[Cơ chế triệu chứng số 166] Hội chứng Horner

Rate this post

I. MÔ TẢ

Hội chứng Horner là tam chứng cùng một bên cơ thể gồm:4,10,11
1 co đồng tử
   2 hẹp khe mi với mắt lõm sâu
3 giảm tiết mồ hôi

II. NGUYÊN NHÂN

  Thường gặp
• Hội chứng hành não bên (Hội chứng Wallenberg)
• U Pancoast
• Tự miễn
• Tai biến y khoa (VD: biến chứng sau cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh)
  Ít gặp
• Tổn thương tuỷ sống trên T1
• Phình động mạch chủ ngực
• Bóc tách động mạch cảnh
• Đau đầu migraine phức tạp
• Hội chứng xoang hang
• Hội chứng rỗng ống tuỷ

III. CƠ CHẾ

Nguyên nhân gây nên hội chứng Horner được chia thành các nhóm:
1 Tổn thương neuron giao cảm bậc 1
2 Tổn thương neuron giao cảm bậc 2
  3 Tổn thương neuron giao cảm bậc 3

Tổn thương neuron giao cảm bậc 1

Neuron giao cảm bậc 1 nằm ở vùng hạ đồi và cho các sợi đến đoạn tuỷ C8-T1. Các nguyên nhân gây tổn thương neuron giao cảm bậc 1
bao gồm: tổn thương vùng hạ đồi (VD: nhồi máu, u…), hội chứng hành não bên (hội chứng Wallenberg) và hội chứng rỗng ống tuỷ.

Tổn thương neuron giao cảm bậc 2

Neuron giao cảm bậc 2 nằm ở đoạn tuỷ C8-T1, cho các sợi đi một đoạn dài trong khoang ngực đến hạch cổ trên ở đoạn tuỷ C2. Các triệu
chứng có liên quan đến neuron giao cảm bậc 2 gồm các triệu chứng của rễ C8 hoặc T1 hoặc các triệu chứng gợi ý có tổn thương trong
khoang ngực.
Các nguyên nhân gây nên hội chứng Horner có liên quan neuron giao cảm bậc 2 bao gồm: phình động mạch chủ ngực, chấn thương phần
thấp đám rối cánh tay (liệt Klumpke), u Pancoast, bóc tách động mạch cảnh và biến chứng sau cắt bỏ nội mạc động mạch cảnh.

Tổn thương neuron giao cảm bậc 3

Neuron giao cảm bậc 3 xuất phát từ hạch cổ trên ngang mức đoạn tuỷ C2 đến cơ giãn đồng tử và cơ Muller. Các nguyên nhân bap gồm: đau nửa đầu phức tạp. chấn thương vùng đầu cổ, hội chứng xoang hang và các bệnh tại mắt.

IV. Ý NGHĨA

Trong bệnh viện, nguyên nhân của hội chứng Horner thay đổi ở các khoa. Ở khoa thần kinh, 70% bệnh nhân có hội chứng Horner có tổn
thương neuron giao cảm bậc 1( nhiều nhất là do đột quỵ vùng thân não. Ở khoa nội, 70% là do khối u (VD: ung thư phổi, ung thư tuyến giáp) hoặc chấn thương (VD: chấn thương vùng cổ, ngực, thần kinh gai sống, động mạch dưới đòn hay động mạch cảnh) làm tổn thương neuron giao cảm bậc . Ở khoa mắt, bệnh nhân thường bị tổn thương neuron giao cảm cổ 2 hoặc 3 ( VD: đau nửa đầu phức tạp, gãy xương sọ hay hội chứng xoang hang).

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

 

Advertisement

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …