[Cơ chế triệu chứng số 153] Liệt mặt (một bên)

Rate this post

MÔ TẢ

Các cơ mặt không đối xứng do yếu một bên. Liệt mặt đặc trưng bởi mờ các nếp nhăn trên mặt, dẫn tới “bộ mặt ủ rũ” đặc trưng. Có sự mất các nếp nhăn trán (kiểu nơ ron vận động ngoại vi), mắt nhắm không kín (kiểu nơ ron vận động ngoại vi), dấu hiệu Bell’, mờ rãnh mũi má và co khóe miệng hạn chế. Dấu
hiệu Bell là hiện tượng nhãn cầu đưa lên trên và ra ngoài khi chớp mắt, thấy rõ khi mí mắt nhắm không kín trong bất kỳ nguyên nhân nào.

Hình 5.32 Biểu hiện đặc trưng của: A, liệt mặt trung ương; và B, liệt mặt ngoại vi

Hình 5.33 Liệt thần kinh mặt trái

                                      

Hình 5.34 Giải phẫu chức năng của thần kinh mặt

NGUYÊN NHÂN

Nơ ron vận động trên

Hay gặp
• Nhồi máu não vùng động mạch não giữa
• Xuất huyết não
Ít gặp
• Nhồi máu ổ khuyết, nhánh sau bao trong
• Tổn thương khối (khối u, áp xe, dị dạng động tĩnh mạch)

Thần kinh ngoại vi (liệt thần kinh mặt)

Hay gặp
• Liệt Bell (liệt thần kinh mặt vô căn) – 65%72
• Chấn thương – 25%72
Ít gặp
• Khối u (u tiền đình, cholesteatoma) – 5%72
• Bệnh một dây thần kinh do tiểu đường/ nhồi máu vi mạch
• Hội chứng Ramsay Hunt
• HIV
• Bệnh Lyme
• Sarcoidosis

CƠ CHẾ

Liệt mặt một bên gây nên bởi:
1 liệt mặt trung ương
2 liệt mặt ngoại biên (liệt thần kinh mặt).

TỔN THƯƠNG THẦN KINH TRUNG ƯƠNG

Liệt mặt trung ương đặc trưng bởi yếu cơ, giới hạn ở các cơ nửa mặt dưới, do phân bố trên nhân hai bên và vùng vỏ não mặt trên hai bên trên vỏ vận động (xem Hình 5.35A). Liệt mặt trung ương có thể kèm theo yếu tay và/hoặc chân, và các dấu hiệu của bán cầu ưu thế và không ưu thế.
Tổn thương trung ương cũng liên quan đến yếu chọn lọc các cử động mặt chủ động (VD yêu cầu bệnh nhân cười) hoặc thụ động (gây cười). Tổn thương bán cầu ưu thế ảnh hưởng đến yếu vận động chủ động rõ ràng hơn thụ động. Tổn thương chất trắng dưới vỏ hoặc bao trong gây giảm biểu cảm trên
mặt nhiều hơn các cử động chủ ý. Liệt mặt ngoại vi ảnh hưởng tất cả như nhau. Các đường dẫn truyền của cơ biểu cảm và thụ động chưa được biết rõ.

LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN (LIỆT THẦN KINH MẶT)

 

Hình 5.35 Sơ đồ thể hiện phân bố thần kinh mặt

A Liệt thần kinh trung ương dẫn đến yếu nửa mặt dưới mà không ảnh hưởng cơ mặt trên
B Liệt ngoại vi dẫn đến liệt hoàn toàn nửa mặt

 

 

 

 

 

 

 

Liệt mặt ngoại biên đặc trưng bởi yếu nửa mặt trên và dưới cùng bên. Thần kinh mặt là đoạn chung cuối cùng của phân bốthần kinh cơ mặt. Tổn thương thần kinh ngoại biên dẫn tới liệt hoàn toàn một nửa mặt (xem Hình 5.35B). Đặc điểm khác bao gồm tăng thính lực, rối loạn vị giác hai phần ba trước lưỡi, phản xạ giác mạc bất thường kiểu ly tâm, khô mắt, loạn cảm và/hoặc mụn nước ở vùng hầu họng hoặc lỗ tai ngoài (chú ý mụn nước trong hội chứng Ramsey Hunt). Xem Bảng 5.12 về cơ chế triệu chứng lâm sàng của liệt mặt.

Advertisement

GIÁ TRỊ

Liệt mặt một bên được nhanh chóng đánh giá để loại trử tổn thương thần kinh vận động cao hoặc trung tâm, thường gặp nhất do nhồi máu hoặc xuất huyết não. Phân bố tần suất các nguyên nhân gây liệt mặt ngoại vi được trình bày trong Bảng 5.13.

 

Giới thiệu TrangSky

Check Also

[UpToDate] Tiền sản giật: Sinh bệnh học (Phần 2)

[UpToDate] Tiền sản giật: Sinh bệnh học (Phần 2) Các tác giả: S Ananth Karumanchi, …