1.MÔ TẢ
Được cho là một biến thể của kiểu thở Cheyne-Stokes, đặc trưng bởi những chu kỳ lặp lại đều đặn của sự thay đổi thể tích khí lưu thông trong đó thể tích khí lưu thông thấp nhất ít hơn một nửa thể tích khí lưu thông tối đa. Nó cũng được coi là một phần của chứng ngưng thở khi ngủ do nguyên nhân trung ương.
2.NGUYÊN NHÂN
• Đột qụy
• Xuất huyết dưới nhện
• Suy tim sung huyết (CHF)
3.NGUYÊN NHÂN
Là kết quả của những thay đổi bất thường thoáng qua hay những bất ổn khác của hệ thống kiểm soát hô hấp còn nguyên vẹn. Một số mô hình đã được đề xuất để giải thích các thay đổi bất thường đã được mô tả, nhưng cơ chế chủ yếu là pCO2 giảm thoáng qua xuống dưới ngưỡng kích thích hô hấp. Chi tiết đầy đủ của các cơ chế làm cơ sở cho kiểu thở Cheyne-Stokes có thể được tìm thấy trong Chương 3, ‘Triệu chứng tim mạch’.
Trong đột quỵ và rối loạn thần kinh, sự gián đoạn tạm thời của các trung tâm thông khí của thân não kết hợp với suy giảm mức độ ý thức được cho là cơ chế chủ yếu trong diễn biến của kiểu thở này.
4.Ý NGHĨA
Thường thấy ở bệnh nhân bị bệnh tim thất trái, thở ngắt quãng đã được chứng minh là có liên quan với phân suất tống máu thất trái thấp, chỉ số tim (cardiac index) thấp,62 áp lực mao mạch bít (capillary wedge) cao hơn63 và nếu xuất hiện khi nghỉ ngơi, hô hấp trở nên nặng hơn
dự đoán tỷ lệ tử vong.64 Thở ngắt quãng có thể xảy ra lên đến 25% ở bệnh nhân bị đột quỵ. Nó đã được chứng minh là xuất hiện trong trường hợp đột quỵ liên quan đến mạng lưới đường hô hấp tự động (thùy đảo) và ý chí (hồi đai, đồi thị).
Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”
Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại: