[Cơ chế triệu chứng số 6] Nghiệm pháp e sợ – đặt lại vị trí (Dấu hiệu Fowler)

Rate this post

I. MÔ TẢ

Nghiệm pháp e sợ – đặt lại vị trí thường được sử dụng cùng với (sử dụng ngay sau khi làm xong) nghiệm pháp gây e sợ. Trong khi bệnh nhân đang ngồi hoặc nằm ngửa, đi chuyển thụ động cánh tay sang tư thế dạng và xoay ngoài. Tuy nhiên trong thử nghiệm này tay phải của người khám đặt ở trên mặt trước của đầu gần của xương cánh tay để đẩy đầu của xương cánh tay về phía sau. Nghiệm pháp được dương tính nếu bệnh
nhân giảm các triệu chứng gây ra bởi nghiệm pháp gây e sợ trước đó. Nói ngắn gọn, nếu người khám gây ra e sợ cho bệnh nhân bằng cách đẩy đầu gần xương cánh tay về phía trước và giảm lo sợ đó bằng cách đẩy nó về phía sau trong cùng một mặt phẳng, nghiệm pháp là dương tính.

II. NGUYÊN NHÂN

Mất vững phần trước của khớp – xem các rối loạn ở ‘ Nghiệm pháp gây e sợ ’

III. CƠ CHẾ

Giải phẫu và nguyên nhân gây mất vững phần trước của khớp đã được trình bày ở “nghiệm pháp gây e sợ”. Sự khác biệt chính giữa hai nghiệm pháp là việc làm giảm triệu chứng khi đẩy đầu gần xương cánh tay về phía sau. Điều này được cho là do một trong các nguyên nhân sau
đây:
1. Đầu xương cánh tay đang nằm ởvị trí đỉnh của vùng tổn thương ở phía trước được đẩy ngược trở lại và do đó trở về vị trí giải phẫu bình
thường của nó.
2. Lực đẩy về phía sau như một “cấu trúc hỗ trợ “ cho khớp vai, cho bệnh nhân thêm niềm tin rằng trật khớp sẽ không xảy ra và do đó làm giảm lo sợ.

IV. Ý NGHĨA

Nghiệm pháp đặt lại vị trí được xem là tiêu chuẩn vàng với mất vững phía trước khớp vai bởi một số tác giả. Khi sự giảm lo sợ và KHÔNG đau được coi là nghiệm pháp dương tính, nó có độ đặc hiệu và giá trị dự đoán dương tính (PPV) rất cao.Các nghiên cứu của Speer và CS; Lo và CS cho thấy đây là một nghiệm pháp rất đặc hiệu trong việc chẩn đoán mất vững phía trước khớp vai với độ nhạy 68%, độ đặc hiệu 100% và PPV 100% cũng như độ nhạy 31,94%, độ đặc hiệu 100% và PPV 100% trong các nghiên cứu. Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí đau hoặc lo sợ, Lo và CS thấy rằng các kết quả ít đặc hiệu hơn với độ nhạy 45,83%, độ đặc hiệu 54,36% và PPV 56,26%. Tóm lại, nếu có sự giảm lo sợ trong làm nghiệm pháp gây e sợ – đặt lại vị trí, mất vững phía trước của khớp vai gần như chắc chắn có. Tính hữu dụng của nó được tăng thêm nếu sử dụng kết hợp với nghiệm pháp
gây e sợ

Advertisement

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế triệu chứng tại

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu _Linhd_

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …