[Sinh lý thú vị số 51] Bệnh nhược giáp

Rate this post

Thảo là một cô giáo 43 tuổi của trường tiểu học. Tại đợt kiểm tra sức khỏe hằng năm, Thảo phàn nàn rằng mặc dù ăn ít nhưng cô ấy lên cân 16 pound trong nửa năm (khoảng hơn 8kg). Bác sĩ của cô ấy có thể đã quy cho sự tăng cân này là do tuổi già trừ, cho đến khi Thảo phàn nàn rằng cô ấy cảm thấy ít năng lượng, luôn luôn thấy lạnh (trong khi mọi người thấy nóng thì chỉ mình cô thấy lạnh), táo bón, kinh nguyệt ra nhiều vào mỗi tháng. Thêm vào đó, bác sĩ chú ý rằng cổ của Thảo đầy đặn. Bác sĩ nghi ngờ rằng Thảo bị nhược giáp và thực hiện các xét nghiệm thấy rằng: T4 dưới mức bình thường, TSH quá cao (85 so với mức bình thường là 0.3-5), T3 hấp thu resin giảm, kháng thể tự miễn. Dựa vào kết quả và những triệu chứng thực thể, bác sĩ của Shirley kết luận rằng cô ấy bị viêm tuyến giáp Hashimoto và kê toa thuốc uống để kiểm soát tổng hợp T4. Bác sĩ lên kế hoạch để xác định liều lượng chính xác của T4 bằng cách kiểm soát nồng độ TSH trong máu cô Thảo.

Vì sao cường giáp, nhược giáp đều cần bổ sung I-ốt?

1, Triệu chứng lên cân và lạnh => chẩn đoán nhược giáp?

=> Để hiểu triệu chứng nhược giáp, chúng ta cần nhắc lại hoạt động của hormone giáp và dự đoán hậu quả khi thiếu nó. Giống hormone steroid, tuyến giáp hoạt động tăng cường tổng hợp protein mới. Protein chịu trách nhiệm cho hoạt động hormone khác nhau, phần nhiều là chuyển hóa. Hormone giáp tăng cả BMR (Tỉ lệ chuyển hóa cơ bản – basal metabolic rate) và tiêu thụ O2 (Do tăng tổng hợp bơm Na+-K+ ATPase). Tăng BMR và tiêu thụ O2 => tăng tạo nhiệt. Để cung cấp đủ chất cho chuyển hóa oxi hóa, hormone giáp tăng hấp thu glucose từ đường tiêu hóa và tăng tổng hợp enzyme chính chuyển hóa, bao gồm NADPH cytochrome C reductase, cytochrome oxidase, alpha-glycerophosphate dehydrogenase, malic enzyme. Để cung cấp nhiều O2 cho chuyển hóa ưa khí, hormone giáp còn tăng cardiac output và tăng tỉ lệ thông khí. Ở người lớn, hormone giáp được đòi hỏi cho phản xạ bình thường và hoạt động thần kinh. Ở giai đoạn thai nhi, hormone giáp chắc chắn được đòi hỏi cho sự phát triển bình thường của hệ thống thần kinh trung ương.

Thảo có triệu chứng cơ bản của nhược giáp => BMR giảm, lên cân mặc dù ăn ít, luôn thấy lạnh và thiếu năng lượng.

2, Phân biệt giữa các cơ chế tiềm tàng có thể gây ra nhược giáp?

=> Vùng hạ đồi tiết ra TRH kích thích thyrotrophs thùy trước tuyến yên tiết ra TSH. TSH tuần hoàn đến tuyến giáp, nó có hai hoạt động: (1) tăng tổng hợp và tiết hormone giáp; (2) Phì đại và tăng sản tuyến giáp. Hệ thống điều hòa chính qua cơ chế điều hòa ngược âm tính ảnh hưởng hormone giáp lên sự tiết TSH. Đặc biệt, T3 làm down-regulation TRH receptor ở tế bào thyrotrophs thùy trước tuyến yên, giảm trách nhiệm của TRH => thực vậy, khi hormone giáp tăng, TSH tiết bị ức chế. Ngược lại khi hormone giáp giảm, TSH sẽ được kích thích tiết. Chúng ta xét ba cơ chế giảm hormone giáp: (1) suy vùng hạ đồi tới sự tiết TRH => giảm TSH; (2) Suy vùng thùy trước tuyến yên => giảm tiết TSH; (3) Bản thân tuyến giáp khiếm khuyết (phá hủy tự miễn hoặc bị cắt bỏ tuyến giáp).

Ba cơ chế gây nhược giáp không phân biệt bởi sự ảnh hưởng vào nồng độ hormone giáp tuần hoàn hoặc triệu chứng. Trong mỗi trường hợp, nồng độ trong tuần hoàn của T3 và T4 giảm, triệu chứng của nhược giáp. Tuy nhiên cơ chế phân biệt bởi nồng độ TSH và TRH. Ở hypothalamic failure (hiếm), tiết giảm cả TSH và TRH. Anterior pituitary failure, giảm tiết TSH. Ở primary failure of thyroid gland (phổ biến nhất), tiết hormone giáp giảm, nhưng TSH thùy trước tuyến yên lại tăng.

3, Dựa vào kết quả xét nghiệm, nguyên nhân nhược giáp là gì? Tại sao nồng độ T4 của cô ấy lại cao?

=> Kết quả xét nghiệm tăng thyroid antimicrosomal antibodies – đây là kháng thể với peroxidase enzyme của tuyến giáp. Enzyme này xúc tác phản ứng chính trong tổng hợp hormone giáp (chuyển I- thành I2, tổ chức I2 thành MIT và DIT, cặp đôi lại hình thành T3 và T4(. Vì kháng thể tồn tại nên ức chế enzyme => tuyến giáp không tạo ra hormone giáp. => Bệnh lý viêm tuyến giáp tự miễn hay viêm tuyến giáp Hashimoto.

4, Tại sao T3 hấp thu nhựa giảm?

=> Do T3 trong máu giảm. T3 resin uptake được xác định bằng trộn hỗn hợp T3 phóng xạ với resin tổng hợp và một mẫu máu bệnh nhân. T3 phóng xạ đầu tiên sẽ liên kết với TBG trong máu bệnh nhân, bất kỳ T3 phóng xạ còn lại liên kết với resin tổng hợp. Nhiều T3 phóng xạ liên kết, hấp thu nhựa càng lớn. T3 hấp thu nhựa giảm khi TBG giảm hoặc T3 trong máu giảm.

5, Tại sao TSH của cô ấy lại tăng?

=> Cơ chế điều hòa ngược

6, Cổ của cô ấy đầy đặn vì tuyến giáp to. Nếu bị nhược giáp tại sao tuyến giáp to?

=> Hypothyroidism => goiter (to tuyến giáp) => Do hai nguyên nhân tăng hoạt động hoặc giảm hoạt động. Trường hợp này là do giảm hoạt động => tăng tiết TSH => phì đại, tăng sản và to tuyến giáp. (Điều hòa ngược luôn)

7, Thảo được nhận hormone thay thế điều trị dạng T4 tổng hợp. Cơ thể cô ấy xử lý T4 thế nào? T4 tổng hợp làm cách nào cải thiện triệu chứng của cô ấy?

=> T4 tổng hợp (L-Thyroxine) giống T4 ngoại sinh. Đến mô đích nó chuyển thành T3(hoạt động) hoặc rT3 (bất hoạt). Như vậy, cải thiện triệu chứng nhược giáp. Tại sao không dùng T3 trực tiếp? => Vì T4 kéo dài thời gian bán hủy hơn T3, do đó ít dùng thường xuyên.

8, TSH huyết thanh Thảo được sử dụng để điều chỉnh liều T4 tổng hợp như thế nào?

=> Điều hòa ngược hoi.

9, Triệu chứng Thảo trải qua nếu dùng T4 liều rất cao?

=> Cường giáp => sụt cân dù ăn nhiều, cảm giác nóng, căng thẳng, ngưng kinh

Case được dịch từ sách: Physiology cases and problems
Tham khảo bản dịch của: NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ – Khoa Y ĐHQG TP.HCM

 

 

Advertisement

Giới thiệu khanhlinh29

Mình là Khánh Linh, sinh viên Y khoa. Hi vọng những bài đăng của mình có thể giúp ích cho mọi người!

Check Also

[Sinh lý thú vị số 53] Bệnh suy tuyến thượng thận (Addison’s disease)

Trang là một người mẹ 41 tuổi đã li dị của hai thiếu niên. Cô …