[Cơ chế triệu chứng số 71] Gõ – Gõ đục – Gõ vang/rất vang

Rate this post

Hành động gõ, bản thân nó không phải là một dấu chứng; tuy nhiên việc hiểu lý thuyết gõ sẽ giúp giải thích tại sao một số tiếng gõ đặc biệt là những dấu chứng.
Gõ theo truyền thống thì sẽ tạo ra 3 âm thanh:
1 tympany: trong
2 resonance:vang /hyper-resonance: rất vang
3 đục.
Các bệnh lý khác nhau sẽ là cơ sở cho những âm thanh khác thường, do gõ lên những cơ quan khác nhau. Có hai cơ chế theo lý thuyết được đề xuất để giải thích những âm thanh – thuyết gõ định hình và thuyết cộng hưởng lồng ngực. Những bác sĩ khác không phải là bác sĩ chuyên khoa hô hấp không đòi hỏi phải biết những âm thanh đó là gì, nhưng chúng có thể hữu ích trong việc hiểu người khám đang cố gắng đạt được điều gì khi họ khám bệnh bằng cách gõ.
THUYẾT GÕ ĐỊNH HÌNH
Ý tưởng trung tâm trong lý thuyết này là: chỉ có các đặc điểm vật lý của các mô trực tiếp bên dưới khi “gõ” lên kiểm soát sự cộng hưởng hoặc nghe đục.Thành cơ thể giữa cơ quan và người gõ không đóng góp cho âm thanh được tạo ra, và âm thanh bản thân nó tương ứng cho cấu trúc chỉ 4-6 cm bên dưới vị trí được gõ.
THUYẾT CỘNG HƯỞNG LỒNG NGỰC
Thuyết cộng hưởng lồng ngực phát biểu: những âm thanh tạo ra do gõ là kết quả của sự chuyển động ‘lỏng lẻo’ của thành cơ thể, lần lượt chịu ảnh hưởng bởi cường độ gõ và tình trạng của thành cơ thể và các cơ quan bên dưới nó, và vị trí tổn thương cách xa nơi gõ có thể ảnh hưởng đến âm thanh nghe được.
Mặc dù thuyết gõ định hình được ủng hộ nhiệt tình, các bằng chứng sẵn có xác nhận thuyết cộng hưởng lồng ngực là cơ chế phù hợp nhất.

I. GÕ ĐỤC 

1.MÔ TẢ
Khi gõ lên thành ngực và phế trường, nghe được âm thanh ngắn, đục với tần số cao.
2.NGUYÊN NHÂN
• Tràn dịch màng phổi
• Viêm phổi
3.CƠ CHẾ
Dịch màng phổi làm giảm sự cộng hưởng âm thanh trong phế trường, cung cấp nên đặc tính “cứng như đá” trong gõ đục.

4.Ý NGHĨA
Đây là một bằng chứng tốt (khi gõ so sánh phế trường phổi phải tới phổi trái) trong việc dự đoán tràn dịch màng phổi (PLR 18.6, NLR 0.04).
57,58

II.GÕ VANG/ RẤT VANG 

1.MÔ TẢ
Là âm trầm, rỗng cổ điển nghe được qua phổi.
Gõ rất vang là một âm to và trầm hơn so với gõ vang.
2.NGUYÊN NHÂN
• Phế trường phổi bình thường – gõ vang

• Tràn khí màng phổi – gõ rất vang (hyper- resonant)

• COPD – gõ rất vang (hyper-resonant)

3.CƠ CHẾ
Trong gõ vang/rất vang, phổi ứ khí quá mức cho phép dẫn truyền âm tần số thấp (được tạo ra khi gõ) tốt hơn.
4.Ý NGHĨA
Gõ vang/rất vang có thể tìm thấy với PLR 5.1 trong việc phát hiện bệnh nhân bị tắc nghẽn hô hấp mãn tính.

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

 

Advertisement

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …