[Cơ chế triệu chứng số 135] Đồng tử Argyll Robertson và phân ly ánh sáng nhìn gần

Rate this post

I. MÔ TẢ

Đồng tử Arygll Robertson đặc trưng bởi:
1 Đồng tử nhỏ
2 Đồng tử không đáp ứng với ánh sáng
3 Phản ứng điều tiết nhanh
4 Ảnh hưởng hai bên.

Phân ly ánh sáng nhìn gần được định nghĩa như:
1 Phản ứng điều tiết bình thường
2 Phản ứng ánh sáng chậm chạp hoặc không đáp ứng.

Phân ly ánh sáng nhìn gần hiện diện khi phản ứng của đồng tử nhìn gần (với ánh sáng mức trung bình) trội hơn phản ứng của đồng tử với ánh sáng sáng chói. Phân ly ánh sáng nhìn gần có liên quan đến đồng tử Argyll Robertson (cổ điển là dấu hiệu của ban giang mai kỳ ba)

Hình trên, đồng tử không đáp ứng với ánh sáng; Hình dưới, co đồng tử để điều tiết.
Reproduced, with permission, from Aziz TA, Holman RP, Am J Med 2010; 123(2): 120–121.

II. NGUYÊN NHÂN

• Xơ cứng lan tỏa
• Sarcoidosis thần kinh
• Giang mai kỳ ba

III. CƠ CHẾ

Đồng tử Argyll Roberston và phân ly ánh sáng nhìn gần được tạo ra do tổn thương nhân trước mái ở phần sau não giữa

đến các sợi phản xạ ánh sáng mà không cần đến những sợi của con đường điều tiết phân bố đến nhân Edinger-Westphal ( xem Hình 5.10)

Advertisement

IV. Ý NGHĨA

Đồng tử Argyll Robertson cổ điển là dấu hiệu của giang mai kì ba. Giang mai kì ba đã từng là nguyên nhân thường gặp nhất của phân ly ánh sáng nhìn gần.

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …