[COVID-19] Các nghiên cứu và ứng dụng về chẩn đoán, điều trị và vắc-xin cho COVID-19 cho tới hiện nay

Rate this post

TS. Nguyễn Hồng Vũ,

Viện Nghiên cứu ung thư, City of Hope, California, USA

Cố vấn khoa học Ruy Băng Tím

Có lẽ chưa bao giờ mình thấy tiến độ nghiên cứu về một căn bệnh lại nhanh và cấp thiết như Covid-19 hiện nay. Cùng với số lượng người nhiễm và chết tăng vùn vụt trên toàn cầu thì các kết quả của các nghiên cứu khoa học cũng được công bố liên tục ở khắp các phòng thí nghiệm và bệnh viện trên thế giới. Các kết quả cho thấy “có vẻ có triển vọng” trong giai đoạn tiền lâm sàng đều được nhanh chóng chuyển sang thử nghiệm trên người để mong tìm ra câu trả lời sớm nhất.

Theo thông tin tổng hợp từ một trang web chúng ta có thể thấy cho đến nay chúng ta có khoảng 40 loại kít chẩn đoán bệnh đang được cấp phép sử dụng; 23 phương pháp điều trị đang được thử nghiệm lâm sàng (trong đó đã có 2 cái đã thất bại là Lopinavir-Ritonavir và Arbidol); 41 loại vaccine đang được phát triển trong đó có 6 cái đang trong giai đoạn thử nghiệm trên người. Các nghiên cứu và ứng dụng này đều dựa trên đặc điểm sinh học của virus nCoV và vòng đời xâm nhiễm của chúng trong tế bào chúng ta.

Mỗi ngày chúng ta có thể nghe thấy thuốc A hiệu quả, thuốc B triển vọng nhưng đừng vội vàng tự mua và sử dụng nhe các bạn vì thật ra cho đến hiện nay chưa thuốc nào hoặc vaccine nào được FDA chấp thuận (approved) sử dụng trên người để điều trị bệnh Covid-19 vì chưa có đủ bằng chứng thuyết phục về độ an toàn và hiệu quả của chúng. Trong trường hợp đại dịch hiện nay, hầu hết các thuốc “có vẻ hiệu quả” trên chỉ được sử dụng trong trường hợp người bị nặng để kiếm cơ hội sống cho họ vì lúc đó “lợi ích” của việc sử dụng thuốc đang trong quá trình nghiên cứu nhiều hơn “nguy cơ” của nó có thể mang lại.

Với tốc độ nghiên cứu và thử nghiệm ráo riết hiện nay thì mình tin rằng một vài thuốc đang thử nghiệm lâm sàng có lẽ sẽ chứng minh được hiệu quả và độ an toàn có thể “chấp nhận được” để chúng có thể đưa vào sử dụng như một phương pháp điều trị chính thống cho bệnh Covid-19.

Let’s HOPE,

Bảo trọng nhe bà con.

Các bài viết liên quan trước đó:

Ngày 2 tháng 4 năm 2020 (Chuyện khẩu trang – Gió đổi chiều)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3346811158666565

Ngày 28 tháng 3 năm 2020 (Xét nghiệm chẩn đoán nCoV – Ý nghĩa của test máu)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3334790836535264

Ngày 23 tháng 3 năm 2020 (All Medicines are Poison – tất cả Thuốc là Độc Dược)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3319755238038824

Ngày 20 tháng 3 năm 2020 (Video clip – Vaccine phòng ngừa virus nCoV)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3314163535264661

Ngày 4 tháng 3 năm 2020 (Kết quả từ chuyến làm việc của WHO ở Trung Quốc)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3276489275698754

Ngày 3 tháng 3 năm 2020 (Khẩu trang có tác dụng bảo vệ bạn giảm nguy cơ mắc bệnh trong mùa dịch bệnh đường hô hấp do virus nCoV hay không?)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3272479019433113

Ngày 29 tháng 2 năm 2020 (Lây nhiễm cộng đồng)
https://www.facebook.com/vu.nguyen.758/posts/3267978213216527

 

Tài liệu tham khảo

https://www.visualcapitalist.com/every-vaccine-treatment-c…/

https://www.medrxiv.org/conte…/10.1101/2020.03.19.20038984v1 (An exploratory randomized, controlled study on the efficacy and safety of lopinavir/ritonavir or arbidol treating adult patients hospitalized with mild/moderate COVID-19 (ELACOI))

https://www.nejm.org/doi/full/10.1056/NEJMoa2001282 (A Trial of Lopinavir–Ritonavir in Adults Hospitalized with Severe Covid-19)

 

 

 

 

 

Advertisement

Giới thiệu Giang

Giang- Sinh viên y khoa trường đại học Tây Nguyên, mong muốn bổ sung nhiều kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên và cả cho chính bản thân mình.

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …