XEM TOÀN BỘ CHƯƠNG TRÌNH TẠI
https://ykhoa.org/sat-canh-cung-y-be-2019/
BÀI CHIA SẺ HỌC TẬP TỪ Y1 ĐẾN Y4
LÊ NGUYỄN HUY THÀNH – K21YDK2
I. Lời mở đầu:
Mình hiện đang là sinh viên năm 4, chuẩn bị lên năm 5, khoa Y, Đại học Duy Tân. Dưới đây là một số kinh nghiệm của bản thân, cũng như một số tài liệu mà mình dùng trong 4 năm học vừa qua. Hy vọng có thể giúp đỡ các bạn khóa dưới đỡ bỡ ngỡ hơn khi học một vài môn và khi đi lâm sàng, cũng như các bạn đồng khóa K21 có thể tham khảo chút chút kinh nghiệm. Do đây là kinh nghiệm bản thân mình, có thể đúng, có thể sai, có thể đầy đủ hoặc thiếu sót nên các bạn có thể đọc tham khảo và áp dụng sao cho phù hợp nhất với bản thân.
II. Chia sẻ:
*KHOA HỌC CĂN BẢN + ANH VĂN Y KHOA:
1/Toán, Lý, Hóa đại cương (có thể thêm Sinh đại cương):
– Tùy mỗi năm mà có mỗi giảng viên khác nhau nên khá khó nắm bắt để chia sẻ kinh nghiệm, nhưng chủ yếu các môn này vẫn là kiến thức cấp 3, chỉ hên xui là dạy bằng tiếng Anh hay không thôi :))
– Nên đăng ký tham gia tuyển Olympic của trường. Ban đầu, nếu nhìn lịch thì có thể thấy sẽ tốn thời gian (cỡ 3-4 buổi tối/tuần, mỗi buổi 3-4 tiếng) nhưng lợi ích đem lại cũng kha khá: vừa được đi chơi xa (tùy năm mà địa điểm thi khác nhau), vừa có tiền (tùy vào số lượng buổi học) mà điểm các môn Toán, Lý hoặc Hóa tương ứng sẽ được miễn (full 10.0 :3). Do năm 1-2 thì lượng kiến thức chưa nặng nên tranh thủ xí cũng không ảnh hưởng mấy.
2/Anh văn y khoa
– Ngoài giáo trình của trường thì nên tham khảo thêm các nguồn dưới hoặc có thể tham gia CLB Tiếng Anh Y Khoa của khoa mình
+Osmosis
https://www.facebook.com/OsmoseIt/ https://www.youtube.com/channel/UCNI0qOojpkhsUtaQ4_2NUhQ
https://www.facebook.com/WOWMed.VN/ (video từ Osmosis được các anh chị sv Y dịch lại)
+ Ted Ed
https://www.facebook.com/TEDEducation/ https://www.youtube.com/channel/UCsooa4yRKGN_zEE8iknghZA
https://www.facebook.com/sinhhocphantu.org/ (chủ yếu up/dịch video về y sinh & chuyên ngành từ nhiều nguồn nhưng cũng có 1 số video của Ted ed)
+ Link page CLB Tiếng Anh Y Khoa
https://www.facebook.com/DTU-Medical-English-Club-406009379972321/
+ Từ điển chuyên ngành
(soft này cũng khá lâu rồi nhưng xài tạm ổn, chủ yếu chữa cháy khi không có mạng hoặc khi dịch bài, cần từ ngữ tiếng Việt chính xác)
[Phần mềm] Từ điển chuyên ngành Y, dùng tốt trên máy tính khi không có mạng
+ Link tải file tra cứu Prefix và Subfix
*Y HỌC CƠ SỞ & CHUYÊN NGÀNH:
1/Giải Phẫu:
– Kinh nghiệm:
+ GP thường bắt đầu học ở HK1 năm 2 nên có thể tận dụng hè năm 1 để xem trước
+ Vẽ ra, học nhóm + đố nhau ð nhanh thuộc và nhớ lâu
+ Hạn chế việc ‘’tụng kinh’’ vì học kiểu đó trước sau gì cũng quên, đến lúc đi LS lại ‘’tụng’’ tiếp sẽ mất thời gian
+ Tranh thủ lên phòng thực hành hoặc thư viện để có mô hình sẽ dễ học hơn
+ Phần mềm GP 3D
https://ykhoa.org/phan-mem-tron-bo-7-phan-mem-atlas-giai-phau-3d-visible-body/
* Ưu điểm : khỏi xách xe ra khỏi nhà :)), tự kỷ được với máy, cũng xoay xoay quay quay như mô hình thật, có một số phần có bài test, tranh thủ học luôn từ vựng chuyên ngành.
* Nhược : phụ thuộc laptop và dễ bị multitask, đôi khi khác với mô hình ở trường, full tiếng anh.
– Sách: chuẩn nhất vẫn là 2 cuốn của thầy Nguyễn Quang Quyền và Atlas Netter (tuy nhiên, nếu thấy thích 1 phần nào đó cụ thể ví dụ ‘’Ngực Bụng’’, ‘’Chi Trên – Chi Dưới’’, ‘’Đầu Mặt Cổ’’ thì có thể tham khảo thêm cuốn của thầy Phạm Đăng Diệu – sách về định khu).
+ Sách thầy Quyền và thầy Diệu thì hình như không có sẵn trên mạng nên phải mua.
+ Atlas Netter – link bản 6e, không rõ hiện tại đã cập nhập bản mới hơn chưa.
https://ykhoa.org/ebook-atlas-giai-phau-nguoi-ban-tieng-anh-atlas-of-human-anatomy-6th-edition/
+ Atlas Netter (flash card) – dùng để tự học và tự check lại theo Atlas.
https://ykhoa.org/ebook-netters-anatomy-flash-cards-4th-edition-atlas-giai-phau-nguoi/
+ Ngoại văn thì nên tham khảo cuốn Moore (có ở thư viện 03QT) hoặc HighYield-Gross Anatomy, nhiều bạn mới học GP nghe kể rằng cuốn Gray’s Anatomy hay và đầy đủ, tuy nhiên thực sự nếu chưa vững kiến thức mà ôm đồm ngay cuốn đó thì hiệu quả không cao mà lại tốn thời gian. 2 cuốn trên ngắn gọn và súc tích hơn xí, ‘’dễ nuốt hơn’’, trong trường hợp nếu thấy thông tin mình cần không có ở 2 cuốn này thì có thể search ở Gray, chứ đừng mới vào mà quất ngay Gray thì cũng ‘’xám’’ mặt với nó.
+ Moore https://ykhoa.org/ebook-moore-clinically-oriented-anatomy/
+ High Yield Gross Anatomy https://ykhoa.org/ebook-high-yield-gross-anatomy-5th-edition/ (thực sự theo mình cuốn này dùng để tổng hợp hệ thống lại kiến thức sau khi đã học xong hoặc trước khi đi LS sẽ ổn hơn là dùng ôm để học)
+ Ngoài ra còn có bộ Video của Acland khá hay (có Engsub tự động của Youtube thôi thì phải, không rõ có Vietsub không) https://www.youtube.com/watch?v=jWtDaWsR1E0&list=PLHsFQaqph2ZBWe9YESaXlttNwt2RUlJgV
2/Giải Phẫu Định Khu & Giải Phẫu TK-NT:
+ 2 học phần này mỗi năm mỗi khác nên kinh nghiệm thì không nhiều, vẫn sẽ dựa trên giáo trình của thầy Quyền là chủ yếu.
+ 2 học phần này thầy Lai từ Huế vào dạy, cố gắng học bài cũ và chuẩn bị bài kỹ. Thầy dạy hay, dễ hiểu và thường xuyên dò bài. Dù thầy hay tạo áp lực lên sv nhưng điều đó lại làm cho sv có động lực hơn để học, ngoài ra cũng giúp quen với áp lực thi cử.
3/Sinh lý:
– Kinh nghiệm:
+ Giải phẫu và sinh lý luôn đi kèm với nhau, do đó khi học 2 môn này nên thử liên hệ với nhau. Cấu trúc giải phẫu như vậy sẽ phù hợp với chức năng sinh lý tương ứng, việc liên hệ 2 môn sẽ dễ nhớ môn này và cũng cố môn kia tốt hơn.
+ Một lần nữa, cũng như GP, kiếm nhóm học sẽ vui hơn và dễ nhớ hơn là tự kỷ một mình.
+ Đề thi và kiểm tra có thể tham khảo nguồn đề từ Y Huế, đặc biệt là đề các năm gần đây (còn GP thì thường các thầy trường mình sẽ tự ra nên trong quá trình dạy thì các thầy nhấn mạnh gì thì bám sát để học thi).
+ Ngân hàng đề thi http://tracnghiem.ml/ (không riêng của sinh lý mà còn nhiều môn khác) hoặc https://yhoctructuyen.com/sinhly/test/frameset.html (có chia ra từng chương khá ổn).
– Sách: theo mình sẽ có 2 hướng để chọn sách
(1) sách của cô Phạm Thị Minh Đức – sách của Bộ Y tế
(2) sách của trường ĐH Y Dược HCM
Thực sự, tùy theo cảm nhận của mỗi người mà đọc sách nào sẽ thấy mau vào hơn. Riêng mình thì thấy sách của HCM đọc dễ ngấm hơn do cách viết ngắn gọn hơn, nếu có điều kiện thì nên tới nhà sách Y Khoa để đọc thử.
+ Ngoại văn thì có thể tham khảo 2 cuốn này
Essentials of Anatomy and Physiology (link ở dưới là đã được dịch sang tiếng Việt)
https://ykhoa.org/ebook-essentials-of-anatomy-and-physiology-sach-giai-phau-va-sinh-ly-ban-dich-tieng-viet-2018/
Comprehensive Textbook of Medical Physiology (link bản tiếng Anh)
Ngoài ra còn có cuốn Guyton, hơi sâu hơn xí nên nếu thấy ổn thì tham khảo
Link tải https://ykhoa.org/ebook-guyton-and-hall-textbook-of-medical-physiology-kinh-dien-sinh-ly-hoc/ (link bản tiếng Anh, hình như có một số page có dịch hoặc bán bản tiếng Việt)
Note: kinh nghiệm bản thân nếu tìm ngoại văn để đọc mà thấy hơi quá sức hoặc nhác đọc cả mớ chữ thì thêm chữ “textbook” hoặc “for student” vô sau môn hoặc tên sách, hên thì nó ra bản nhẹ nhàng gọn gàng hơn :))
4/Mô phôi & GPB:
– Sách tham khảo thì nên dựa chủ yếu vào giáo trình trường mình, 90% thi sẽ ra theo sách này
– Có thể tham khảo thêm giáo trình của trường Phạm Ngọc Thạch
link: https://ykhoa.org/ebook-giai-phau-benh-y-pham-ngoc-thach/
5/Tiền Lâm Sàng:
– Theo giáo trình của trường trên trang của thầy Nguyễn Phúc Học (https://www.nguyenphuchoc199.com/) + tham khảo các video của Geeky Medics (https://www.youtube.com/channel/UCkjnrEHQ8bQQmlfNdAQC_5w)
– Ngoài ra có thể tham khảo giáo trình của Y PNT (cách khám + các thủ thuật)
link: https://ykhoa.org/ebook-ky-nang-y-khoa-co-ban-skilllab-pham-ngoc-thach/
– Hoặc có thể tham khảo thêm 2 là cuốn
+ Thăm khám Lâm Sàng theo hệ thống
link: https://ykhoa.org/ebook-tham-kham-lam-sang-theo-he-thong-nhom-dich-ctump/
+ Macleod’s Clinical Examination
link bản tiếng Việt – kèm tiếng Anh
https://ykhoa.org/ebook-macleods-clinical-examination-tieng-viet/
(ngoài ra cũng có 1 cuốn của Macleod về chẩn đoán – Macleod’s Clinical Diagnosis, mình chưa đọc nên cũng không rõ lắm, nếu thấy hứng thú có thể tìm tham khảo thử)
6/Sinh lý bệnh & Miễn dịch:
– Hiện tại thầy Hứa đang dạy thỉnh giảng cho khoa mình dạy rất hay và dễ hiểu, nếu muốn nghe lại bài giảng của thầy thì trên Youtube có (keyword là Lê Bá Hứa), trong quá trình học thì cũng nên ghi âm hoặc quay lại để về nhà học.
link một số bài giảng của thầy: https://www.youtube.com/watch?v=PY4wpe12MMk&list=PLHQpuwNI0b4dM0ksjdTKTj8LD-lKkLtRG
7/Dinh dưỡng & Tiết chế:
– Nhiều bạn nghĩ 2 môn này chỉ là môn phụ, cơ mà thực chất nếu học kỹ thì vừa có lợi cho sức khỏe bản thân vừa hữu ích khi đi LS (ở phần LS mình sẽ giải thích thêm).
8/Nội cơ sở & Nội bệnh lý:
– Kinh nghiệm: nên chọn 1 bộ giáo trình làm sườn, bản thân mình chọn giáo trình YHN + giáo trình của trường mình. Học và tìm hiểu trong 2 bộ đó, nếu thắc mắc hoặc thấy chưa thỏa mãn thì mới tìm thêm sách để đọc. Thực sự, các môn chuyên ngành kiến thức rất sâu rộng, nếu cứ thấy sách hay sách dày rồi down về, mua về đọc, ừ thì cũng tốt thật, nhưng đôi lúc sẽ rất lan man và loạn khi chỉ mới học hoặc kiến thức chưa vững.
– Sách:
+ Giáo trình Nội cơ sở & Nội bệnh lý của DTU
+ Giáo trình Nội cơ sở & Nội bệnh lý của YHN (không tìm thấy file pdf nên chắc phải mua mới có, nếu được nên tới nhà sách đọc trước khi mua, vì mỗi người sẽ hợp với 1 cách viết khác nhau)
+ Nội 200 triệu chứng của Y3 (được viết bởi SV và cũng lâu rồi nên có thể có sai sót nhưng theo mình thì cách viết và giải thích hay, đơn giản, dễ hiểu)
link: https://ykhoa.org/ebook-noi-co-so-200-trieu-chung-cua-y3/
+ Cơ chế triệu chứng học (có cả bản tiếng Anh và tiếng Việt, phiên bản ‘’ngon’’hơn và đầy đủ hơn của cuốn 200 triệu chứng). Cuốn này nêu cả mô tả triệu chứng, nguyên nhân gây ra, cơ chế & ý nghĩa. Bác sĩ khi hỏi thi, đa số ngoài yêu cầu nêu triệu chứng, còn hỏi thêm vì sao lại có triệu chứng đó, giải thích các kiểu….nên cuốn này khá ổn để tham khảo.
Link https://ykhoa.org/ebook-mechanisms-of-clinical-signs-3rd-edition-anh-viet/
+ Tương tự với Gray’s Anatomy ở phần GP, ở Nội có cuốn Harrison, và thực sự :)) theo mình không nên ôm cuốn này nếu như không muốn lạc vào 1 đống chữ (cơ mà cuốn này giúp trị mất ngủ thì khá hay :V), thay vì vậy có thể tham khảo bản “mini’’ textbook
https://sachvui.com/download/pdf/4384
hoặc cuốn Pocket Med cũng ổn https://ykhoa.org/ebook-so-tay-noi-khoa-pocket-notebook-tieng-viet/
9/ Ngoại cơ sở & Ngoại bệnh lý:
– Kinh nghiệm: cũng nên chọn 1 bộ giáo trình làm sườn, đối với ngoại thì mình chọn giáo trình của Học Viện Quân Y + giáo trình của trường mình.
– Sách:
+ Giáo trình Ngoại cơ sở & Ngoại bệnh lý của DTU
+ Giáo trình Ngoại Cơ Sở HVQY
http://www.mediafire.com/file/93uq5547oidnwuh/Ngoai_Co_So_HVQY.pdf/file
+ Bệnh học chấn thương chỉnh hình HVQY
https://drive.google.com/file/d/0BwS43h9KWTgqT3RjVjJYVDFvWEU/view
+ Bệnh học ngoại bụng (riêng phần này sách YHCM viết hay và đầy đủ)
https://drive.google.com/file/d/0B-YHQgZFU4O9dmRCa3JERW85Ujg/view
+ Lâm sàng Ngoại cơ sở Y3C (cũng được viết bởi SV, có thể có sai sót nhỏ nhưng rất súc tích và dễ hiểu)
https://tailieumienphi.vn/doc/lam-sang-ngoai-co-so-k577tq.html
+ Ngoại khoa Lâm Sàng
https://drive.google.com/file/d/1DUFtFT_mIiaPHG7-AS7_OIwXrS5fBQl3/view
*** Các môn khác như Tin đại cương, AV không chuyên, Lý sinh, Nói Viết, Marx, SHPT, KST….thì cứ bám sách & giáo trình của trường là ổn.
Tuy nhiên :)) riêng THỂ DỤC thì đừng để nợ môn (đi học đầy đủ, không vắng buổi nào là qua à :V), mà nếu nợ thì giải quyết càng sớm càng tốt, tránh ảnh hưởng các năm sau vì còn phải thực tập ở Huế.
*** Ngoài sách vở ra thì dưới đây là 3 nguồn thông tin trên mạng mà mình nghĩ là nên dùng để tham khảo chính (thông tin chính thống + đầy đủ)
a. Medscape (nội đơn giản, dễ hiểu, trình bày ngắn gọn)
Link:https://www.medscape.com/
b. UptoDate (bản free do anh Bão trong khoa mình share, như tên gọi – thông tin được update, đầy đủ và chuyên sâu)
Link:https://ykhoa.org/uptodate.htm
c. PubMed (chủ yếu là các bài nghiên cứu khoa học, tham khảo khá hay nhưng đọc nhiều khi cũng hơi loạn não :)) )
Link:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ hoặc https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pubmed
10/Lâm sàng:
Trích một bài chia sẻ kinh nghiệm đi LS trên Facebook “Học lâm sàng nghĩa là đến giường bệnh để học. Tại đó, người dạy mình không chỉ là bác sĩ, điều dưỡng, là bạn bè mà còn cả bệnh nhân và thậm chí là người nhà bệnh nhân”.
Đặc thù của học ngành Y đó là chưa chắc nắm hết sách vở, thuộc lòng như cháo thì có thể học tốt LS, vì còn phải thực hành, phải giao tiếp với bệnh nhân, phải vận dụng kiến thức….Và đa số sv Y khoa đều công nhận rằng, khi mới bắt đầu chuyển sang môi trường học mới ở bệnh viện đều thực sự rất bỡ ngỡ và khó khăn vì nó thực sự khác so với những gì trước kia mình học, cả về môi trường, kiến thức lẫn người giảng dạy.
Dưới đây là một số điều mà bản thân mình nhận thấy khi đi LS, cũng một cóp nhặt được khi đọc ở các bài chia sẻ kinh nghiệm của các anh chị sv Y khác.
1.Trước khi đi LS:
ð Chuẩn bị KIẾN THỨC (thầy cô giảng bài, trao đổi với bạn bè, đọc sách, đặc biệt là kiến thức nền kiểu như đi nội đọc lại sinh lý, đi ngoại đọc lại giải phẫu và các môn y học cơ sở khác…, cũng như một cần một ít kiến thức chung, tranh thủ đọc báo đài thời sự tí). Chuẩn bị trước rất quan trọng, việc này giúp chúng ta đỡ bỡ ngỡ hơn với khoa sắp tới hoặc ít nhất, biết được đi khoa đó ta sẽ gặp bệnh gì, và cần làm những gì.
