Advertisement
Chỉ số GI (viết tắt của Glycemic Index) là chỉ số đường huyết của thực phẩm, phản ánh tốc độ làm tăng đường huyết sau khi
ăn các thực phẩm chứa carbohydrate, đánh giá loại thức
ăn ảnh hưởng đến đường huyết cơ thể nhanh như thế nào sau khi
ăn.
GI được xếp hạng từ 0 đến 100 và chỉ số này càng cao thì càng không có lợi cho
sức khỏe của người bệnh tiểu đường. Trong đó, 100 là GI của đường glucose được dùng làm mốc so sánh.

Chỉ số GI thấp (<55): Những thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ tốt hơn vì mức đường huyết được tăng lên từ từ đều đặn và cũng giảm xuống một cách chậm rãi sau khi
ăn, giúp nguồn
năng lượng ổn định, có lợi hơn cho
sức khỏe và trí
não.
Thực phẩm chỉ số GI thấp như: rau xanh, các loại trái cây, ngũ cốc nguyên hạt,…

Chỉ số GI trung bình (trong khoảng 56 đến 69): Nhóm thực phẩm có chỉ số GI trung bình giúp
tiêu hóa,
hấp thu và làm tăng đường
máu trung bình.
Một số thực phẩm thuộc nhóm này: bột mì nguyên cám, các loại bột yến mạch, gạo lứt,..

Chỉ số GI cao (>70): Các loại thực phẩm thuộc nhóm này gây tăng đường huyết nhanh chóng sau khi
ăn nhưng cũng giảm đột ngột sau đó, điều này khiến cơ thể
mệt mỏi khó thích nghi, dẫn đến tình trạng
rối loạn tiết insulin — một trong các nguyên nhân
gây bệnh tiểu đường loại 2.
Một số thực phẩm có chỉ số GI cao như: bánh mì trắng, khoai tây, bí đỏ, bánh quy,…
Bảng dưới đây là tổng hợp của các loại thực phẩm giàu
tinh bột thông dụng ở
Việt Nam. Căn cứ vào chỉ số đường huyết thực phẩm, người bệnh có thể chủ động lựa chọn những thực phẩm phù hợp,
ăn nhiều thực phẩm có chỉ số GI thấp và trung bình, hạn chế những thực phẩm có GI cao.
Credit: Eat Clean Cùng Momo