bởi tinh trùng, hợp tử có thể trở thành một cơ thể mới.Sự phát triển của hợp tử thành phôi thai rồi thành cơ thể mới cũng phụ thuộc vào hormone và nó là chủ đề của các chương sau.

Giới thiệu xuanthao

Check Also

[Tài liệu] Trắc nghiệm Sinh lý bệnh – ĐH Y Dược Huế

Tài liệu trắc nghiệm theo từng phần gồm có: Các khái niệm cơ bản Đại …