Ngoài ra, theo mình thì nên theo dõi thêm kênh Youtube của anh Dương Tấn Khánh (Khanh Duong), kênh này rất hay, đầy đủ nghe tim phổi, phân tích CLS, ECG, đố vui……, những thông tin trên kênh này thực sự rất thiết thực cho việc đi LS, mấy bài giảng của anh Khanh Duong rất thực tế & súc tích, cơ mà giọng ảnh đều đều êm êm, hơi bị buồn ngủ :)))
link: https://www.youtube.com/channel/UCbASh_T7D9xeezVtyiKt6CA
ð Có MỤC TIÊU
– Mục tiêu nên thiết thực, bám sát nội dung thi, bám sát thực tế lâm sàng và phù hợp với trình độ hiện tại của bản thân, ví dụ Y3 đi vòng triệu chứng hô hấp, ít nhất sau 1-2 tuần cũng phải biết được cách hỏi bệnh sử, khám phát hiện những triệu chứng cơ bản của hen, lao….
– Việc xây dựng mục tiêu sẽ phần nào hỗ trợ cho việc chuẩn bị kiến thức trước ở nhà, với những mục tiêu như vậy thì cần phải đọc sách nào, làm gì, cần hỏi lại giảng viên những điều gì. Không nên ôm quá nhiều mục tiêu nhưng nếu không tạo áp lực, tạo mục tiêu thì sẽ khó phát triển bản thân khi đi LS. Cũng không nên quá “buông thả” bản thân, vì đây là đi LS chứ không phải đi dã ngoại tại BV, và thời gian trôi rất nhanh.
– Ngoài ra, cũng nên đặt mục tiêu cho từng buổi đi LS, ví dụ 1 ngày khám 3-4 bệnh nhân. Có thể con số 3-4 là ít đối với nhiều bạn, nhưng để khám 3-4 người một cách hoàn chỉnh và đầy đủ để làm bệnh án thì thực sự cần thực hành và nỗ lực rất nhiều, ngoài ra cũng cần đặt những mục tiêu nhỏ khác như mắc được ECG khi đi tim mạch, sờ được bập bềnh bánh chè,….
ð Chuẩn bị DỤNG CỤ: áo Blouse, sổ tay, ống nghe, máy đo huyết áp, mũ trùm, khẩu trang, thẻ sinh viên…
- Khi đi LS:
– Mục tiêu đặt ra sao cứ thế mà bám vào mà làm.
– Như đã nói việc học LS không chỉ ở bác sĩ, điều dưỡng, bạn bè mà còn qua bệnh nhân, người nhà…., tuy nhiên bác sĩ vẫn là người chính yếu nhất. Cứ bu bám các bác khi có thể, đặc biệt là khi đi tour buổi sáng, và hỏi càng nhiều càng tốt (cơ mà thấy bác nào khó chịu thì té liền kẻo chết :)) ), nếu mình nhiệt tình các bác sẽ nhiệt tình lại và sẽ học được nhiều hơn. Đặc biệt hơn là cũng nên bu bám các bác sĩ trẻ, các bác lớn có thể bận nhiều việc nên đôi khi khó hỏi, ngược lại mấy anh chị bác sĩ trẻ mới vừa vào làm có thể không kinh nghiệm bằng nhưng họ nhiệt tình, cũng tầm tầm lứa anh chị mình nên dễ nói chuyện và trao đổi hơn, họ cũng chịu khó update kiến thức sách vở mới….
– Tranh thủ học khi đi trực: đây là thời gian tự học và trao đổi trong nhóm trực, nên tranh thủ xem lại bệnh đã khám, nếu có thắc mắc thì hỏi ngay bác sĩ trực, mấy bác ở bệnh viện cực kỳ thích được hỏi, hỏi xong rồi mới giảng bài, gặp trúng tối mấy bác rảnh thì mấy bác giảng tới 10-11h đêm :))
– Kiến thức chung và môn dinh dưỡng, tiết chế cũng rất quan trọng khi hỏi bệnh bệnh nhân. Nếu gặp trúng mấy bác hiền hiền, mấy anh chỉ trẻ vui tính thì quá ngon, quá ổn, cứ thế mà hỏi. Nếu gặp trúng bệnh gắt thì, cần phải lấy lòng họ xí, nói chuyện trước…mà chẳng lẽ lại đem kiến thức chuyên ngành ra chém, đây chính là lúc xài mấy cái đá banh đá bóng, thời sự các kiểu, ăn uống này nọ, rồi hỏi thăm sức khỏe họ mấy ngày rồi xí,….khi xuôi xuôi rồi thì từ từ qua mà hỏi bệnh. Kiến thức từ 2 môn dinh dưỡng & tiết chế (nghĩa là chế độ ăn uống bình thường & lúc bệnh), mình vừa có thể xài để khuyên răng bệnh nhân để hỗ trợ điều trị tốt nhất, vừa tạo được lòng tin từ bệnh nhân, thể hiện mình quan tâm họ, khi họ tin tưởng, họ sẽ mở lòng hơn xí. Tuy nhiên, sẽ có 2 vấn đề:
(1) đừng để sa đà vào việc nói chuyện phiếm với bệnh nhân vì sẽ rất mất thời gian mà việc chính chưa làm được,
(2) nếu biết rõ hẵn nói, không thì thôi, có thể bệnh nhân hiểu sai rồi làm theo. Nhưng chừ Internet, smartphone 3G các kiểu đầy ra đó, ai cũng search được thông tin, bệnh nhân họ biết rõ bệnh tình của mình lắm, đặc biệt là mấy bệnh già (THA, ĐTĐ,…), có khi họ còn rành hơn đám lóc nhóc sv mới đi viện, chém này chém nọ sai thì họ cười chết. Cũng có thể họ đã được bác sĩ khám cả chục lần trước đó rồi nên biết nhiều hơn cả sv. Do đó, cân nhắc khi nói chuyện với người bệnh.
– Nên tránh khi đi lâm sàng:
+ Ngồi hành lang tám chuyện hóng drama (nếu có thực sự mỏi chân hay mệt quá thì cũng nên kiếm một góc khuất khuất ngồi nghỉ rồi ra đi hỏi bệnh tiếp)
+ Thái độ khó chịu, thiếu đồng cảm, cười đùa khi hỏi bệnh bệnh nhân, đừng chỉ chỏ này nọ khi khám bệnh (nhiều người bệnh rất nhạy cảm với bệnh tình của họ)
+ Trao đổi về bệnh tình của bệnh nhân trước mặt họ hoặc người nhà (người bệnh nhạy cảm với bệnh của mình, có thể họ nghe loáng thoáng mình trao đổi rồi lại nghĩ không đúng, hoặc thậm chí những điều mình “chém” với nhau còn chưa chắc đúng, có thể ảnh hưởng tới tâm lý người bệnh), cũng không nên bạn mình đang khám mà nhận xét ngang sai sót hay không đúng, đợi bạn khám xong rồi nói sau hoặc khéo léo chỉnh cho bạn.
+ Hỏi mượn bệnh án để xem trong khi mọi người đang bận rộn (tranh thủ buổi chiều hoặc tối để mượn bệnh án tùy nơi, hỏi buổi sáng hay lúc bận là bị ăn chửi đấy :)) )
+ Từ chối giúp đỡ điều dưỡng vì xem việc đó không phải của mình (khá tối kỵ, thậm chí ngay cả khi họ không nhờ nếu mình rảnh thì cũng nên phụ giúp, vừa thực hành điều dưỡng, vừa tạo mối quan hệ tốt)
3.Sau khi đi LS:
– Biết được mình đã đạt được/chưa đạt được mục tiêu nào.
– Xem lại bài mà bác sĩ đã dạy và tìm hiểu thêm.
– Làm bệnh án:
+ Tìm trước một form mẫu để làm, làm thật cẩn thận rồi nhờ bác sĩ trong khoa sửa. Mỗi bệnh viện một mẫu, mỗi khoa một mẫu, và thậm chí các bác sĩ trong khoa cũng yêu cầu bệnh án khác nhau.
+ Muốn làm được bệnh án tốt thì phải khám bệnh nhân kỹ càng, đọc sách về bệnh của bệnh nhân và tập tư duy biện luận rõ ràng và mạch lạc.
+ Chẩn đoán của sinh viên không nhất thiết phải giống với chẩn đoán của bác sĩ, vì bệnh án của khoa còn phụ thuộc nhiều vào bảo hiểm, giấy tờ, xuất toán các kiểu. Miễn là chẩn đoán của mình dựa trên cơ sở lập luận rõ ràng, qua các thông tin thu được từ hỏi bệnh, thăm khám, CLS. Nếu chẩn đoán của mình là đúng thì quá tốt, còn nếu sai thì bác sĩ sẽ sửa và góp ý cho mình.
+ Khi làm bệnh án nên tập suy nghĩ rằng mình sẽ bị bác sĩ hỏi câu gì ? Vừa học thêm, vừa hoàn thiện bệnh án.
+ Chẩn đoán phân biệt là phần khá khó lúc đi lâm sàng ban đầu (kể cả tới giờ, với mình việc chọn bệnh nào để chẩn đoán phân biệt, và phân biệt ra sao cũng không phải chuyện đơn giản), đây là link sách mà thầy Hòa (khoa GPB ở bvC) có gửi nhóm mình lúc đi thực tập, sách viết về chẩn đoán phân biệt khá hay.
link: https://ykhoa.org/ebook-taylors-differential-diagnosis-manual-cam-nang-chan-doan-phan-biet/
Về chẩn đoán phân biệt thì mình nghĩ là nên chẩn đoán phân biệt theo 2 kiểu (1) là theo giải phẫu (các triệu chứng xảy ra ở đâu, gần gần đó có cái gì đáng nghi không) và (2) là theo sinh lý (có cái gì, bệnh gì, cơ quan gì gây ra triệu chứng, cơ chế tương tự không). Chủ yếu nên tự lập ra 1 hệ logic trong việc chẩn đoán phân biệt và biện luận, vì làm bệnh án 1 bệnh, nhưng nếu chẩn đoán phân biệt ổn và logic thì có thể nắm thêm đc xí xí về các bệnh khác xung quanh nó.
+ Nên giới hạn thời gian làm bệnh án (càng về sau việc kiểm tra thi cử càng gắt gao nên việc làm bệnh án sẽ bị giới hạn trong thời gian ngắn, không còn thư thả tìm tài liệu, check thông tin này kia, viết chữ sạch đẹp….nên càng làm nhanh chừng nào càng tốt, tất nhiên là phải rõ ràng, đầy đủ)
ÞÞÞ Ngoài ra sau buổi LS thì mình thấy nhiều nhóm hay ngồi bàn luận về mấy case gặp ngày hôm đó, cái này khá hay, không ai hoàn hảo, biết hết được cả, nếu đưa ra mọi người cùng bàn luận thì sẽ biết được mình thiếu sót chỗ nào.
III. Lời kết:
Trên đây là những kinh nghiệm & tài liệu mà mình sử dụng trong mấy năm học vừa qua, cũng như những điều mà mình thấy hay và thực tế nhưng vẫn chưa áp dụng được cho bản thân, thông qua chương trình của anh Bão và các bạn, mình cũng muốn chia sẻ đôi chút với các bạn khóa dưới, cũng như với các bạn đồng khóa K21. Những thông tin trên chủ yếu đều là trải nghiệm của bản thân, nhưng cũng có nhiều sách, vở tài liệu và kinh nghiệm mình tham khảo từ bạn bè trong và ngoài lớp, từ thầy cô, từ các bác sĩ khi đi bệnh viện. Ngoài việc học ra, trong những năm đầu khi còn chưa bị áp lực sách vở nhiều thì cũng nên tranh thủ tham gia hoạt động khoa trường, hoạt động xã hội…..
Mong những chia sẻ của mình có thể phần nào giúp các bạn tìm được nguồn tài liệu & sách vở phù hợp với bản thân, cũng như biết thêm được một số kinh nghiệm trong học tập và khi đi LS.
Lê Nguyễn Huy Thành, K21YDK2