I. MÔ TẢ
Thải số lượng lớn thể tích nước tiểu trong một thời gian xác định. Mặc dù không hoàn toàn là triệu chứng cơ năng, nhưng nó có ý nghĩa trong một số bệnh nội tiết, thận và trong một vài thông số có thể định lượng được.
II. NGUYÊN NHÂN
Thường gặp
• Đái tháo đường
• Đái tháo nhạt
• Truyền dịch quá mức
• Truyền mannitol, chất cản quang, nuôi ăn nhiều đạm qua ống
• Thuốc (ví dụ: lợi tiểu, lithium, caffeine)
• Đái nhiều sau tắc nghẽn
Ít gặp
• Hạ kali máu
• Tăng calci máu
• Khát do căn nguyên tâm lý (ví dụ tâm thần phân liệt)
• Truyền dịch quá mức
• Hội chứng Cushing
• Cường aldosteron nguyên phát
• Mất khả năng cô đặc nước tiểu: bệnh hồng cầu hình liềm hoặc thể nhẹ, viêm đài-bể thận mạn, amyloidosis
III. CƠ CHẾ
Đa niệu thường có 2 cơ chế chính: độ thẩm thẩu và sự thải nước tự do.
1 Trong vài trường hợp, chất có mức độ thẩm thấu cao trong huyết thanh được lọc qua thận vì sự bài tiết của chất hòa tan không được tái hấp thu (ví dụ: glucose). Điều này dẫn đến lợi tiểu thẩm thấu. Để đơn giản, điều này có nghĩa là số lượng lớn các chất hòa tan tỉ trọng cao trong ống thận có vai trò giữ nước ở lại; không cho chúng được tái hấp thu. Ngoài ra, chênh lệch nồng độ ở ống lượn gần cũng bị thay đổi, ảnh hưởng đến sự tái hấp thu natri và nồng độ nước tiểu.
2 Cơ chế chính thứ hai là sự bài tiết nước tự do không thích hợp, mà thường do bất thường trong sản sinh vasopressin hay đáp ứng của vasopressin trong tình trạng mất khả năng cô đặc nước tiểu
Đái tháo đường
Đa niệu trong đái tháo đường là do lợi niệu thẩm thấu từ việc bài tiết quá nhiều đường. Nước đi ra theo độ thẩm thấu vì mức độ lọc cao của đường ở thận. Đa niệu trong tình trạng này là triệu chứng gợi ý đến tăng đường huyết.
Đái tháo nhạt
Đái tháo nhạt (ĐTN) có thể chia ra là ĐTN trung ương và ĐTN do thận. ĐTN do thận có thể chia thành bẩm sinh hay mắc phải. Cơ chế được trình bày ở Bảng 7.9.
Đái nhiều sau tắc nghẽn
Xuất hiện khi tắc nghẽn hai bên đường niệu được xử lý và được xem là do:
1 bài tiết urea ứ đọng, gây lợi tiểu thẩm thấu.
2 tắc nghẽn niệu quản làm tăng áp lực lên các ống thận và làm suy giảm sự tái hấp thu natri clorua. Ít natri được tái hấp thu, độ chênh nồng độ ở thận không còn được duy trì và natri mất dưới dạng natri clorua.
Lithium
Lithium có nhiều ảnh hưởng lên thận. Cơ chế của nó trong việc gây đa niệu được giả thuyết là suy giảm hiệu ứng kích thích của ADH trên adenylate cyclase75 mà bình thường khi xuất hiện sẽ tạo ra những kênh
nước ở ống góp vỏ thận. Những hiệu ứng khác của lithium bao gồm:
• bất hoạt từng phần khả năng của aldosterone để tăng biểu hiện ENAC và tái hấp thu muối; hậu quả là muối sẽ mất trong nước tiểu, nước sẽ đi theo ra ngoài
• ức chế khả năng tái hấp thu natri ở các kênh hấp thu vùng vỏ; giảm tái hấp thu natri dẫn đến mất muối và nước theo muối ra ngoài trong nước tiểu
Nguồn: Mechanisms of clinical signs. 1st Edition. Mark Dennis Wiliam Bowen Lucy Cho
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”
Xem tất cả cơ chế triệu chứng tại: https://ykhoa.org/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/