[Cơ chế triệu chứng số 89] Nhịp tim chậm

Rate this post

1.MÔ TẢ
Nhịp tim <60 lần/phút


2.NGUYÊN NHÂN
Những nguyên nhân làm chậm nhịp tim thì quá nhiều để liệt kê. Chúng bao gồm, nhưng không hạn chế :
Thường gặp
• Nhồi máu cơ tim
• Bệnh nút xoang
• Thuốc (vd. chẹn beta, ức chế kênh calci, amiodarone)
• Nhược giáp
• Bệnh nút nhĩ thất
• Block tim
• Tim thoái hóa/lão hóa
Ít gặp
•Thiếu oxy tế bào
• Viêm cơ tim
• Mất cân bằng điện giải
• Bệnh viêm (vd. lupus ban đỏ hệ thống)
• Ngưng thở khi ngủ tắc nghẽn
• Chứng nhiễm sắc tố sắt
• Bất thường bẩm sinh
3.CƠ CHẾ
Những cơ chế riêng biệt cho từng bệnh lý là nguyên nhân của nhịp tim chậm thì nhiều vô kể. Về mặt cơ chế chung, nhịp tim chậm do bởi:
• gián đoạn hay ngắt dẫn truyền xung điện trong tim hoặc
• Tăng tác động của thần kinh phế vị lên tim. Rối loạn này có thể biểu hiện ở nút xoang nhĩ (SA), nút nhĩ thất (AV), bó His hoặc nhánh phải hoặc trái.
Nhồi máu cơ tim
Có thể gây block tim, đặc biệt nếu ĐM vành phải (nuôi nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất ở đa số người bình thường) bị tắc. Giảm máu đến
các nút gây ra thiếu máu cục bộ, và do đó làm rối loạn chức năng nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất.
Thiếu oxy tế bào
Giảm oxy vì bất kỳ lý do gì (dù thường là do thiếu máu cục bộ) có thể làm khử cực điện thế màng nút xoang nhĩ, làm nhịp tim chậm, thiếu oxy nặng làm ngưng hoàn toàn hoạt động tạo nhịp.
Bệnh nút xoang
Tổn thương hay thoái hóa nút xoang dẫn đến nhiều vấn đề như tạo ra tần số tim không đều hoặc ngưng hoặc tắc nghẽn sau đó. Tất cả những bất thường này có thể gây chậm nhịp.
Block tim
Tổn thương hoặc phá vỡ tại tâm nhĩ, nút nhĩ thất, bó His hoặc nhánh có thể làm chậm dẫn truyền qua tim và gây block tim.
Mất cân bằng điện giải
Kali, ảnh hưởng đặc biệt đến hoạt động màng tế bào cơ tim cũng như nút xoang nhĩ và nút nhĩ thất. Sự thay đổi đáng kể nồng độ kali sẽ ảnh hưởng đến sự phân cực của màng và nhịp tim. Nhịp chậm có liên quan nhiều đến với tăng kali máu hơn là hạ kali máu, mặc dù cả hai đều có thể xảy ra. Chứng nhiễm sắc tố sắt Thâm nhiễm sắt làm tổn thương cả tế bào cơ tim và hệ thống dẫn truyền, đã được cho thấy là làm chậm nhịp tim.
Thuốc
Thuốc tác động bằng nhiều cơ chế góp phần làm chậm nhịp tim:
• Chẹn kênh calci ức chế dòng Ca2+ làm Ca2+ chậm vào trong tế bào trong pha điện thế hoạt động nút xoang
• Ức chế beta và hệ muscarinic tác động trực tiếp vào thụ thể tự động, khóa hoạt động giao cảm hoặc tăng cường hoạt động phó giao cảm.
• Digoxin làm tăng tác động của thần kinh phế vị lên nút AV làm chậm nhịp tim.
4.Ý NGHĨA

Advertisement

Có quá nhiều nguyên nhân có khả năng gây chậm nhịp nên độ đặc hiệu của dấu hiệu cho một bệnh thì thấp. Tuy nhiên, nếu được thấy ở một bệnh nhân đáng lẽ có nhịp tim bình thường, thì thường có khả năng là dấu hiệu của bệnh tiềm ẩn rất nặng và chắc chắn cần kiểm tra ngay lập tức.

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

 

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …