[Sinh lý thú vị số 11] Áp lực tâm thất – Đường cong thể tích.

Rate this post

https://www.youtube.com/watch?v=UAsQQN3027U&list=PLZX1-JqXprUWDdW1sTG7N1C_GMWNKoN9w&index=17

(Đây là video mình phân tích về đường cong này)

1, Mô tả sự kiện xuất hiện ở 4 giai đoạn giữa các con số được đánh số trên đường cong. Mối tương quan giữa mỗi đoạn với sự kiện cho chu chuyển tim.

Hình trên cho thấy một chu kỳ tâm thất trái co bóp => tống máu => giãn và đầy (bắt đầu chu kỳ mới). Các sự kiện mô tả như sau: 1-> 2 là giai đoạn co đẳng tích. Trong giai đoạn này, tâm thất (trước đó được đổ đầy từ tâm nhĩ) đang co. Co gây ra tăng áp lực thất sâu hơn. Tuy nhiên vì van động mạch chủ vẫn đóng, không có máu được tống và thể tích trong thất vẫn giữ hằng định (isovolumetric). 2-> 3 là giai đoạn tâm thất tống máu. Tâm thất vẫn co => làm áp lực trong thất tăng nhiều hơn. Van động mạch chủ mở ra và máu được tống từ thâm thất trái => thể tích tâm thất giảm. 3-> 4 là giai đoạn giãn đẳng tích. Tâm thất giãn và áp lực trong thất giảm. Cả động mạch chủ và van hai lá đều đóng, thể tích trong thất vẫn giữ hằng định. 4-> 1 là giai đoạn thất đầy máu. Tâm thất trái vẫn giãn, nhưng hiện tại van hai lá mở và tâm thất vẫn đầy mới mau từ tâm nhĩ. Bởi vì tâm thất giãn, sự tăng thể tích tâm thấy chỉ gây tăng áp lực tâm thất một phần nhỏ.

2, Theo hình, giá trị cho thể tích tâm thất cuối thời kỳ tâm trương là? Giá trị cho thể tích cuối thời kỳ tâm thu?

Thể tích cuối thời kỳ tâm trương là thể tích hiện diện ở tâm thất sau khi đầy máu hoàn toàn, nhưng trước khi bất kỳ lượng máu nào được tống vào động mạch chủ. Do đó, thể tích cuối tâm trương là hiện diện ở điểm 1 và 2 (khoảng 140 mL). Thể tích cuối tâm thu là thể tích còn lại trong tâm thất trái sau khi tống máu hoàn thành, nhưng trước khi tâm thất đầy máu một lần nữa (thể tích tại điểm 3 và 4, khoảng 70 mL).

3, Giá trị xấp xỉ cho thể tích nhát bóp là? Giá trị xấp xỉ cho phân suất tống máu là?

Thể tích nhát bóp là thể tích được tống trong thời kỳ tâm thu (tâm thất tống máu). Thật vậy, thể tích nhát bóp là tái hiện diện bởi chiều rộng của đường cong, khoảng 70 mL (140 mL – 70 mL). Phân suất tống máu là thể tích nhát bóp được mô tả như phân suất của thể tích cuối thời kỳ tâm trương (thể tích nhát bóp/thể tích cuối thời kỳ tâm trương) hoặc 70/140 hay 50%

4, Phần nào hoặc những phần nào của đường con thể tích- áp lực liên quan đến tâm thu?Tâm trương?

Tâm trương là phần của chu chuyển tim khi tâm thất giãn (không co). Tâm trương liên quan đoạn 3->4 (giãn đẳng tích) và 4-> 1(tâm thất đầy máu). Tâm thu là phần của chu chuyển tim khi tâm thất đang co. Thật vậy, tâm thu liên quan đến đoạn 1-> 2 (co đẳng tích) và 2-> (thất tống máu).

5, Những phần nào của đường cong thể tích – áp lực là đẳng tích?

Bằng định nghĩa, phần đẳng tích của chu kỳ thất là ở đó thể tích tâm thất hằng định (tâm thất không có máu đổ vào cũng không có máu tống đi). Liên quan đến đoạn 1->2 và 3->4

6, Tại vị trí đánh dấu số mấy, van động mạch chủ mở? Tại điểm số mấy van động mạch chủ đóng lại? Tại điểm số mấy van hai lá mở ra?

Van động mạch chủ mở tại điểm 2, khi áp lực tâm thất nhiều hơn áp lực động mạch chủ. Sự mở của van động mạch chủ => theo sau là ngay lập tức tống máu và làm giảm thể tích máu trong thất. Van động mạch chủ đóng tại điểm 3 và tống máu bị ngưng. Van hai lá mở tại điểm 4 và tâm thất bắt đầu đầy máu.

7, Tại những điểm đánh số hoặc trong những đoạn giữa các điểm, tiếng tim đầu tiên nghe được ở đâu?

Tiếng tim đầu tiên liên quan với sự đóng của van nhĩ thất. Sự đóng xảy ra tại giai đoạn cuối tâm thất đầy máu, cũng là thời điểm bắt đầu co đẳng tích. Tiếng tim 1 nghe tại điểm 1.

8, Tại những điểm đánh số hoặc trong những đoạn giữa các điểm, tiếng tim thứ hai nghe được ở đâu?

Tiếng tim thứ hai liên quan đến sự đóng van động mạch chủ, tại điểm 3.

9, Sự chồng chéo của đường cong áp lực – thể tích mới minh họa tác động của một sự tăng thể tích tâm thất cuối thời kỳ tâm trương (tăng preload). Nó ảnh hưởng gì lên thể tích nhát bóp?

Thể tích cuối tâm trương (preload) là thể tích máu được chứa trong tâm thất chỉ trước khi co. Do đó, tăng thể tích tâm thất cuối thời kỳ tâm trương có nghĩa là tâm thất đầy với thể tích nhiều hơn trong thời kỳ tâm trương. Hình dưới cho thấy điểm 1 thay đổi sang phải => hiện diện cho sự tăng thể tích cuối thời kỳ tâm trương. Mối liên hệ Frank-Starling cho tâm thất là sự lớn hơn thể tích cuối thời kỳ tâm thu => sự lớn hơn thể tích nhát bóp. Do đó, không có bất kỳ sự thay đổi trong co bóp, một sự tăng thể tích cuối thời kỳ tâm trương => tăng thể tích nhát bóp => tăng độ rộng của đường cong.

10, Sự chồng chéo của đường cong thể tích áp lực – thể tích mới minh họa tác động của việc tăng co bóp. Tác động lên thể tích cuối tâm thu như thế nào? Cái gì ảnh hưởng vào phân xuất tống máu?

Khả năng co (inotropy) là khả năng nội tại của sợi cơ tim khi phát triển sức căng đến chiều dài giới hạn của cơ (thể tích cuối tâm trương). Khả năng co tương quan với nồng độ Ca2+ nội bào, với nó quyết định có bao nhiêu cross-bridges => bao nhiêu sức căng được hình thành. Khi khả năng co tăng (bởi nhân tố làm positive inotropic như norepinephrine hay digitalis), tâm thất có thể phát triển lực căng tuyệt hơn và áp lực trong tâm thu. Như kết quả đó, thể tích nhát bóp tăng, ít dòng máu giữa lại trong tâm thất sau khi tống và do đó thể tích cuối tâm thu giảm. Bởi vì phân suất tống máu là thể tích nhát bóp được mô tả như phân suất của thể tích cuối tâm trương, nếu thể tích nhát bóp giảm và thể tích cuối tâm trương không đổi, phân suất tống máu phải giảm.

11, Sự chồng chéo đường cong thể tích – áp lực minh hoạt tác động của một sự tăng áp lực động mạch chủ (tăng afterload). Cái gì tác động vào thể tích cuối tâm thu? Cái gì tác động vào thể tích nhát bóp?

Afterload là áp lực chống lại tâm thất khi nó tống máu. Afterload của tâm thất trái là áp lực động mạch chủ. Để mở van động mạch chủ và tống máu, áp lực tâm thất trái phải tăng tới mức lớn hơn áp lực động mạch chủ. Thật vậy, nếu afterload tăng, tâm thất trái phải làm việc vất vả hơn bình thường để vượt qua áp lực cao hơn. Hình dưới cho thấy hệ quả của một sự tăng afterload. Trong khi co đẳng tính (1-> 2) và tâm thất tống máu (2-> 3), áp lực tâm thất tăng đến mức độ cao hơn bình thường. Bởi vì sự tăng afterload, thể tích nhát bóp cũng bị ảnh hưởng, nhiều máu được giữ lại trong tâm thất sau khi tống và thể tích cuối thời kỳ tâm thu tăng. Bởi vì thể tích nhát bóp giảm và thể tích cuối thời kỳ tâm thu không đổi, nên phân suất tống máu phải giảm.

Case được  từ sách: Physiology cases and problems

Dựa trên bản  của : NGUYỄN THỊ HUỲNH NHƯ – Khoa  ĐHQG TP.HCM

Advertisement

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …