I.MỤC TIÊU:
- Mô tả chức năng của hệ xương khớp
- Giải thích cách phân loại xương, và cho ví dụ về từng loại
- Mô tả cách mà khuôn xương phôi thai được thay thế bởi xương
- Nêu các chất dinh dưỡng cho sự phát triển của xương và giải thích chức năng của chúng
- Nêu các hormone liên quan đến sự phát triển và duy trì xương, và giải thích chức năng của chúng
- Giải thích ý nghĩa của “luyện tập” đến xương và sự quan trọng của nó
- Nêu toàn bộ xương trong hệ xương (có khả năng chỉ từng chi tiết trên sơ đồ, mô hình xương hoặc trên bản thân)
- Mô tả chức năng của xương sọ, cột sống, lồng ngực, xương vai và xương chậu
- Giải thích cách phân loại khớp. Đối với mỗi loại, cho ví dụ và mô tả các động tác có thể thực hiện
- Mô tả thành phần của khớp hoạt dịch, và giải thích chức năng của chúng
II. THUẬT NGỮ MỚI:
– Appendicular (AP-en-DIK-yoo-lar)
– Articulation (ar-TIK-yoo-LAY-shun)
– Axial (AK-see-uhl)
– Bursa (BURR-sah)
– Diaphysis (dye-AFF-i-sis)
– Epiphyseal disc (e-PIFF-i-SEE-al DISK)
– Epiphysis (e-PIFF-i-sis)
– Fontanel (FON-tah-NELL)
– Haversian system (ha-VER-zhun SIS-tem)
– Ligament (LIG-uh-ment)
– Ossification (AHS-i-fi-KAY-shun)
– Osteoblast (AHS-tee-oh-BLAST)
– Osteoclast (AHS-tee-oh-KLAST)
– Paranasal sinus (PAR-uh-NAY-zuhl SIGH-nus)
– Periosteum (PER-ee-AHS-tee-um)
– Suture (SOO-cher)
– Symphysis (SIM-fi-sis)
– Synovial fluid (sin-OH-vee-al FLOO-id)
– Autoimmune disease (AW-toh-imYOON di-ZEEZ)
– Bursitis (burr-SIGH-tiss)
– Fracture (FRAK-chur)
– Herniated disc (HER-nee-ay-ted DISK)
– Kyphosis (kye-FOH-sis)
– Lordosis (lor-DOH-sis)
– Osteoarthritis (AHS-tee-oh-arTHRY-tiss)
– Osteomyelitis (AHS-tee-oh-my-uhLYE-tiss)
– Osteoporosis (AHS-tee-oh-por-OHsis)
– Rheumatoid arthritis(ROO-muhtoydar-THRY-tiss)
– Rickets (RIK-ets)
– Scoliosis (SKOH-lee-OH-sis)
III. NỘI DUNG:
Thử tưởng tượng một chút rằng nếu con người sẽ như thế nào nếu không có hệ xương. Hẳn là chúng ta sẽ thành một đống nằm trên sàn nhà, giống như con sứa sau khi ra khi nước. Thật là một hình ảnh chính xác và phản ánh chức năng hiển nhiên của hệ xương khớp : nâng đỡ cơ thể. Mặc dù là bộ khung của cơ thể nhưng nó không giống dầm gỗ nâng đỡ căn nhà. Xương sống như một cơ quan đóng góp một cách tính cực dùy trì môi trường trong cơ thể.Hệ xương khớp gồm toàn bộ xương và các cấu trúc to nên khớp của các xương. Các loại mô xuất hiện là mô xương, sụn và mô liên kết sợi tạo thành dây chằng liên kết xương.
Có thể thấy tế bào xương giống như những con nhện.Với những cái “chân” liên kết với những con nhện cạnh bên. Những “chân” này là sự mở rộng của bào tương cốt bào nằm trong tiểu quản xương, hay những tiểu quản xương, hay “kênh nhỏ” trong chất căn bản.trong ống Havers là những mạch máu, những tế bào xương trong cùng sẽ liên kết với những mạch máu này và nhận chất dinh dưỡng và oxy. Những chất cần thiết này sẽ được truyền sang cho những tế bào xương vòng ngoài.
Loại mô xương thứ hai là xương xốp, trông như một miệng bột biển với những lỗ và hỗc có thế nhìn thấy được. Cốt bào, chất căn bản, và mạch máu có xuất hiện nhưng không được sắp xếp theo hệ thống Havers. Những khoang ở trong xương xốp thường chứa tủy đỏ xương, nơi sản xuất hồng cầu, tiểu cầu, và năm loại bạch cầu khác.
CHỨC NĂNG HỆ XƯƠNG KHỚP
1. Cung cấp bộ khung nâng đỡ cơ thể; cơ nối với xương di chuyển bộ xương
2. Bảo vệ nội tạng khỏi chấn thương cơ học; ví dụ như lồng ngực bảo vệ tim và phổi..
3. Chứa và bảo vệ tủy đỏ, mô sản xuất tạo máu.
4. Là kho dự trữ calci dư thừa. Calci sẽ được loại bỏ khỏi xương để giữ lượng canxi máu bình thường, là yếu tố cần thiến cho quá trình đông máu và chức năng của cơ và thần kinh.
PHÂN LOẠI XƯƠNG
- Xương dài – xương tay, chân, bàn tay, và bàn chân ( trừ cổ tay và cổ chân). Phần chính của xương là thân xương, đoạn cuối được gọi là đầu xương (xem Fig 6.1). Đầu xương được tạo từ xương đặc và rỗng, tạo thành hốc ở trong thân. Kênh tủy (hốc tủy) chứa tủy xương vàng, phần lớn là mô mỡ. Hai đầu xương được làm từ xương xốp được bao phủ bởi một lớp mỏng xương đặc. Mặc dù tủy xương đỏ xuất hiện ở đầu xương ở trẻ em nhưng nó dần được thay thế phần lớn bởi tủy xương vàng người lớn.
- Xương ngắn – xương cổ tay và cổ chân.
- Xương dệt – xương sườn, xương vai, xương hông,và xương hộp sọ.
- Xương không đều – cột sống và xương mặt.
Xương ngắn, xương dệt, và xương không đều đều làm từ xương xốp được bao phủ bởi một lớp mỏng xương đặc. Tủy đỏ được tìm thấy trong xương xốp.
Bề mặt khớp của xương được bao phủ bởi sụn khớp, cung cấp một bề mặt nhẵn. Bao phủ toàn bộ phần còn lại của xương là màng ngoài xương, là màng mô liên kết sợi nơi các sợi collagen hòa vào gân và dây chằng bám vào xương. Màng ngoài xương nối với những cấu trúc này và chứa các mạch máu đi vào xương và tạo cốt bào, tế bào sẽ hoạt động khi xương bị tổn thương.
CÁC LOẠI MÔ XƯƠNG
Xương đã được mô tả như một loại mô ở Chương 4.
Tế bào xương được gọi là cốt bào, và chất căn bản của xương được làm từ muối canxi và collagen. Muối canxi là canxin carbonat (CaCO3) và canxi phosphat (Ca3(PO4)2), cho xương sức mạnh để thể hiện chức năng nâng đỡ và bảo vệ. Chất căn bản xương không sống, nhưng có sự thay đổi liên tục, với việc canxi đi từ xương vào máu và được thay thế bởi canxi từ bữa ăn. Trong hoàn cảnh bình thường, lượng canxi đi ra được thay thế bởi lượng canxi tương đương đi vào. Đây là chức năng của cốt bào. Các cilia (lông) tế bào xương phát hiện ra những thay đổi trong nồng độ canxi của dịch các mô xung quanh chúng, cho phép tế bào điều chỉnh lượng canxi lắng đọng ở xương, hoặc loại bỏ chúng từ chất căn bản xương.
Xem xương như một cơ quan, có hai loại mô xương được mô tả (Fig. 6-1). Xương đặc trông như một khối nhưng được cấu trúc một cách tỉ mỉ. Xương đặc được tạo từ các hệ thống Havers, hình ảnh vi thể là một khối xương hình trụ với những tế bào xương tạo thành các lá xương đồng tâm xung quanh ống Havers.
PHÁT TRIỂN PHÔI THAI CỦA XƯƠNG
(blast cell là “phát triển” hoặc “sản xuất” , và osteo nghĩa là “xương”). Trong khuôn mẫu phôi thai của hệ xương khớp, tạo cốt bào khác biệt với nguyên bào sợi khi lớn lên. Sự sản xuất chất căn bản của xương, gọi là sự cốt hóa, bắt đầu ở trung tâm cốt hóa.
Xương hộp sọ và xương mặt đầu tiên được làm từ mô liên kết sợi. Ở tháng thứ ba thai kì, nguyên bào sợi (spindle-shaped connective tissue cells)trở nên chuyên biệt và khác biệt so với tạo cốt bào, tế bào sản xuất chất căn bản. Từ mỗi trung tâm cốt hóa, xương phát triển dần ra cũng như lượng muối canxi lắng động trong mạng collagen của khuôn xương. Quá trình chưa hoàn thành khi sinh; đứa bé vẫn còn mô liên kết sợi giữa các xương sọ. Chúng được gọi là thóp (Fig. 6–2), cho phép sự chèn ép đầu trẻ trong khi sinh tránh việc gãy xương hộp sọ nhỏ. Các thóp
này cho phép sự phát triển của bộ não sau sinh. Bạn có thể đã nghe đến việc thóp được nhắc đến như là”điểm mềm”, và thực sự nó là vậy.Hộp sọ của trẻ có vẻ khá mỏng manh và cần được bảo vệ tránh khỏi chấn thương. Trước hai tuổi, tất cả các thóp sẽ trở nên cốt hóa, và xương sọ sẽ có hiệu quả trong việc bảo vệ che phủ bộ não hơn.
Toàn bộ phần còn lại của hệ xương khớp phôi thai đầu tiên được làm từ sụn, và sự cốt hóa bắt đầu trong tháng thứ ba mang thai ở xương dài. Tạo cốt bào sản xuất chất căn bản ở trung tâm thân xương của xương dài và ở trung tâm xương ngắn, dẹt, và không đều. Chất căn bản xương dần dần được thay thế sụn ban đầu (Fig. 6-3)
Xương dài cũng phát triển ở trung tâm cốt hóa ở đầu xương. Khi sinh, sự cốt hóa vẫn chưa hoàn thiện và được tiếp tục suốt quá trình lớn lên. Ở xương dài, sự phát triển xảy ra ở tấm sụn đầu xương là khớp nối giữa đầu xương và thân xương. Tấm sụn đầu xương vẫn là sụn, và khi xương phát triển theo chiều dài bao nhiêu thì sụn được sản xuất thêm phía đầu xương bấy nhiêu ( xem Fig. 6-3). Ở phía thân xương, tạo cốt bào sản xuất chất căn bản thay thế sụn. Một số tạo cốt bào được bao phủ bởi xương và ổn định dần trở thành tế bào xương. Khi nào mà sụn vẫn còn được sản xuất, thì tạo cốt bào vẫn theo đấy mà thay thế sụn. Giữa tuổi 16 và 25 (bị ảnh hưởng bởi estrogen hoặc testosteron), tất cả sụn của tấm sụn đầu xương được thay thế bởi chất căn bản. Được gọi là việc đóng tấm sụn đầu xương, và việc kéo dài xương dừng lại.
CŨng như ở xương, xem Fig. 6-3, có một loại tế bào chuyên biệt được gọi là hủy cốt bào (osteolast , clast nghĩa là phá hủy), là một tế bào lớn với nhiều nhân và là một “cái áo xù lông”. Hủy cốt bào tiết ra axit và enzym hòa tan và tiêu hóa các vi chất căn bản , và hấp thụ khoáng chất và amino axit; quá trình này được gọi là tái hấp thu. Hủy cốt bào rất hoạt động ở xương dài phôi thai, và chúng tái hấp thu chất căn bản ở trung tâm thân xương để tạo thành hốc tủy. Mạch máu phát triển trong hốc tủy của xương dài phôi thai, tủy đỏ được hình thành. Sau sinh, tủy đỏ dần được thay thế bằng tủy vàng. Tủy đỏ còn lại nằm ở xương xốp của xương ngắn, dẹt, và không đều.
Chức năng mô xương và xương như một cơ quan không bao giờ kết thúc. Suốt cuộc đời, chất căn bản xương luôn có quá trình gọi là tái mô hình. Canxi được đưa ra khỏi hủy cốt bào để tăng nồng độ canxi máu, hoặc muối canxi được tạo ra và lắng đọng bởi tạo cốt bào để giảm lượng canxi máu.Những tế bào này còn chịu tác động bởi yếu tố môi trường như tăng cân. Để xem chức năng của hủy cốt bào và tạo cốt bào khi tổn thương xương, xem Box
6-1: Gãy xương và tái tạo xương.
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN DUY TRÌ VÀ PHÁT TRIỂN XƯƠNG
1. Di truyền – mỗi một người đều có tiềm năng về gen riêng cho chiều cao, đó là chiều cao tối đa, với gen nhận được từ cả cha lẫn mẹ. Có khá nhiều gen liên quan, và tương tác của chúng chưa được hiểu rõ. Một số gen này có lẽ là những gen sản xuất enzym liên quan đến sự sản xuất xương và sụn bởi vì đây là cách xương phát triển.
2. Dinh dưỡng – dinh dưỡng là nguyên liệu cơ bản để xương được sinh ra. Canxi, photpho, và protein trở thành các phần của chất căn bản xương. Vitamin
D là cần thiết cho hấp thu hiệu của của canxi và photpho bởi ruột non. Sự thiếu hụt Vitamin D ở trẻ em gây còi xương; xương không chắc, yếu và sự gia tăng nhuyễn xương. Vitamin A và C không là thành phần của xương nhưng rất cần thiết cho sự tạo chất căn bản xương ( sự cốt hóa hay lắng đọng canxi). Thiếu những dinh dưỡng này, xương không thể phát triển đúng cách. Trẻ em bị suy dinh dưỡng phát triển chậm và không đạt được chiều cao tối
đa ứng với tiềm năng di truyền.
3. Hormone – tuyến nội tiết sản xuất hormone có tác dụng kích thích lên từng tế bào cụ thể. Vài hormone có đóng góp quan trọng trong sự phát triển và duy trì xương. Bao gồm hormon phát triển cơ thể, hormone tuyến giáp, hormone tuyến cận giáp, và insulin, chúng điều chỉnh sự phân chia tế bào, tổng hợp protein, chuyển hóa canxi, và tạo năng lượng. Hormone sinh dục estrogen hoặc testosterone làm chấm dứt quá trình phát triển xương. Những hormone này và chức năng cụ thể của chúng được liệt kê ở Table 6-1.
4. Sự trao đổi chất từ các mô khác- như đã đề cập ở Chương 4, mô mỡ sản xuất leptin kích thích tạo cốt bào sản xuất chất căn bản. Mô dự trữ năng lượng cơ thế trao đổi với mô mang trọng lượng cơ thể. Mô xương được trao đổi trong sự trả lại. Tạo cốt bào sản xuất một protein gọi là osteocalcin, làm giảm lượng dữ trữ chất béo bởi mô mỡ và tăng sản xuất insulin bởi tụy. Tất cả những phản ứng này được giúp cơ thể năng cân nặng ổn định.
Ruột non cũng trao đổi với mô xương. Tế bào ở ruột non sản xuất serotonin (serotonin ruột); bạn có thể đã nghe đến serotonin như là chất truyền đạt thần kinh trung ưng ảnh hưởng đến tâm trạng ( serotonin não bộ). Serotonin ruột nhiều hơn so với serotonin não bộ, nhưng serotonin ruột không ảnh hưởng đến não bộ. Tuy nhiên, nó có ức chế tạo cốt bào sản xuất chất căn bản, đối ngược ảnh hưởng của leptin. Chúng ta còn nhiều điều để tìm hiểu, như đến bây giờ có thể nói mô xương bị ảnh hưởng bởi tạng chịu trách nhiệm hấp thu dinh dưỡng nhiều nhất, ruột non.
Tập luyện hay “stress” — đối với xương, tập luyện nghĩa là sự chống đỡ sức nặng, điều mà chỉ có xương làm. Không có loại stress này ( điều rất bình thường và cần thiết), xương sẽ mất canxi nhanh hơn được thay thế. Tập luyện không nhất thiết phải quá nặng, nó có thể đơn giản là đi bộ liên quan đến hoạt động hàng ngày. Tập luyện nặng bao gồm chống đỡ lớn hơn trọng lực cơ thể sẽ làm tái mô hình xương.; chúng sẽ trở thành dày hơn và chắc hơn đồng thời chất căn bản được lắng đọng nhiều hơn ( cung cấp đủ canxi và photpho trong chế độ ăn. Xương mà không hề được tập luyện, ví dụ như ở bệnh nhân liệt giường, xương sẽ tái mô hình, nhưng chúng sẽ mất chất căn bản và trở nên yếu hơn. Tình trạng này sẽ được mô tả kĩ hơn ở Box 6–2: Loãng xương
HỆ XƯƠNG
Hệ xương người được chia thành hai phần: bộ xương trục, tạo nên trục cơ thể, và bộ xương treo (xương chi), củng cố các phần phụ hoặc chi. Xương trục gồm có xương sọ, cột sống, lồng ngực. Xương tay và chân và vai và khung chậu tạo nên bộ xương treo. Nhiều xương được kết nối với nhau qua khớp bởi các dây chằng, là một dây hoặc tấm tạo bởi mô liên kết sợi. Tầm quan trọng của dây chằng trở nên rõ ràng khi một khớp bị bong gân. Bong gân là trường hợp dây chằng của khớp bị dãn hoặc rách, mặc dù xương không gãy, khi đấy khớp sẽ yếu và không ổn định. Chúng ta thường không nghĩ đến dây chằng, nhưng chúng rất cần thiết để giữ xương ở vị trí chính xác, để chúng ta đứng thẳng và chống đỡ được sức nặng.
Cả cơ thể có tổng cộng 206 xương. Toàn bộ xương được mô tả ở Fig. 6–4.
XƯƠNG SỌ
Xương sọ bao gồm 8 xương hộp sọ và 14 xương mặt. Ngoài ra, ở đầu cũng có 3 xương nhỏ ở mỗi tai giữa và xương móng củng cố nền lưỡi. Xương hộp sọ tạo nên hộp sọ ( lót trong là màng não) bao quanh và bảo
vệ bộ não, mắt và tai. Tên của từng xương này sẽ quen thuộc với bạn; chúng giống các thuật ngữ đã được sử dụng ( ở Chương 1) để mô tả các phần của đầu. Chúng là xương trán, xương đỉnh (hai), xương thái dương (hai) và xương chẩm. Xương bướm và xương sàng là phần tạo nền của họp sọ và ổ mắt. Xương trán tạo nên trán và phần trên trước xương sọ. Parietal nghĩa là “tường,” và hai xương đỉnh (pariteal bones) tạo nên phần trên sau và
phần lớn các mặt của xương sọ. Mỗi xương thái dương ở mỗi bên chứa ống tai ngoài, tai giữa, và mê đạo tai trong. Xương chẩm tạo phần dưới sau của hộp sọ. Lỗ chẩm lớn là một lỗ lớn cho tủy sống đi qua, và hai lồi cầu chẩm ở mỗi bên tạo khớp với đốt đội, đốt sống cổ đầu tiên. Xương bướm có hình dạng như một con dơi, và cánh lớn có thể nhìn được ở xương sọ giữa xương trán và xương thái dương.Phần thân của con dơi này có một phần lõm xuống gọi là sella turcia, chứa đứng tuyến yên. Xương sàng có một phần lồi ra theo chiều dọc gọi là crista galli (mào gà) là chỗ neo đậu màng não. Toàn bộ phần còn lại của xương sàng tạo ra trần và thành trên của ổ mũi; và mảnh thẳng đứng tạo ra phần trên của vách mũi.Tất cả các khớp giữa các xương hộp sọ đều là khớp bất động gọi là khớp khâu( đường khớp). Có vẻ lạ khi nhắc đến khớp không cử động, nhưng thuật ngữ khớp được dùng cho bất kỳ sự kết nối nào giữa hai xương. (Phân loại xương được trình bày ở phần sau chương này). Ở khớp khâu, răng cưa, cạnh của các xương liền nhau, vừa với nhau. Những răng cưa lồi ra khít vào nhau này ngăn chặn việc trượt hoặc dịch chuyển xương nếu xương sọ bị va đập hoặc chịu áp lực. Ở Fig. 6-5 bạn có thể thấy đường khớp vành giữa xương trán và xương đỉnh, đường khớp trai giữa xương đỉnh và xương thái dương, đường lớp lambda giữa xương chẩm và xương đỉnh. Đường khớp không nhìn được trên hình là đường khớp dọc, nơi hai xương đỉnh nối với nhau theo đường chính giữa trên hộp sọ. Tất cả các xương sọ, kể cả những đường khớp lớn, được vẽ ở Figs. 6-5 đến 6-8. Cấu trúc giải phẫu quan trong được mô tả ở Table 6-2.
Trong 14 xương mặt, chỉ có xương hàm dưới là có thể cử động; nó tạo một khớp lồi cầu với xương thái dương. Những khớp khác giữa các xương mặt đều là đường khớp. Hàm trên gồm 2 xương hàm trên, tạo thành phần trước khẩu cái cứng. Lỗ cho chân răng được tìm thấy ở cả xương hàm trên và hàm dưới. Hai xương mũi tạo nên cầu mũi nơi chúng tiếp xúc với xương trán ( phần còn lại của mũi được tạo ra bởi sụn). Có một xương lệ ở phía trong mỗi ổ mắt; tiểu quản lệ chứa túi lệ, là lối đi cho nước mắt. Mỗi xương gò má tạo nên gò má và khớp với xương hàm trên, xương trán, và xương thái dương, Hai xương khẩu cái tạo nên phần sau khẩu cái cứng. Xương lá mía hình cái cày (plow-shaped) tạo ra phần dưới của vách mũi; nó khớp với mảnh thẳng đứng xương sàng. Ở hai bên xương lá mía là xoăn mũi, 6 xương cuộn xuống trong ổ mũi; làm tăng diện tích bề mặt của niễm mạc mũi. Những xương mặt cũng được tổng hợp ở Table 6-2.
Xoang cạnh mũi là khoang chứa khí ở xương hàm trên và xương trán, xương bướm, xương sàng(Fig.6-9). Như tên gọi xoang cạnh mũi, thì những xoang này mở thông vào ổ mũi và được lợp bởi biểu mô có lông nối liền với niêm mạc ổ mũi. Chúng ta chỉ sợ những xoang này khi chúng bị “nhồi thêm”, nghĩa là dịch nhầy chúng sản xuất ra không được thoát ra ổ mũi. Điều này có thể xảy ra khi nhiễm khuẩn đường hô hấp trên ví dụ như cảm lạnh, hoặc dị ứng phấn hoa. Tuy nhiên, những khoang này có chức năng : Chúng làm xương sọ nhẹ hơn bởi không khí thì nhẹ hơn xương, và chúng giúp cộng hưởng âm thanh, nghĩa là nhiều khí hơn sẽ làm rung và do đó tăng độ sâu của giọng nói.
Hang chũm là một khoang chứa khí ở trong mỏm chũm của mỗi xương thái dương chúng mở vào tai giữa. Trước khi có kháng sinh, nhiễm khuẩn tai giữa thường gây mastoiditis ( viêm hòm nhĩ), nhiễm khuẩn các khoang này.
Ở mỗi tai giữa có ba xương thính giác : xương búa, xương đe, xương bàn đạp. Như một phần của quá trình nghe ( mô tả ở Chương 9), những xương này truyền rung động từ màng nhĩ đến các receptor ở tai trong (xem Fig.9-9 ở Chương 9).
CỘT SỐNG
Cột sống được tạo từ những xương riêng biệt gọi là đốt sống. Tên của những đốt sống biểu thị cho vị trí của nó trên chiều dài cột sống. Có 7 đốt sống cổ,12 đốt ngực, 5 đốt thắt lưng, 5 đốt cùng tạo thành xương cùng, và 4 đến 5 đốt cụt nhỏ hợp thành xương cụt (Fig.6-10)
Bảy đốt sống cổ là những đốt nằm trong cổ. Đốt sống cổ đầu tiên gọi là đốt đội, tiếp khớp với xương chẩm để nâng đỡ xương sọ và tạo một khớp trục với mỏm nha của đốt trục, đốt sống cổ thứ hai. Khớp trục cho phép chúng ta nghiêng đầu từ bên này sang bên kia. Năm đốt sống cổ còn lại không có tên riêng.
Các đốt sống ngực tiếp khớp (tạo khớp) với xương sườn ở phía sau thân mình. Đốt sống thắt lưng, từ lớn đến nhỏ nhất của cột sống, ở phần thắt lưng. Xương cùng cho phép tiếp khớp với xương chậu qua khớp cùng chậu (SI joint). Xương cụt là phần đuôi cuối cùng của cột sống, và vài cơ đáy chậu (sàn chậu) bám vào nó.
Toàn bộ các đốt sống đều tiếp khớp với một đốt khác theo trình tự, được nối bởi dây chằng, tạo thành một cột sống mềm dẻo củng cố đầu và thân. Chúng còn tạo ra ống sống, một ống liên tục( được lót bởi màng não) chữa tủy sống và bảo vệ nói khỏi chấn thương cơ học. Bề mặt của vài xương có một số đoạn mỏng nhỏ tiếp khớp với các xương khác, ví dụ như xương sườn với các đốt sống ngực.
Phần hỗ trợ một đốt sống là chính thân nó; thân các đốt sống liền kề được tách nhau ra bởi một đĩa sụn- sợi. Những đĩa đệm này hấp thu shock và cho phép một vài cử động giữa các đốt sống (khớp sụn sợi ).
Bởi vì có khá nhiều khớp; nên cột sống nhìn tổng thể có thể linh hoạt ( xem Box 6-3: Thoát vị đĩa đệm).
Cột sống bình thường ở tư thế giải phẫu có bốn đường cong, được đặt tên theo đốt sống tạo ra chúng. Xem Fig. 6-10 chúng ta sẽ nhận thấy đường cong đốt sống cổ lồi phía trước, ngược lồi phía sau, thắt lưng lồi phía trước, cùng lồi phía sau. Những đường cong này cân bằng với hộp sọ và toàn bộ cơ thể giúp người có thể đi thẳng dễ dàng(xem Box 6–4: Sự bất thường của đường cong cột sống).
LỒNG NGỰC
Lồng ngực bao gồm 12 đôi xương sườn và xương ức. Ba phần của xương ức : phía trên là cán, giữa là thân, dưới là mỏm mũi kiếm (Fig. 6-11). Chú ý thấy ở Fig. 6-4 là cán xương ức tiếp khớp với xương đòn.
Toàn bộ xương sườn tiếp giáp phía sau với đốt sống ngực. Bảy đôi xương sườn đầu tiên gọi là xương sườn thật; nó tiếp khớp trực tiếp với cán và thân xương ức bằng sụn sườn. Ba đôi tiếp theo gọi là xương sườn giả; sụn sườn chúng nối với sụn sườn 7.
Hai đôi cuối gọi là xương sườn cụt bởi chúng không hề tiếp khớp xương ức (xem Fig. 6–11).
Chức năng rõ nhất của lồng ngực là chúng giữ và bảo vệ tim và phổi. Tuy nhiên, cũng cần nhớ, lồng ngực cũng bảo vệ khoang trên bụng, ví dụ gan hay lách. Chức năng khác của lồng ngực phụ thuộc vào độ linh hoạt của nó :Xương sườn được đẩy lên và ra ngoài bởi cơ gian sườn ngoài. Điều này mở rộng khoang ngực, làm nở phổi và đóng góp vào quá trình hít vào.
VAI VÀ CÁNH TAY
Đai ngực nối với cánh tay tạo phần xương treo chi trên. Mỗi đai ngực gồm một xương vai và xương đòn. Xương vai rộng, dẹt với vài đoạn lồi lên (gai vai, mọm quả) là nơi neo một số cơ di chuyển cánh tay và cẳng tay. Một hố nông gọi là ổ chảo tạo khớp chỏm cầu với xương cánh tay (Fig. 6-12). Nếu nhìn phía sau hệ xương ở Fig.6-4, banh sẽ thấy xương vai không tiếp khớp với cột sống, nhưng lại có vẻ nằm đè trên lồng ngực. Mỗi xương vai được neo vào vị trí trên lồng ngực bởi nhiều cơ bám vào cột sống và xương cánh tay.
Đầu trong mỗi xương đòn tiếp khớp với phần cán xương ức. Ở đoạn nền cổ, bạn có thể cảm nhận khoảng trống giữa hai xương đòn; đó là khuyết tĩnh mạch cảnh (khuyết gian đòn). Đầu ngoài mỗi xương đòn tiếp khớp với xương vai ở mỗi bên tương ứng. Ở vị trí giải phẫu giữa xương vai và xương ức; xương đòn hoạt động như một cái móc cho xương vai và ngăn chặn vai lệch quá xa về phía trước. Mặc dù khớp vai có vùng di động khá lớn, nhưng bản thân vai tương đối ổn định nếu những cứ động này tác động lên.
Xương cánh tay là xương dài. Ở Fig.6-12, để ý tới lồi củ delta; cơ delta bao lấy khớp vai bám ở đây. Ở đầu gần, đầu xương cánh tay tạo khớp chỏm cầu với xương vai. Ở đầu xa, xương cánh tay tạo khớp bản lề với xương trụ cẳng tay. Khớp bản lề, khuỷu tay, cho phép ở động một trục, trước – sai chứ không cho cử động sang bên.
Xương cẳng tay gồm xương trụ phía ngón út và xương quay phía ngón cái. Khuyết ròng rọc của xương trụ là một phần của khớp bản lề khuỷu; nó tiếp tiếp khớp ròng rọc xương cánh tay. Xương quay và xương trụ tiếp khớp với nhau ở đầu gần tạo khớp trục, cho phép tay ngửa hoặc úp. Bạn có thể chứng minh bằng cách để tay ngửa trước mặt bạn, nhận thấy xương trụ và quay song song với nhau. Sau đó để tay úp, nhận thấy rằng cánh tay không hề chuyển động.Xương quay xoay sang xương trụ, cho phép cử động đa dạng mà không cần di chuyển cả tay.
Xương cổ tay gồm tám xương cổ tay; khớp trượt giữa chúng cho phép cử động trượt dễ dàng. Xương cổ tay cũng tiếp khớp với đầu xa xương trụ và xương quay, và đầu gần xương bàn tay, 5 xương đốt bàn tay. Tất cả các khớp tạo bởi xương cổ tay và xương đốt bàn tay đều làm tay rất linh hoạt ở cổ tay ( thử đối với bản thân : gấp đến duỗi tạo với nhau một góc gần 180o ) nhưng ngón tay cái di động tốt hơn so với ngón tay khác bởi khớp cổ tay – đốt bàn tay của chính nó. Nó là khớp yên, cho phép ngón tay cái xoay lên bàn tay, tạo động tác nắm.
Các xương đốt ngón tay là xương của ngón tay. Có 2 xương đốt ngón tay ở ngón cái và ba ở các ngón khác. Giữa các đốt ngón tay là khớp bản lề cho phép di động trên 1 trục. Phần quan trọng của vai và xương cánh tay được mô tả ở Table 6-3.
HÔNG VÀ CHÂN
Đai chậu bao gồm hai xương chậu, tiếp khớp với xương trục ở xương cụt. Một xương chậu gồm ba phần chính : xương cánh chậu, xương ngồi, và xương mu, chúng được vẽ ở Fig.6-13, được mô tả ở cả vùng chậu hông nam và nữ. Xương cánh chậu xòe ra, là phần trên tạo khớp cùng chậu. Xương ngồi là phần thấp sau mà chúng ta ngồi lên. Xương mu là phần thấp trước. Hai xương mu tiếp khớp sụn- sợi mu, với đĩa sụn sợi giữa chúng. Nhận thấy góc mu của cả chậu hông nam và nữ ở Fig.6-13. Góc rộng ở nữ là điều kiện phù hợp cho sinh đẻ ở nữ, nó giúp cho eo chậu dưới rộng hơn.
Ổ cối là một ổ của xương hông tạo khớp chỏm cầu với xương đùi. So với ổ chảo của xương vai, ổ cối sâu hơn. Đây là một điểm quan trọng bởi hông là một khớp phải chịu nhiều sức nặng, trong khi vai thì không. Bởi ổ cối sâu, nên khớp hông không dễ trật khớp, ngay cả bởi những hoạt động như chạy, nhảy (tiếp đất), những động tác tạo một lực lớn lên khớp.
Xương đùi là một xương dài của đùi. Như đã đề cập, xương đùi tạo một khớp chỏm cầu với xương chậu. Ở đầu gần xương đùi có mấu chuyển lớn và bé, là các điểm rất lớn cho cơ bám vào. Ở đầu ra, xương đùi tạo khớp bản lề, đầu gối, với xương chày của cẳng chân. Ở Fig.6-14 nhận thấy mỗi xương có những lồi cầu, hình tròn tạo khớp. Xương bánh chè nằm trước khớp gối, bao bọc gân cơ tứ đầu đùi, một khối cơ lớn phía trước đùi
Xương chày là một xương chịu sức nặng của cẳng chân. Bạn có thể cảm thấy lồi củ chày và bờ trước xương chày ở phía trước chân của bạn. Mắt cá chân trong nằm ở phần xa xương chày.
Chú ý ở Fig.6-14 xương mác không phải là một phần khớp gối và không chịu sức nặng cơ thể. Mắt cá ngoài của xương mác có thể tìm thấy ở trên bàn chân.Mặc dù không chịu sức nặng, xương mác quan trọng ở chân vì cơ của chân bám vào đây, chúng giúp ổn định cổ chân. Hai xương thì sẽ ổn định hơn một xương, bạn có thể thấy hai mắt cá sẽ ôm trọn phần trên của xương sên. Xuowg chày và xương mác không tạo khớp trục như xương trụ và xương quay như ở cẳng tay; điều này sẽ giúp cho sự ổn định của chân dưới và àn chân và nâng đỡ toàn bộ cơ thể.
Xương cổ chân gồm 7 xương ở cổ chân. Như bạn mong đợi, chúng to hơn và khỏe hơn xương cổ tay, và khớp phẳng của chúng không cung cấp quá nhiều chuyển động. Xương lớn nhất là xương gót; xương sên truyền sức nặng giữa xương gót và xương chày. Xương đốt bàn chân là những xương dài của mỗi bàn chân, và xương đốt ngón chân là những xương của ngón chân. Có hai xương đốt ngón ở ngón chân cái và ba ở các ngón còn lại. Xương ngón chân tạo khớp bản lề với các xương khác. Bởi không có khớp yên ở bàn chân, nên ngón chân cái cử động không linh hoạt như ngón tay cái. Bàn chân gồm hai vòm chính : vòm dọc và vòm ngang, chúng được củng cổ bới các dây chằng. Chúng là những điểm thích nghi cho việc đi lại thẳng, chung : những vòm này cung cấp cho bước đi chúng ta có sự bật và sự nhảy.Những điểm quan trọng của hông và xương chân được mô tả ở Table 6-4.
KHỚP – KHỚP NỐI
Khớp là sự liên kết giữa hai xương, hay khớp nối.
PHÂN LOẠI KHỚP
Sự phân loại khớp dựa vào số lượng động tác có thể thực hiện được. Khớp bất động là khớp không thể hoạt động, ví dụ đường khớp giữa hai xương hộp sọ. Khớp bán động là khớp có thể di động một ít ví dụ khớp giữa hai đốt sống liền kề. Khớp động là khớp có thể cử động linh hoạt. Đây là phần chính của khớp và bao gồm
khớp chỏm chầu, khớp trục, khớp bản lề, và một số khớp khác. Ví dụ mỗi loại khớp được mô tả ở Table
6-5, và một số được vẽ ở Fig. 6-15.
KHỚP HOẠT DỊCH
Tất cả các khớp động đều là khớp hoạt dịch bởi chúng có cấu trúc giống nhau. Một khớp hoạt dịch điển hình
được mô tả ở Fig. 6-16. Ở bề mặt khớp ở mỗi xương là sụn khớp, cung cấp một bề mặt trơn bóng. Bao khớp, làm từ mô liên kết sợi, bao lấy khớp trong một lớp vỏ bọc chắc chắn, khỏe. Bao khớp này giúp khớp thêm ổn định. Ví dụ ở hông, vao khớp rộng từ cổ xương đùi đến vành ổ cối và vừa vặn, giống một cái bọc chắc chắn. Bao khớp ở vai ít khít hơn, cho phép khớp có cử động góc rộng hơn. Lót bao khớp là àng hoạt dịch, tiết ra chất hoạt dịch vào ổ khớp. Chất hoạt dịch dày và trơn ngăn ngừa ma sát khi xương di động.
Nhiều khớp hoạt dịch còn chứa túi hoạt dịch, là túi nhỏ chứa chứa chất hoạt dịch nằm giữa khớp và gân đi qua khớp. Túi hoạt dịch cho phép gân trượt dễ dàng khi xương di động. Nếu khớp hoạt động quá mức,
túi hoạt dịch có thể bị viêm và đau; tình trạng này gọi là viêm túi hoạt dịch. Một vài rối loạn khác được mô tả ở Box 6-5: Viêm khớp.
TUỔI TÁC VÀ HỆ XƯƠNG KHỚP
Theo tuổi, xương có xu hướng mất nhiều canxi hơn là được thêm vào. Chất căn bản xương sẽ mỏng hơn,xương sẽ giòn hơn, và gãy xương sẽ thường diễn ra kể cả chấn thương nhẹ.
Mòn sụn khớp là hậu quả phổ biến của tuổi tác. Khớp bị ảnh hưởng bao gồm cả những khớp chịu sức nặng như đầu gối và ngón nhỏ, hay hoạt động.
Mặc dù sự thoái hóa khớp không thể ngăn ngừa, người già có thể giữ gìn chất căn bản xương với việc tập thể dục và chế độ ăn giàu vitamin D.
IV. TỔNG KẾT:
Kiến thức về xương và khớp sẽ rất hữu ích cho chương tiếp theo khi bạn học về hoạt động của cơ vận động xương. Bạn cần nhớ xương có nhiều chức năng khác nhau. Là một kho chứa canxi dư thừa, xương giúp duy trì lượng canxi máu ổn định.
Tủy đỏ xương được tìm thấy ở xương dẹt và xương không đều sản xuất tế bào máu : hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu. Một số xương bảo vệ một số tạng sinh tồn như là não, tim, phổi. Như bạn thấy, xương bản thân cũng được xem xét như một cơ quan mang tính sinh tồn.
Nguồn: Essentials of Anatomy and Physiology – Vietnamese Version.