[DƯỢC LÝ] Viêm loét dạ dày tá tràng!

Rate this post

THUỐC ĐIỀU TRỊ VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG

Bệnh viêm loét dạ dày tá tràng là bệnh phổ biến trên thế giới và ở Việt Nam, gặp ở tất cả các lứa tuổi, nhưng thường mắc nhiều ở độ tuổi 30-40, tỉ lệ mắc bệnh ở nam nhiều hơn nữ, loét tá tràng nhiều hơn loét dạ dày.

Nguyên nhân: Do mất cân bằng giữa yếu tố bảo vệ niêm mạc và yếu tố gây loét.

 

Yếu tố gây loét:

Acid clohydric và pepsin dịch vị

Vai trò gây bệnh của Helicopacter pylori

Thuốc chống viêm không Steroid và Steroid

Rượu, thuốc lá, stress,..

 

Yếu tố bảo vệ:

Muối kiềm bicarbonat trung hòa acid dịch vị

Prostaglanin

Chất nhầy mucin: bảo vệ niêm mạc

Mạng lưới mao mạch của niêm mạc dạ dày

PHÂN LOẠI THUỐC ĐIỀU TRỊ LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG:

  1. Thuốc kháng acid (antacid):
  • Trung hòa acid clohydric đã được bài tiết vào dạ dày.
  1. Thuốc chống tiết acid dịch vị:
  • Thuốc ức chế thụ thể H2 của Histamin ở tế bào bìa, do đó kìm hãm sự tạo HCL : Cimetidin, Ranitidin, Famotidin, Nizatidin.
  • Thuốc ức chế bơm protob H+/K+ ATPase
  • Làm tế bào bìa không còn khả năng tiết HCL (bơm proton vận chuyển H+ ra khỏi tế bào bìa, H+ kéo theo CL- để tạo thành HCL): Omeprazol, Lansoprazol, Pantoprazol
  • Kháng tiết acetylcholine: Atropin

     3. Thuốc bảo vệ niêm mạc, băng che ổ loét : Sucralfat

4.Thuốc diệt vi khuẩn Helicopacter pylori: kháng sinh (Amoxycillin, Tetracyclin, Clarythromycin…), nhóm Imidazol (Metronidazol, Tinidazol), muối Bismuth.

 

CÁC THUỐC CHỮA LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG THÔNG DỤNG

Advertisement

Biệt dược

Hoạt chất – HL

TD chính – CĐ Chống CĐ

Dạng dùng,LD

Cimetidin MKP 300

(Cimetidine 300mg)

Kháng histamin H2, tác dụng chủ yếu tại receptor H2 ở dạ dày, ngăn sự tiết acid dịch vị.

CĐ: Loét ddtt. Hội chứng tang tiết acid dịch vị. Loét thực quản do hồi lưu dạ dày thực quản.

TD phụ: Mẩn đỏ, sốt, tiêu chảy, dạ dày. Ở nam giới gây vú to, lú lẫn (hiếm gặp).

PNCT, cho con bú. Người suy thận, gan. TE<16tuổi Uống 200-400mg/l *2l vào mỗi bữa ăn và 1l 400mg vào buổi tối trước khi đi ngủ. Dùng 4-6tuần.
 

Ranitidin

(Ranitidin 300mg)

Uống 300mg/ngày, chia 2 lần vào buổi sáng và tối trước khi đi ngủ (4-6tuần), điều trị duy trì 150mg uống vào buổi tối.

Famotidin

(Famotidin 40mg)

Uôgs 20mg/l *2l/ngày or chỉ uống 1l 40mg vào buổi tối.

Omeprazol

(Omeparazol Delayed – Release)

Ức chế bơm proton H+/K+ ATPase làm giảm tiết acid dịch vị.

CĐ: Loét ddtt tiến triển or bệnh nhân ko đáp ứng với thuốc kháng H2, nhất là hội chứng Zolliger – Ellison.

TD phụ: Buồn nôn, nhức đầu, tiêu chảy, táo bón, phát ban, mẩn ngứa

PTCT, cho con bú, mẩn cảm Uống 20-40mg/l/ngày, vào trước bữa ăn sáng or tối trước khi đi ngủ, trị loét dạ dày (8tuần), trào ngược thực quản (4-12 tuần).

Hội chứng Zolliger – Ellison: uống >= 120mg/ngày (4tuần)

 

Lansoprazol STADA 30mg

(Lansoprazole 30mg)

Loét ddtt: 1viên (viên 30mg/ngày) dùng 4tuần.

Antaloc

(Pantoprazol 40mg)

Loét ddtt, trào ngược thực quản 40mg/ngày, liều duy nhất trong 4-8tuần

Sucralfat

Sucralfat 1g

Thuốc bảo vệ niêm mạc dạ dày: trong môi trường acid, Sucralfat được hòa tan, Al3+ tác rời, phần anion tạo thành chất nhầy và dính có ái lực mạnh với các ổ loét và giảm tái phát. Hiệu lực làm lành vết thương tương tự kháng H2. Kích thích thành lập Prostaglanin.

CĐ: Loét ddtt tiến triển, dự phòng tái phát loét ddtt

TD phụ: Khô miệng, buồn nôn, táo bón, có thể gay giảm phospho khi dùng kéo dài.

 

Người suy thận nặng Viên nén

Uống 1viên (viên 1g)*4l/ngày, 4-8tuần. Uống 1h trước khi ăn và khi ngủ.

Liều cũng cố 2g/ngày,vài tháng

Atropin

 

Atropin sulfat 0,25mg/ml

Kháng tiết acetylcholine

Liều điều trị: td làm giãn đồng tử, giảm tiết dịch, giảm co thắt cơ trơn, tăng nhịp tim,HA.

Liều cao: thuốc gây ngộ độc với những biểu hiện như khô miệng, da khô, và đỏ, mạch nhanh, ảo giác, hôn mê, co giật.

CĐ: Giảm đau do loét ddtt, đau do co thắt cơ trơn. Giải độc khi ngộ độc Morphin, Pilocarpin, hợp chất phosphor hữu cơ.

Nhỏ soi đáy mắt khi bị viêm giác mạc, viêm mống mắt

TD phụ: Giãn đồng tử kéo dài à rối loạn điều tiết mắt, nhìn ko rõ. Khô miệng, táo bón, nhịp tim nhanh, cao HA.

Bệnh cao nhãn áp, mạch nhanh, phì đại tuyến tiền liệt, nghi viêm ruột thừa.

 

Uống 0,1-0,5mg/l *2l/ngày

SC: 0,25mg/l*4l/ngày

Liều tối đa: uống 2mg/l; 3mg/ngày.

SC: 1mg/l; 2mg/ngày

Varogel

Varogel 10ml

CĐ: Viêm loét ddtt cấp, mạn tính.
Tăng tiết acid dạ dày, hội chứng dạ dày kích thích. Ðiều trị và dự phòng xuất huyết tiêu hóa. Trào ngược dạ dày-thực quản.
Mẩn cảm, suy thận. Ko dùng cho trẻ < 3 tháng tuổi. Trẻ < 1 tuổi chỉ dùng khi thật cần thiết. NL: 10ml *

2-4l/ngày.
TE: 5-10ml *

2-4l/ngày.
Uống vào giữa các bữa ăn, hoặc sau ăn 30p – 2h, tối trước khi đi ngủ hoặc khi có triệu chứng.

Y LÂM SÀNG” là dự án mới, hằng ngày mang đến những cases lâm sàng hay. Hi vọng mang lại thông tin và kiến thức bổ ích cho các bạn sinh viên y khoa.

#ykhoa.org

#admin: Đcv

Tài liệu tham khảo: Dược lý học, Bộ Y Tế, Nhà xuất bản Y học.

Xem case lâm sàng hay tại địa chỉ: https://ykhoa.org/category/chuyen-de/ca-lam-sang/

Tải Ebook y khoa miễn phí tại: https://ykhoa.org/category/ebook/

Tham gia cùng chúng tôi tại:  https://forms.gle/cQ5M7AdaesKCTcjt9

Giới thiệu Phương Nhi

Check Also

[Medscape]Thử nghiệm phương pháp tránh thai bằng kháng thể kháng tinh trùng ở cừu.

Các nhà nghiên cứu báo cáo rằng các kháng thể liên kết với tinh trùng …