[Cơ chế triệu chứng số 277] Khát nhiều

Rate this post

MÔ TẢ

Một cách chặt chẽ, khát nhiều là triệu chứng cơ năng hơn là triệu chứng thực thể, việc uống nhiều nước có thể được xác nhận và thường dẫn đến đa niệu. Khát nhiều là cảm giác khát quá mức mạn tính
và cần phải đưa dịch vào trong cơ thể. Cần phân biệt giữa khát thực sự do đa niệu làm mất nước với khát do khô miệng đơn độc (do ảnh hưởng của thuốc hay những yếu tố lân cận)

NGUYÊN NHÂN

Thường gặp
•Đái tháo đường
• Đái tháo nhạt
• Kháng cholinergic
Ít gặp
• Tăng calci máu
• Khát tâm lý
• Hội chứng Sjögren
• Cường aldosteron nguyên phát

CƠ CHẾ

Thường thứ phát sau đa niệu và là đáp ứng của mất nước (đái tháo đường, đái tháo nhạt, tăng calci máu). Xem ‘Đa niệu’ trong chương này.

Hội chứng Sjögren

Trong hội chứng Sjogren, một bệnh tự miễn gây ngừng tạo nước bọt (ảnh hưởng đến tuyến lệ). Hậu quả là khô miệng, và bệnh nhân tiếp tục uống để giảm bớt khó chịu.

Khát tâm lý
Được cho là nhiều yếu tố làm suy giảm chức năng của trung tâm khát ở vùng hạ đồi, bao gồm uống nước quá mức mạn tính, dẫn đến điều chỉnh khát và mức ADH. Nói cách khác, bệnh nhân cần uống nhiều để làm dịu đi cảm giác khát và/hoặc ADH bị ức chế không thỏa đáng.
Triệu chứng dương tính của bệnh tâm thần phân liệt, hành vi ép buộc, đáp ứng stress, uống để chống lại tác dụng phụ của thuốc kháng cholinergic và tăng đáp ứng dopamine kích thích lên trung tâm khát …
đều gợi ý cho những nguyên nhân khả dĩ.

Cường aldosteron nguyên phát
Quá aldosterone dẫn đến hạ kali máu, mà lần lượt gây ra giảm các kênh nước ở ống góp. Nước ít được tái hấp thu, được thải ra ngoài nhiều, dẫn đến tình trạng đa niệu.

Advertisement

Nguồn: Mechanisms of clinical signs. 1 st Edition. Mark Dennis Wiliam Bowen Lucy Cho
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả các cơ chế triệu chứng tại : https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu TrangSky

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …