Gần đây có bài viết chia sẻ về sự tắc trách, vô cảm của bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên về việc Bác sĩ không có phương án điều trị kịp thời đối với bệnh nhân đa chấn thương. Tuy nhiên liệu phản ánh này có đúng thực tế? Sau đây xin giới thiệu bài viết của Bs. Nguyễn Hồ Huy Hoàng về bài viết này để bạn đọc có cái nhìn khái quát hơn về xử trí đa chấn thương và vụ việc này. Chúng tôi xin lưu ý đây là tập hợp các ý kiến cá nhân từ facebook và là một vài góc nhìn, bạn đọc cần có cái nhìn tổng quan hơn với các vụ việc này nhé.
Nếu bạn thấy bổ ích, hãy bấm vào bài viết facebook này và chia sẻ bài viết để nhiều người được biết và hiểu rõ vấn đề
https://www.facebook.com/ykhoa.org/posts/2532604467027245?__xts__%5B0%5D=68.ARDRy5r9XiDCJlbGSIJBwdma0n89oRAQanaUOhfrAvyMsdyP2KopM_i0LejxrnKFp6Cxlk6eK3kbyJOrYGIvGf_nh0e0ozRNANXWHqaWe1euFWo74hTcoqFnNiw4afJng-tAzzfvTylMnuIZoIJBSibGXG83IXlQkZShU0odgCoRVeYv6lC7LTqoTdcRyjj6PUE5U8Em8eNVtiB8GDs1PvMPeurdvcuU9DemRSpl9ZExYDLKQh3OMSzGl_CIiymdhqJ_75V1DkzHuUAgAULfh1Bw_YH9gLYC5_IR-DBpsLa6vd_ic2wMmqs9F2TdBuZHvmzf03e5F8vQjZDXw58tIMUPmlL8&__tn__=-R
Trích nguyên văn bài viết của Bs. Nguyễn Hồ Huy Hoàng
Bài viết này đã được xin phép khi chia sẻ ở trang này, xin vui lòng không đăng lại nếu chưa được cho phép
Bài viết này tôi chỉ muốn nói cho các bạn rằng làm ơn đừng bắt chúng tôi phải mổ sớm ở bệnh nhân Đa chấn thương
—–
ĐA CHẤN THƯƠNG LÀ GÌ?
Polytrauma defined as “a clinical state following injury to the body leading to profound physiometabolic changes involving multisystem”
OR
Patient with anyone of the following combination of injury
– Two major system injury + one major limb injury
– One major system injury + two major limb injury
– One major system injury + one open grade III skeletal injury
– Unstable pelvis fracture with associated visceral injury
Vậy ĐA CHẤN THƯƠNG là một tình trạng lâm sàng sau chấn thương cơ thể dẫn đến những thay đổi sâu sắc về chuyển hóa sinh lý liên quan đến nhiều hệ thống
HOẶC
Bệnh nhân bị chấn thương kết hợp sau đây
– Tổn thương 2 cơ quan lớn và 1 xương lớn
– Tổn thương 1 cơ quan lớn và 2 xương lớn
– Tổn thương 1 cơ quan lớn và gãy xương hở độ 3
– Gãy mất vững khung chậu liên quan với tổn thương nội tạng.
Cơ quan lớn ở đây là đầu/cột sống, ngực, bụng-chậu.
Đầu/cột sống có thần kinh, ngực bụng có tim, phổi, bụng chậu có nội tạng có cơ quan tiêu hoá, tiết niệu và 1 đàn vi khuẩn.
Có 3 thời điểm bệnh nhân sẽ chết trong Đa chấn thương
– Vài phút đầu, với tổn thương hệ thần kinh nghiêm trọng – đặc biệt là tổn thương tuỷ cổ cao, tổn thương tim phổi và mất máu.
– Trong vài giờ đầu “golden time”, do chảy máu nội sọ, chấn thương ngực, chảy máu nội tạng, chảy máu khung chậu, gãy nhiều xương.
– Sau vài tuần thì do nhiễm trùng, suy đa tạng.
Với tỉ lệ tử vong như sau:
– 50% tử vong trước khi vào viện
– 30% tử vong trong 4h đầu
– 20% tử vong sau 3 tuần
Vậy có nghĩa là khi bị đa chấn thương thì trong 4 giờ đầu nếu không chết thì 3 tuần sau mới chết. Mà tôi thấy bn đến viện có khi >4h (trong bài viết là 10 tiếng).
Trong các chấn thương mà cái bài đã đăng thì chẳng có cái chẩn đoán nào yêu cầu phải tiến hành điều trị cấp cứu cho bệnh nhân.
– Gãy cột sống cổ, chúng tôi chỉ mổ sớm khi bệnh nhân bỗng nhiên từ không liêt đột ngột nặng lên, hoặc những chỉ định cụ thể và trong trường hợp này tôi biết là không có chỉ định, chúng tôi không mổ, và bệnh viện này cũng không có điều kiện để mổ cột sống cổ , và lựa chọn hàng đầu ở tất cả các tuyến cho việc điều trị trường hơp này là điều trị cơ năng, điều trị cơ năng là nằm im bất động một chỗ, cố định tạm thời, tương đối, đủ thời gian, không làm j, VLTL khi bớt đau
– Gãy kín xương vai không có biến chứng mạch máu thần kinh, chúng tôi không có chỉ định mổ cấp cứu, và chỉ mổ chương trình khi tình trạng bn ổn định, và đúng chỉ định, còn lại là điều trị không mổ (khoảng 90%)
– Gãy khung chậu còn vững, không có tổn thương nội tạng bên trong và hệ tiêu hoá thì điều trị cơ năng. Khi nào mất vững, gãy hở khung chậu thì mổ ngay và luôn chứ không chờ bạn viết. Mà bn này gãy vững sao lại cứ đòi hỏi điều trị hơn.
– Gãy xương đùi, chỉ cần xuyên đinh kéo tạ, không nhất thiết phải mổ cấp cứu làm gì?
– Còn dăm ba cái xây xát vết thương phần mềm thì chẳng đáng để bàn đến, vì nó cũng tự lành thôi.
VẬY KHI NÀO THÌ MỔ? CÓ NÊN MỔ SỚM HAY KHÔNG?
Sau một đa chấn thương là một tình trạng rối loạn chuyển hoá, và có cả quá trình viêm trong đó. Nếu mổ sớm thì sao, nguy cơ chết sẽ tăng vọt, vì cơ thể sẽ chịu thêm một “cú đánh” và sau mỗi cuộc mổ thì tình trạng viêm sẽ tăng lên, và có thể tình trạng viêm ấy sẽ không thể kiểm soát được,viêm không kiểm soát được chuyện gì sẽ xảy ra:
– Hoạt hoá hệ thống bổ thể
– Hoạt hoá con đường đông máu nội sinh
– Hoạt hoá yếu tố bạch cầu, tiểu cầu
=> Kết quả là tăng kết tập tiểu cầu, đông máu nội mạc rải rác, suy đa tạng, tăng tính thấm thành mạch, suy hô hấp cấp -> Kết quả là chết, rõ chưa, MỔ SỚM LÀ SẼ CÓ CƠ HỘI CHẾT NHIỀU HƠN
Chúng tôi sẽ mổ cho bệnh nhân từ ngày thứ 10-14 khi tình trạng bệnh nhân ổn định, vì khi đó tình trạng viêm đi xuống thấp nhất. Và đó là lựa chọn phù hợp được nghiên cứu trên y văn.
Sau tuần thứ 3, nếu cơ thể bị nhiễm trùng thì sẽ chết do nhiễm trùng, với tình trạng chơi ngu uống kháng sinh vô tội vạ của các bạn thiếu hiểu biết thì nguy cơ chết cao hơn do tình trạng kháng thuốc kháng sinh. Hên hên thì kháng sinh đáp ứng để cứu nốt cuộc đời còn lại.
HÌNH ẢNH TRÍCH RA TỪ BÀI GIẢNG CỦA HIỆP HỘI CHẤN THƯƠNG CHỈNH HÌNH MỸ – Chỉ là 1 trong những tài liệu và bằng chứng khoa học mà từng đọc qua về vấn đề mổ sớm hay không?
—–
Steve Morgan, MD & Scott Adams, MD, Acute Respiratory Distress Syndrome, Fat Embolism, & Thromboembolic Disease in the Orthopaedic Trauma Patient
—–
Đây là sơ đồ ảnh hưởng của việc mổ sớm đưa đến các bệnh lý đi cùng nhau:
– ARDS (Acute Respiratory Distress Syndrome)
– FES (Fat Embolism Syndrome: HC tắc mạch máu do mỡ): cái này thì nhắc đi nhắc lại trên tất cả các giảng đường, xảy ra là nắm chắc cái chết
– Thromboembolic Disease
—–
Mổ như là “cú đánh” thứ hai và đưa bệnh nhân từ 1 tình trạng viêm bình thường nhảy lên viêm vượt quá kiểm soát (mũi tên trắng như là 1 giới hạn). Khi đó sẽ xảy ra các bệnh lý đi cùng nhau ARDS, FES, ThroD
Nguồn bài viết: https://www.facebook.com/hohuyhoang.nguyen/posts/891343217888991
Bài gốc phản ánh vấn đề từ facebook Vo Ngoc Luc
VỤ TAI NẠN XE KHÁCH Ở DAKLAK, SỰ TẮC TRÁCH, VÔ CẢM CỦA BỆNH VIỆN VÙNG TÂY NGUYÊN VÀ XÃ HỘI
Tính đến trưa nay 17/7, sau gần 40 giờ đồng hồ sau vụ tai nạn xe khách nghiêm trọng xảy ra tại Tp Buôn Ma Thuột làm hàng chục người thương vong, hơn 12 giờ trưa chiếc xe cấp cứu đã chở những bệnh nhân nặng cuối cùng từ Bệnh viện vùng Tây nguyên xuống Bệnh viện chợ Rẫy sau hai ngày nằm “chịu trận” tại Bệnh viện này.
Trong đó có bệnh nhân nặng nhất là Chị Võ Thị Vinh, quê Quảng Nam, Sống tại Dak Min, Dak Nông. Kết quả soi chụp và hồ sơ bệnh án với chẩn đoán: Đa chấn thương, Chị bị gãy xương Vai, xương cổ, xương Chậu và xương đùi, và thương tích phần mềm toàn thân rất nặng, máu ra liên tục rất nhiều, dù Chị đã tỉnh nhưng toàn thân như đã bị bất động và người lịm đi vì quá đau.
Khoảng 12 giờ trưa hôm qua 16/7 tức sau gần 10 tiếng bị tai nạn tôi vào thăm, thấy chị rất nặng, tôi chưa bao giờ chứng kiến một người mà bị gãy xương toàn thân như vậy, và tôi cũng chứng kiến cảnh người ta chỉ gãy mỗi xương đùi thôi cũng đủ chết vì không chịu nổi, vậy mà sau gần 10 tiếng Bác sỹ ở đây không quan tâm hay đưa ra một phương án nào điều trị, khi người nhà xót ruột hỏi thì còn bị Bác sỹ liên tục quát. Đến khi tôi với tư cách người nhà vào xin xem bệnh án thì Bác sỹ không cho và nói muốn biết gì thì khi chuyển vào khoa sẽ biết, còn ở đây tên bệnh nhân thì đã vào khoa chấn thương chỉnh hình, còn người bệnh thì vẫn nằm quằn quại trên băng ca một mình .Tôi cũng đành nghe và tạm chấp nhận vì cứ hy vọng người bệnh vào khoa sẽ đươc điều trị tốt hơn. Sau đó tôi và người nhà tự đưa bệnh nhân vào khoa, đẩy băng ca người bệnh đi theo hành lang vào khoa mà phải ít nhất ba người ghì chặt băng ca lại nếu không sẽ lao xuống dốc.
Sau đó tôi ra về và cứ yên tâm nghĩ vào khoa sẽ tốt hơn. Nhưng sau gần một ngày đêm người bệnh cũng chỉ nằm chờ trong vô vọng, khi tình trạng bệnh mỗi ngày một xấu đi, chẳng mấy khi thấy Bác Sỹ lại thăm khám. Khi người nhà xót ruột hỏi thì tiếp tục bị quát.
Sáng nay gia đình người bệnh yêu cầu nhà xe Quốc Đạt kết hợp làm thủ tục chuyển vào Bệnh viện Chợ Rẫy, Nhà xe này có cử người xuống nhưng sự thờ ơ và vô trách nhiệm của bệnh viện trong việc làm thủ tục, nên đến 12 giờ trưa Chị Vinh và một bệnh nhân đứt lìa cách tay vẫn chờ ở ngoài xe vì không có nhân viên y tế theo xe, sau đó đại diện nhà xe Quốc Đạt phải gọi điện điều nhân viên y tế từ nơi khác đến nên hơn 12 giờ trưa xe mới lăn bánh ra khỏi bệnh viện Vùng Tây Nguyên với tâm trạng người nhà thì quá mệt mỏi, người bệnh thì đã kiệt sức.
Tuy vụ tại nạn xảy ra gần nhà tôi, nhưng từ 3 giờ sáng đến 8 giờ sáng tôi mới hay tin và vào mạng tìm kiếm thêm thông tin, thì thấy nhiều tờ báo trong nước đưa tin và “không quên nhắc tới sự quan tâm của Công An và lãnh đạo đã tới hiện trường để giải quyết vụ tai nạn, chỉ đạo cứu hộ và cấp cứu người bệnh kịp thời”. Nhưng khi tôi chứng kiến từ đầu đến cuối việc điều trị cấp cứu bệnh nhân trong một vụ tai nạn rúng động cả nước của một bệnh viện nhà nước lớn nhất vùng Tây nguyên thì tôi hoàn toàn thất vọng.
Trưa nay tôi vào mạng thấy báo chí của nhà nước vẫn tiếp tục đưa tin tất cả bệnh nhân đều chữa trị kịp thời và đã hồi phục. và kinh khủng hơn, nhẫn tâm hơn khi ngoài việc họ đưa tin kiểu “ba xạo” họ còn liên tục bơi móc những sai phạm của nhà xe Quốc Đạt trong lúc này với mục đích gì thì chỉ có … trời mới biết. Thay vì lúc này họ lo tập trung hết nguồn lực để cứu chữa cho người bệnh trước.
Tôi thiết nghĩ nếu một vài cán bộ lãnh đạo bị bệnh hay tai nạn thế này thì có bao nhiêu Giáo sư Bác sỹ giỏi cả nước được điều động, vậy tại sao họ lại quá thờ ơ vô cảm với người dân và xem tính mạng người dân chỉ bằng con kiến.
Bài viết gốc của Vo Ngoc Luc nhận nhiều phản ánh trái chiều, có vài bình luận khiếm nhã