[Y khoa cơ bản] Bài 4: Tissues and Membranes.

Rate this post
  1. MC TIÊU

􀀀 Mô tả các đặc điểm cơ bản của 4 loại mô chính.
􀀀 Mô tả chức năng của các loại biểu mô cùng với mối lien quan với các cơ quan nơi chúng được tìm thấy.
􀀀 Mô tả chức năng của mô liên kết và liên quan của chúng tới chứng năng của cơ thể hoặc hệ thống cơ quan đặc biệt.
􀀀 Giải thích sự khác nhau giữa tuyến nội tiết và ngoại tiết, cho ví dụ minh họa.
􀀀 Giải thích sự khác nhau về vị trí và chức năng giữa cơ vân, cơ trơn, cơ tim.
􀀀 Gọi tên 3 thành phần của 1 neuron và làm rõ chức năng của chúng. Gọi tên các cơ quan tạo bởi mô thần kinh.
􀀀 Mô tả vị trí của màng phổi, màng ngoài tim, màng bụng và mạc treo ruột. Làm rõ chức năng của dịnh huyết thanh trong những vị trí này.
􀀀 Làm rõ vị trí của màng nhầy và chức năng của dịch nhầy.
􀀀 Gọi tên một số màng tế bào tạo bởi mô liên kết.

  1. TỪ MỚI:
    Bone
    Cartilage
    Chondrocyte
    Collagen
    Connective tissue
    Elastin
    Endocrine gland
    Epithelial tissue
    Exocrine gland
    Hemopoietic
    Matrix
    Mucous membrane
    Muscle tissue
    Myocardium
    Myocyte
    Nerve tissue
    Neuron
    Neurotransmitter
    Osteocyte
    Plasma
    Secretion
    Serous membrane
    Synapse
    Thermogenic

III. NỘI DUNG:

Cơ thể chúng ta gồm hàng tỉ tế bào.Những tế bào giống nhau làm việc cùng nhau và có cùng chức năng. Tập hợp những tế bào đó gọi là một mô tissue. Hình dung về 1 bệnh viện và nhóm nhân viên ở đó: Y tá, hậu cần, kỹ thuật viên, quản lí, bác sĩ và những người khác. Nếu mỗi y tá tương đương 1 tế bào thì tất cả y tá là một mô. Mỗi một mô sẽ đóng một vai trò thích hợp trong bệnh viện.Và tiếp theo bệnh viện sẽ là gì? Đúng – Bệnh viện sẽ là một cơ quan là phức hợp của nhiều mô
Nhớ lại chương 1 chúng ta biết có 4 loại mô chính là: biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh. Một cơ quan có thể(thường) chứa tất cả 4 loại mo này. Trong chương này chúng tôi sẽ trình bày chi tiết hơn về chúng. Bạn sẽ nhận thấy rằng chức năng của 1 mô thường chủ yếu được mô tả về vai trò hay cấu trúc của nó trong một cơ quan. Cũng trong chương này chúng ta cũng tìm hiểu về màng tế bào là một cái lá bao bọc của mô. Chúng được đề cập trong chương 1 với các khoang cơ thể. Như bạn có thể dự đoán, mỗi một loại màng có vị trí và chức năng riêng.

BIỂU MÔ ( Epithelial tissue )

Biểu mô được tìm thấy ở bề mặt cả lớp bao phủ bên ngoài hoặc lớp lót bên trong. Bởi vì chúng không có mao mạch riêng, biểu mô nhận oxy và chất dinh dưỡng từ mô liên kết bên dưới chúng. Nhiều loại biểu mô có khả năng bài tiết và có
thể dược gọi là biểu mô tuyến hay đơn giản hơn là tuyến gland.
Phân loại biểu mô dựa trên loại tế bào tạo nên mô, hình dáng đặc trưng và số lớp tế bào: squamous biểu mô vảy đơn dẹt, cuboidal biểu mô vuông đơn, columnar biểu mô trụ cao và hẹp.  Simple là thuật ngữ chỉ một lớp tế bào. Stratìied có nghĩa là nhiều lớp tế bào.

Biểu mô lát đơn 
Simple squamous epithelium là 1 lớp tế bào vảy dẹt. Những tế bào này rất mỏng và trơn – Chúng có đặc tính sinh lý quan trọng. Phế nang (túi khí) có cấu tạo là biểu mô lát đơn. Sự mỏng manh của tế bào cho phép sự khuếch tán khí giữa phế nang và máu dễ dàng. Chúng còn có ở mao mạch và các mạch máu nhỏ.Thành mao mạch chỉ có 1 lớp tế bào, nó cho phép trao đổi khí, chất dinh dưỡng, chất thải giữa mao mạch với dịch mô.Bề mặt bên trong của mao mạch cũng rất nhẵn( tương tự ở động mạch, tĩnh mạch, tim). Điều này rất quan trọng vì nó ngăn sự hình thành huyết khối bất thường trong mạch máu.

Biểu mô lát tầng
Stratified squamous epithelium gồm nhiều lớp tế bào vảy. Mặc dù
tế bào bên dưới luôn luôn phát triển. Ở lớp dưới cùng quá trình phân bào tiếp tục diễn ra sản xuất các tế bào mới thay thế các lớp áo cũ bong ra. Những tế bào này tạo nên biểu bì của da.Nơi chúng được gọi là sự sừng hóa bởi vì protein keratin được sản xuất và các tế bào lớp trên cùng bị chết. Loại biểu mô lát tầng không sừng hóa có ở khoang miệng, thực quản và âm đạo phụ nữ.Ở những vị trí này các tế bào bề mặt sống và tạo nên những màng nhầy của các cơ quan này. Ở tất cả các vị trí khác của cơ thể chúng là màng chắn với vi sinh vật bởi chúng được sắp xếp rất gần nhau. Những chức năng đặc biệt hơn của biểu mô.v

Biểu mô chuyển tiếp
Transitional epithelium là loại biểu mô tầng, tế bào bề mặt có thể chuyển từ tròn thành dạng vảy. Bàng quang được lót bởi loại biểu mô này. Khi bàng quang rỗng các tế bào có hình tròn còn khi đầy căng thì nó chuyển dạng mảnh. Biểu mô chuyển tiếp cho phép bàng quang căng dãn mà không xé rách lớp niêm mạc bên trong.
Biểu mô vuông đơn
Simple cuboidal epithelium là một lớp tế bào hình vuông. Loại biểu mô này là đơn vị chức năng của tuyến giáp và tuyến nước bọt.Đây là ví dụ của biểu mô tuyến ( glandular epithelium ).Có chức năng là secretion. Trong những tuyến này biểu mô vuông đơn được sắp xếp thành khối cầu và bài tiết vào trong khối cầu. Ở tuyến giáp chúng tiết hormone tuyến giáp thyroxine là một ví dụ. Ở tuyến nước bọt các tế bào vuông đơn tiết nước bọt. Tế bào vuông
đơn cũng tạo nên thành phần của ống thận. Ở đây
chúng có vi nhung mao và chức năng của chúng là tái hấp thu các chất cần thiết trở lại máu.

Biểu mô trụ đơn
Các tế bào trụ cao hơn, chúng rộng và có chức năng chuyên bài tiết absorption. Niêm mạc dạ dày là columnar epithelium chúng tiết dịch vị cho sự tiêu hóa. Niêm mạc ruột non bài tiết enzym tiêu hóa. Tuy nhiên những tế bào này cũng hấp thu sản phẩm tiêu hóa cuối cùng từ lòng ruột vào máu và mạch bạch huyết. Để hấp thu hiệu quả những tế bào của biểu mô ruột non có microcilli (nhung mao)
Bạn có thể nhớ lại nếp gấp màng tế bào ở mặt tự do. Những nếp gấp siêu vi này xuất hiện chủ yếu ở bề mặt hấp thu.

Tuy nhiên có loại biểu mô trụ khác là goblet cell (có lông chuyển). Các tế bào này tiết nhầy (mucus) và có ở biểu mô ruột non và một phần đường hô hấp như là khí quản. Màng nhầy sẽ được mô tả ở phần sau.

 

Biểu mô có lông chuyển
Ciliated epithelium gồm các tế bào trụ có lông (cánh đồng lúa) của lông di động ở bề mặt tự do của nó. Nhớ lại chương 3, chức năng của các lông chuyển này là để dọn dẹp vật chất qua bề mặt tế bào. Biểu mô lông chuyển nằm ở khoang mũi, thanh quản, khí quản và ống phế quản lớn. Lông chuyển dọn dẹp nhầy bao gồm bụi bặm và vi khuẩn từ đường không khí, hướng về phía
hầu để được nuốt. Sau đó vi khuẩn bị phá hủy bởi trong dạ dày. Không khí vào phổi gần như là nguốn bệnh tự do và ô nhiễm đặc biệt.

Vị trí khác của biểu mô lông chuyển ở phụ nữ là ở vòi
tử cung. Lông chuyển ở đây dọn dẹp trứng, cái không
có khả năng vận động, hướng về phía tử cung.

Tuyến
Glands là một tế bào hoặc cơ quan có thể bài tiết hay sản xuất ra một chất có chức năng tại chỗ hoặc ở nơi xa.

Unicellular Glands
Unicellular nghĩa là một tế bào.Tế bào có chân là một ví dụ như đề cập trước đó tế bào có chân tìm thấy ở niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa. Chất bài tiết của chúng là nhầy.

Multicellular Glands
Phần lớn tuyến tạo bởi nhiều tế bào giống nhau hoặc của nhiều loại tế bào với thành phần bài tiết của chúng đổ vào ống góp. Multicellular tuyến đa bào có thể chia thành 2 nhóm chính:tuyến ngoại tiết và nội tiết

– Exocrine glands có ducts ống dẫn để đưa sản phẩm bài tiết của chúng tới vị trí thực hiện chức năng. Ví dụ tuyến nước bọt tiết nước bọt qua ống dẫn tới khoang miệng. Tuyến mồ hôi tiết mồ hôi qua ống dẫn tới bề mặt da, nơi mà mồ hôi có thể bị bay
hơi bởi sự tăng thân nhiệt.Tuyến dạ dày chứa các
loại tế bào khác nhau. Chúng bài tiết HCL và pepsin. Cả hai chất này là một phần của dịch vị.
– Endocrine glands không có ỗng dẫn. Chất tiết của tuyến nội tiết là một nhóm các chất hóa học là hormones, chúng vào mao mạch và được tuần hoàn khắp cơ thể. Sau đó hormone có những ảnh hưởng riêng biệt len cơ quan đích của chúng. Những ảnh hưởng này liên quan đến sự phát triển, sử dụng muối khoáng và chất dinh dưỡng khác, và điều chỉnh áp lực máu, chúng sẽ được trình bày chi tiết trong. Những ví dụ của tuyến nội tiết là tuyến giáp, tuyến thượng thận, tuyến yên

Tuyến tụy là cơ quan có cả tuyến nội tiết lẫn ngoại tiết. Phần ngoại tiết tiết ra enzym tiêu hóa, chúng được vận chuyển bởi ống tụy tới tá tràng của ruột non. Phần nội tiết của tụy được gọi là đảo tụy hoặc tiểu đảo langerhans tiết hormone insulin và glucagon trực tiếp vào máu.

MÔ LIÊN KẾT
Có một số loại mô liên kết connective tissue, một vài cái này có thể khác nhau nhiều hơn là giống. Các loại mô liên kết bao gồm: mô sợi, mô mỡ, mô xơ, mô chun, cùng với máu xương và sụn. Một tính chất mà tất cả mô liên kết đều có là có chất gian
bào ngoài các tế bào. Matrix là một hệ thống cấu trúc hoặc dung dịch của vật chất gian bào. Mỗi loại mô liên kết có loại chất gian bào riêng. Chất gian bào của máu là huyết tương, cái phần lớn là nước. Chất gian bào của xương chủ yếu tạo bởi muối
canxi, chúng chắc và khỏe. Khi mỗi loại mô liên kết dược mô tả ở phần dưới, mention sẽ được tạo thành bởi sự có mặt của các loại tế bào cùng với mô liên kết.

Máu
Máu bao gồm tế bào và huyết tương; tế bào là các thành phần sống. Chất gian bào của máu là plasma, chúng chiếm khoảng 52% tới 62% tổng thể tích máu của cơ thể. Nước của huyết tương chứa muối hòa tan, chất dinh dưỡng, khí và chất thải. Như các bạn biết thì mọt trong những chức năng cơ bản của huyết tương là vận chuyển các chất trong cơ thể.
Tế bào máu được sản xuất từ các tế bào nguyên thủy của tủy xương hemopoietic tissue. Mô tạo máu nguyên phát của cơ thể được tìm thấy ở xương dẹt như là xương chậu, xương hàm. Những tế bào máu đó là hồng cầu , tiểu cầu và 5 loại bạch cầu đa
nhân trung tính, ưa acid, ưa base, monocytes và lymphocytes. Lymphocytes trưởng thành và phân chia ở mô lympho. Chúng tạo nên lách, hạch lympho và tuyến ức. Tuyến ức cũng chứa tế bào nguyên thủy nhưng chúng chỉ sản xuất lympho.Tế bào nguyên thủy cũng có mặt ở lách và hạch lympho mặc dù số lượng lympho
chúng sản xuất là nhỏ.

Tế bào máu tạo nên 38% – 48% tổng thể tích máu, mỗi loại tế bào có một chức năng riêng. Red blood cells mang oxy gắn với sắt trong hemoglobin của nó. White blood cells phá hủy nguồn bệnh bằng thực bào, sự sản xuất của kháng thể hoặc phương thức hóa học và cung cấp cho ta miễn dịch với bệnh. Platelets ngăn cản mất máu bằng cách hoạt hóa quá trình đông máu.

Mô liên kết thưa

Tế bào của areolar ( or loose) connective tissue được gọi là fibroblasts. A blast tế bào mầm là tế bào sản xuất và tế bào sợi sản xuất protein. Phần lớn các sợi chứa collagen và elastin, sợi collagen rất khỏe, sợi elastin đàn hồi; chúng thể trở lại độ dài ban đầu của chúng hoặc co lại, sau khi bị căng. Tế bào sợi có thể di cư khỏi chỗ tổn thương và sản xuất những sợi protein này để sửa chữa quá trình. Collagen, elastin và dịch mô tạo nên chất gian bào, của mô liên kết thưa. Cũng trong chất gian bào có tế bào mast chúng sản xuất ra chất gây viêm khi mô bj phá hủy và các bạch cầu, chúng có khả năng tự vận động. Điều quan trọng của chúng ở đây liên quan đến mô liên kết thưa.

Mô liên kết thưa tìm thấp bên dưới hạ bì và bên dưới biểu mô của tất cả các hệ thống của cơ thể. Nó có lỗ mở với môi trường. Nhớ rằng một chức năng của bạch cầu là phá hủy nguồn bệnh.Cách để nguồn bệnh vào cơ thể là gì? Thường qua tổ thương ở da. Vi khuẩn và virus cung vào cơ thể qua không khí và thức ăn, và cũng có thể qua lớp biểu mô đường hô hấp và tiêu hóa và gây nên phá hủy mô. Mô liên kết thưa với tế bào mast của nó và các bạch cầu chịu trách nhiệm ngăn cản nguồn bệnh trước khi chúng tới máu và tuần hoàn khắp cơ thể.

Mô mỡ
con người có 2 loại mô adipose tissue. Loại mô quen thuộc chúng ta biết là mô mỡ trắng. (chúng được gọi là mô mỡ hay mỡ trắng). Loại mô ít gặp hơn là mô mỡ nâu (chúng được gọi là mỡ
nâu). Tế bào của cả hai loại này được gọi là tế bào mỡ adipocytes. Tế bào mỡ của mô mỡ chuyên dự trữ mỡ trong các gọt siêu vi, và mỡ thật là chất hóa học dự trữ năng lượng lâu dài. Chất dinh dưỡng dư thừa có lượng calo không sử dụng được chuyển thành mỡ để dự trữ cho sử dụng khi thức ăn cung cấp không đủ. Bất kỳ lượng calo thừa dù là mỡ, carbonhydrates hoặc  amino acids từ protein, có thể chuyển thành triglycerid để dự trữ. Thành phần gian bào ở mô mỡ ít và bao gồm dịch mô và một ít
sợi collagen.
Phần lớn mỡ dược dự trữ dưới da trong mô liên kết thưa giữa hạ bì và cơ. Lớp này có thể thay đổi về độ dày trong từng mô; Càng thừa nhiều calo lớp này càng dày.Tế bào mỡ có thể bị thay thế
bởi sự phân bào, và số lượng tế bào mỡ được cho rằng là vẫn luôn ổn định suốt cuộc sống của một cá thể. Tuy nhiên mỗi tế bào mỡ có thể thay đổi hình dạng trở nên lớn hơn nếu có nhiều mỡ được dự trữ và nhỏ hơn nếu được sử dụng để cung cấp năng lượng cho tế bào. Như đề cập ở chương 2, mô mỡ cũng bao quanh các cơ quan như là mắt và thận.
Mô mỡ cũng được xem như là một tuyến nội tiết bởi vì nó sản xuất ít nhất một hormon. Leptin là một hormon hỗ trợ tiêu hóa được tế bào mở tiết ra.

Vùng dưới đồi ở não dự trữ mỡ ở não đầy đủ. Khi sự bài tiết pepsin giảm, sự thèm ăn tăng lên. Leptin cũng kích thích sự tổng hợp chất gian bào xương bởi các tế bào gọi là tế bào xương và có các ảnh hưởng khác lên mô xương. Tế bào mỡ bài tiết ít nhất 2 chất hóa học giúp điều chỉnh sử dụng insulin trong chuyển hóa
đường và mỡ. Mô mỡ cũng tham gia trong quá trình viêm, phẩn ứng đầu tiên của cơ thể với chấn thương là sản xuất các cytokin, chất hóa học hoạt hóa các bạch cầu. Mô mỡ của chúng ta không phải kém linh động mà nó là một phần của hệ thống phức tạp chúng bảo đảm cơ thể được nuôi dưỡng đầy đủ và bảo vệ khỏi nguồn bệnh. Mỡ nâu được tìm thấy nhiều ở trẻ em, ít ở người lớn. Không giống mỡ trắng mỡ nâu không dự trữ calo; nó là mô sinh nhiệt thermogenic (heat – generating) các tế bào nhanh chóng phân hủy glucose hoặc mỡ trong hô hấp tế bào. Tuy nhiên ở những tế bào này sự phân hủy glucose không được tách khỏi tổng hợp của ATP và phần lớn năng lượng được giải phóng khi nóng. Khi nào chúng ta cần nhiều nhiệt? Khi chúng ta trong môi trường lạnh, một đáp ứng tự động với lạnh là sự run cơ. Phản xạ run ở trẻ em không hiệu quả và cái lạnh sẽ kích thích ty thể ở mỡ nâu trở nên rất hoạt động. Khi một dứa trẻ lớn lên phẩn xạ run trở nên hiệu quả hơn và lượng mỡ nâu giảm đi. Ở người trưởng thành mỡ. Người nạc dường như có nhiều mỡ nâu hơn làm họ nặng hơn nâu có thể tìm thấy ở cổ và vai và dọc xương sống tuy nhiên ở người trưởng thành dường như không ổn định. Nó vẫn là một mô tạo nhiệt. Tuy nhiên có thể đóng góp khả năng của một người duy trì cân nặng cơ thể bình thường. Tập thể dục thường xuyên hoặc lạnh kích thích cơ thể sản xuất irisin, có sẽ chuyển tế bào mỡ trắng thành mỡ nâu. Tim cũng bài tiết ra hormon natriuretic peptids cái kích thích sự chuyển đổi của mỡ trắng thành mỡ nâu. Tế bào mỡ nâu sự dụng cung cấp calo nhiều hơn (dự trữchúng như là triglycerids), do đó sử dụng nhiều calo và sản xuất nhiệt. Bạn có thể tự hỏi màu của mỡ nâu là từ đâu. Phần lớn ti thể chứa sắt, cái tạo nên màu nâu của mỡ nâu tượng tự như là màu
của khối cơ

Mô liên kết sợi
Fibrous connective tissue chứa chủ yếu sợi collagen song song với tế bào sợi thưa thớt ở đó. Sự sắp xếp song song của collagen này cung cấp sự co dãn tuyệt với linh hoạt. Vị trí của mô này liên quan tới nhu cầu co dãn linh hoạt. Thành ngoài của động mạch được tăng cường với mô liên kết sợi bởi máu của những mạch máu này chảy với áp lực cao. Thành ngoài khỏe ngăn cản vỡ mạch. Gân và dây chằng được tạo bởi mô liên kết sợi. Gân nối cơ với xương, dây chằng nối xương với xương. Khi mà hệ khớp di chuyển, những cấu trúc này phải chống lại được các lực tác động mạnh trên nó.
Mô liên kết sợi có sự cung cấp máu nghèo nàn, chúng tạo nên quá trình sửa chữa chậm. Nếu bạn đã từng bị bong cổ chân (có nghĩa dây chằng bị giãn quá mức)bạn biết rằng chữa lành hoàn toàn sẽ mất một vài tháng.
Một loại mô liên kết sợi không phổ biến ở hạ bì và cân cơ.Mặc dù sợi collagen ở đây không song song với nhau nhưng mô vẫn chắc chắn. HẠ bì khác mô liên kết sợi khác là nó có hỗ trợ máu tốt.

Mô liên kết đàn hồi
Như tên đã cho biết elastic connective tissue được tạo bởi các sợi elastin; cũng được tăng cường bởi các sợi của protein fibrillin. Một trong những vị trí của chúng là ở thành các động mạch lớn như là động mạch chủ(cái mà đi ra từ thất trái) và nhánh của nó.Những mạch máu này bị căng khi tim co và bơm máu, sau đó chúng co dãn đàn hồi khi tim giãn. Sự đàn hồi này giúp máu không quay ngược lại tim và quan trọng trong duy trí áp lực máu bình thường
Mô liên kết đàn hồi cũng được tìm thấy quanh phế nang của phổi. Sợi đàn hồi căng ra khi hít vào và co lại khi thở ra để đây máu ra khỏi phổi. Nếu bạn chú ý đến hơi thở của mình trong vài giây, bạn
sẽ thấy rằng việc thở ra bình thường không tiêu tốn năng lượng. Điều này được giải thích nhờ tính co giãn bình thường của phổi.

Xương
Tiền tố cái có nghĩa là xương là “osteo” do đó tế bào gọi osteocytes. Gian bào của bone được tạo bởi muối canxi và collagen khỏe, cứng không linh hoạt. Ở thân xương dài như xương đùi, các tế bào xương gian bào mạch máu trong một cấu trúc sắp xếp chính xác là haversian systems or osteons. Xương có sự cung cấp máu tốt, cho phép nó hỗ trợ như là một nơi dự trữ canxi và sửa chữa cấu trúc nhanh chóng sau một gãy xương đơn giản. Một số xương như là xương ức, xương chậu chứa tủy đỏ là nơi sản xuất máu ở người lớn.
Chức năng khác của mô xương liên quan đến mật độ gian bào. Xương khớp bảo vệ cơ thể một vài xương bảo vệ cơ quan bên trong khỏi chấn thương.Một sự thảo luận đầy đủ hơn về xương trong chương 6.

Sụn
Protein, carbonhydrate gian bào cuả cartilage không chứa muối canxi và nó cũng khác xương khi mà chứa nhiều nước hơn cái làm nó đàn hồi. Nó cũng trơn và linh hoạt. Sụn được tìm thấy ở bề mặt khớp của xương, nơi mà bề mặt trơn của nó giúp baỏ vệ khỏi bị trật khớp. sụn ở cánh mũi và ống tai ngoài được hỗ trợ bởi sụn mềm. Thành của khí quản, đường dẫn khí chứa sụn nhẫn để duy trì thông thoáng đường thở. Đĩa sụn nhẫn được tìm thấy giữa đĩa gian cột sống giúp chống lại trọng lực, lực tác động.

Trong chất gian bào của sụn là chondrocytes tế bào sụn. Ở đó không có mao mạch trong chất gian bào, do đó chúng dược nuôi dưỡng bởi sự khuếch tán qua chất gian bào. Điều này trở thành lâm sàng quan trọng khi sụn bị phá hủy bởi vì sự sửa chữa sẽ diễn ra rất chậm hoặc không. Các vận động viên thỉnh thoảng tổn thương sụn trong đầu gối. Những sụn tổn thương này thường được phẫu thuật loại bỏ để bảo vệ.

MÔ CƠ
Muscle tissue thực hiện vận động. Khi tế bào cơ (cũng được gọi là sợi cơ hoặc myocytes) co, chúng sẽ ngắn lại và hình thành động tác. Có 3 loại mô cơ: cơ vân cơ trơn, cơ tim. Sự di động của một cái có thể tạo ra mục đích khấc nhau.

Cơ xương
Skeletal muscle cũng được gọi là striated muscle hoặc voluntary muscle. Mỗi tên gọi đều mô tả đặc điểm của mô này như bạn có thể thấy. Các tế bào cơ vân hình trụ, có một vài nhân và xuất hiện các vân. Các vân này là kết quả của một sự sắp xếp chính xác của protein co trong tế bào.


Mô cơ xương tạo nên cơ cái kết nối với xương. Những cơ này được chi phối bởi thần kinh vận động và do đó làm di chuyển cơ vân. Một ngoại lệ là cơ hoành, nó không làm di chuyển xương tuy nhiên là rộng khoang ngực và thực hiện động tác hít vào. Cơ vân cũng tạo ra một lượng nhiệt đáng kể, rất quan trọng trong tạo nên sự duy trí nhiệt độ hằng định của cơ thể. Một tế bào cơ có một tận cùng thần kinh riêng. Thần kinh phát xung tới cơ gây nên co cơ. Mặc dù chúng ta không cần lên kế hoạch tất cả các cử động, tín hiệu thần kinh cho chúng bắt nguồn từ vỏ não, một phần suy nghĩ của não con người chúng ta.
Quay lại 3 tên gọi của mô này: cơ xương skeletal mô tả vị trí, cơ vân striated mô tả sự xuất hiện,cơ
chủ động voluntary mô tả chức năng.

Cơ trơn
Smooth muslce có thể goị là involuntary muslce, visceral muscle. Tế bào cơ trơn hình nón, một nhân và không có vân.Mặc dù vẫn cần xung động thần kinh đến để co trơn tuy nhiên phần lớn các nhóm cơ này vẫn là không thể điều khiển nên có tên là không tự động involuntary. Thuật ngữ visceral chỉ nội tạng. Rất nhiều
cơ quan chứa cơ trơn. Chức năng của cơ trơn là chức năng thực sự của cơ quan mà chứa nó.
Trong dạ dày và ruột non, cơ trơn co thành sóng gọi là nhu động để đẩy thức ăn qua hệ thống đường tiêu hóa. Ở thành của động mạch và tĩnh mạch cơ trơn co và dãn mạch máu để duy trì áp lực máu bình thường. Mống mắt có 2 loại cơ trơn để co và dãn đồng tử giúp điều hòa lưỡng ánh sáng chiếu vào võng mạc.
Chức năng khác của cơ trơn được đề cập trong chương sau. Nó là một mô rất quan trọng mà bạn sẽ gặp lại rất nhiều trong quá trình học tập của mình về cơ thể con người.

Cơ tim
Các tế bào cơ tim cardiac muscle được phân nhánh mỗi tế bào có một nhân, và có vân thưa thớt. Màng tế bào ở cuối các tế bào này bị gấp thành các nếp đối xứng với các tế bào tiếp theo.
Những nếp gấp đan vào nhau này gọi là intercalated discs và cho phép xung động hóa học của sự co cơ lan từ tế bào này sang tế bào khác ngay lập tức. Điều này cho phép tim đập và bơm máu đều từ nhĩ xuống thất. Cơ tim như được mô tả bên trên được gọi là myocardium và tạo nên thành của tâm nhĩ và tâm thất, 4 buồng của tim. Do đó chức năng của nó là chức năng của tim, bơm máu. Sự co của cơ tim tạo nên áp lực máu và giữ máu tuần hoàn khắp cơ thể để máu có thể thực hiện nhiều chức năng của nó.


Tế bào cơ tim có thể tự co, do đó tim duy trì nhịp đập của nó. Chức năng của xung động thần kinh là để tăng hoặc giảm nhịp tim phụ thuộc vào nhu cầu trong một trường hợp cụ thể của cơ thể.

MÔ THẦN KINH
Nerve tissue bao gồm tế bào thần kinh neurons và một vài tế bào đặc biệt được tìm thấy chỉ trong hệ thần kinh. Hệ thần kinh có 2 loại: thần kinh trung ương và thần kinh ngoại vi. Não và tủy sống là 2 cơ quan của hệ thần kinh trung ương (CNS), chúng được tạo nên bởi neuron và tế bào thần kinh đệm. Chúng sẽ được thảo luận
chi tiết trong chương 8. Hệ thần kinh ngoại vi gồm tất cả các dây thần kinh gộp lại từ hệ CNS. và hỗ trợ một phần cơ thể. Những thần kinh này tạo bởi neurons và tế bào Schwann. Tế bào Schwann tạo nên vỏ myelin ( myelin là 1 phospholipid) tạo thành neuron cách điện.
Neurons có thể tạo ra và vận chuyển xung động điện. Có rất nhiều loại neurons, tuy nhiên tất cả chúng đều có cấu trúc cơ bản.
Các tế bào cơ thể chứa nhân và cần thiết cho cuộc sống của neurons. Một sợi trục axon là một quá trình ( process ở đây có nghĩa là một tế bào mở rộng) cái mà mang xung động điện ra khỏi thân tế bào; một neuron chỉ có một sợi trục.


Dendrites là môt sợi nhánh đưa xung động ra thân tế bào một neuron có một vài hoặc nhiều sợi nhánh. Một xung động thần kinh điện lan dọc màng tế bào. Tuy nhiên khi neuron gặp nhau chúng tiếp hợp tại khe synapse, cái mà một xung động điện đi qua. Ở synap giữa sợi trục của một neuron và sợi nhánh hoặc thân tế bào của neuron tiếp theo, sự vận chuyển xung động phụ thuộc vào neurotransmitters.
Mô thần kinh tạo nên não, tủy sống và thần kinh ngoại vi. Hệ thống thần kinh là một trong hệ thống điều chỉnh của cơ thể và mỗi cơ quan của hệ thống có một chức năng dặc biệt. Miêu tả chi tiết của hệ thống thần kinh ở chương 8. Do đó bây giờ chúng ta chỉ đề cập đến chức năng của hệ thần kinh. Chúng bao gồm thần kinh cảm giác vận động và điều hòa nhanh chức năng của cơ thể như là nhịp tim, nhịp thở, sự tổng hợp thông tin cho học và ghi nhớ.

MÀNG TẾ BÀO
Membranes là một dải mô bao phủ hoặc nằm trên bề mặt hoặc chia cơ quan bao phủ cơ quan. Nhiều màng tế bào có sản xuất chất bài tiết có chức năng đặc biệt. Hai phân loại chính của màng tê bào là màng biểu mô và màng mô liên kết.
Màng biểu mô
Hai loại màng biểu mô, huyết thanh và dịch nhầy. Mỗi loại được tìm thấy ở vị trí đặc biệt và tiết ra dịch. Những dịch này gọi là dịch huyết thanh hoặc dịch nhầy.

Serous membrane

Serous membrane là một dải biểu mô trụ đơn nằm lót một vài khoang cơ thể và bao phủ cơ quan trong những khoang này. Pleural membranes là một màng huyết thanh của khoang ngực. Lá thành nằm sát thành ngực và lá tạng bao nhu mô
phổi. (Chú ý rằng line có nghĩa là ở trong và cover nghĩa là ở ngoài, những thuật ngữ này không thể hoán đổi cho nhau vì chúng xác định vị trí khác nhau). Màng phổi bài tiết serous fluid ngăn cản ma sát giữa chúng khi phổi mở rộng và co lại trong lúc thở.
Tim ở trong khoang ngực giữa hai phổi, có màng huyết thanh riêng. Màng ngoài tim pericardium lót màng xơ ( một màng mô liên kết), và lá tạng, hoặc nội tâm mạc ở trong bề epicardium của cơ tim. Dịch huyết thanh được sản xuất để ngăn cản sự
ma sát.
Ở khoang bụng, phúc mạc peritoneum là màng huyết thanh chúng lót trong the mesentery hoặc phúc mạc tạng được gấp lên trên và phủ cơ quan ổ bụng. Nó ngăn cản sự ma sát khi dạ dày và ruột co
và trượt lên cơ quan khác.

Advertisement

Mucous membranes
Mucous membranes lót các khoang cơ thể thông với môi trường, đó là hệ thống đường hô hấp tiêu hóa tiết niệu và sinh dục, sinh sản. Tế bào biểu mô của màng nhầy là mucosa. Nó có ở rất nhiều cơ quan khác nhau. Màng nhầy của thực quản và âm đạo là biểu mô lát tầng không sừng hóa và chuyển tiếp, của khí quản là biểu mô trụ có lông và của dạ dày là biểu mô trụ.
Mucus nhầy tiết ra để giữ bề mặt khoang luôn ẩm, nhớ rằng chúng là các tế bào sống do đó nếu chúng khô chúng sẽ chết. Ở đường tiêu hóa nhầycũng bôi trơn bề mặt cho phép làm mềm đoạn thức
ăn. Trên đường hô hấp, chất nhầy bắt giữ bụi bẩn và vi khuẩn sau đó chúng được đẩy lên hầu họng nhờ biểu mô trụ.

Màng mô liên kết
Nhiều màng được tạo bởi mô liên kết. Bạn có thể nhớ lại màng não đã được đề cập ở chương 1.

Màng não lót trong khoang tủy sống và khoang sọ và bao phủ não và tủy sống. Màng này line và cover có ý nghĩa rất chính xác. Màng mô liên kết sẽ được bao phủ với hệ thống cơ quan mà chúng là một thành phần, do đó vị trí và chức năng của chúng được đề cập sau đây.

GIÀ HÓA VÀ MÔ

Như đề cập ở chương trước sự già hóa diễn ra ở mức tế bào tuy nhiên tất nhiên nó là sự biểu hiện trong mô. Ở mô cơ, ví dụ, protein mang tới sự co cơ sẽ thoái hóa và không được sửa chữa. Sự giống nhau giữa collagen và elastin, protein của mô liên kết như là biểu bì. Những thông tin về sự già hóa của các mô sẽ có ích với bạn nhiều hơn ở phần chức năng của hệ thống và cơ quan, do đó bạn có thể lưu chúng lại trong chương tiếp theo.

TÓM TẮT
Mô và màng được mô tả trong chương này phức tạo hơn tế bào đơn lẻ tạo nên chúng. Chúng ta mới chỉ đi tới mức độ trung bình tuy nhiên cũng đã khá tổng thể tới độ phức tạp của cấu trúc và
chức năng. Chương tiếp theo sẽ chú tâm đến hệ thống cơ quan và mức độ phức tạp nhất. Trong sự miêu tả hệ thống các cơ quan trong chương này, bạn sẽ thấy đề cập đén mô đóng góp của chúng đến mỗi cơ quan và hệ thống cơ quan.

  1. STUDY OUTLINE

Một mô là một nhóm tế bào cùng cấu trúc và chức năng. Bốn nhóm mô chính là biểu mô, mô liên kết, mô cơ, mô thần kinh.

Biểu mô tìm thấy ở các bề mặt: không có ở các mao mạch; một vài loại có thể bài tiết; được phân loại theo hình dáng tế bào và số lớp tế bào

  1. Biểu mô vảy đơn – một lớp tế bào mỏng dẹt, nhẵn, có ở phế nang ( cho phép khuếch tán khí), mao mạch ( cho phép trao đổi chất giữa máu và mô).
  2. Biểu mô vảy lát tầng – nhiều lớp tế bào mỏng; sự phân bào xảy ra ở lớp dưới. Có ở biều bì da, lót ở miệng, thực quản và âm đạo; ngăn cản nguồn bệnh…
  3. Biểu mô chuyển tiếp: tế bào bề mặt chuyển từ cao sang mảnh khi căng ra, có ở bàng quang cho phép căng ra khi chứa nước tiểu.
  4. Biểu mô vuông đơn – tế bào có hình vuông. Có ở tuyến giáp tiết hormone, tuyến nước bọt tiết nước bọt, ống thận tái hấp thu vật chất lại máu.
  5. Biểu mô trụ đơn – một lớp tế bào hình trụ. Có ở niêm mạc dạ dày tiết dịch vị, biểu mô ruột non tiết enzyme tiêu hóa và hấp thu dinh dưỡng, có vi nhung mao tăng diện tích hấp thu.
  6. Biểu mô có lông chuyển – tế bào hình trụ có lông chuyển di dộng trên mặt tự do. Có ở khí quản quét nhầy vi khuẩn đẩy lên hầu họng, ở vòi tử cung đẩy trứng vào tử cung.
  7. Biểu mô tuyến – sản xuất ra sản phẩm bài tiết:
  8. Tuyến đơn bào – Tế bào có chân ở niêm mạc đường hô hấp và tiêu hóa bài tiết nhầy.
  9. Tuyến đa bào

– Tuyến ngoại tiết có ống dẫn như tuyến nước bọt

– Tuyến ngoại tiết tiết hormone trực tiếp vào mao mạch

Mô liên kết tất cả đều có chất gian bào và các tế bào đặc trưng

  1. Máu – chất gian bào là huyết tương, cái phần lớn là nước, nó vận chuyển chất vào máu. Tế bào hồng cầu mang oxygen, bạch cầu phá hủy nguồn bệnh, tiểu cầu ngăn cản mât máu.
  2. Mô liên kết thưa – có tế bào xơ sản xuất protein là collagen và elastin, bạch cầu và tế bào mast cũng có mặt. Có ở biểu bì, dưới biểu mô của các khoang thông với môi trường bên ngoài.
  3. Mô mỡ có tế bào mỡ, ít chất gian bào. Tế bào mỡ trắng chứa mỡ có ở da và cơ, quanh măt và thận, cũng liên quan đến sự them ăn, sử dụng insulin và viêm. Mỡ nâu là mô tạo nhiệt quan trọng ở trẻ sơ sinh để duy trì nhiệt độ cơ thể. Ở người trưởng thành tập thế dục có thể kích thích chuyển mỡ trắng thành mỡ nâu bằng các hormone từ cơ vân.
  4. Mô xơ – nhiều chất gian bào, sợ collagen khỏe; có ở gân nối cơ với xương, dây chằng hỗ trợ máu ít, bểu bì của da và cân cơ.
  5. Mô đàn hồi – sợi elastin cái co lại sau khi bị căng ra; tế bào là tế bào xơ, có ở động mạch lớn và quanh phế nang.
  6. Mô xương – tế bào là tế bào xương, chất gian bào là muối canxi và collagen, được cung cấp máu tốt nên lành nhanh có ở xương.
  7. Mô sụn – tế bào là tế bào sụn, chất gian bào được cung cấp máu nghèo nàn, có ở bề mặt khớp của xương ngăn cản chệch khớp, ở sụn cánh mũi và ống tai ngoài, thanh khí phế quản, đĩa gian cột sống.

Mô cơ – thực hiện co cơ và mang tới cử động

  1. Cơ xương – cũng được gọi là cơ vân hay cơ chủ động. Tế bào hình trụ, có nhiều nhân và nhiều vân, mỗi tế bào có một tận cùng thần kinh vận động cho sự co cơ.
  2. Cơ trơn – cũng được gọi là cơ tạng, cơ tự động. Tế bào có dạng nón, một nhân, không vân. Có ở dạ dày ruột non, thành động mạch tĩnh mạch, mống mắt.
  3. Cơ tim – tế bào có nhánh, có một nhân, và ít vân. Có ở thành của 4 buồng tim, xung động thần kinh điều chỉnh nhịp co bóp.

Mô thần kinh – neurons chuyên tạo và vận chuyển các xung động hóa học.

  1. Thân tế bào chứa nhân; sợi trục mang xung động điện ra khỏi thân tế bào, sợi nhánh mang xung động về thân tế bào.
  2. Một synap là khoảng trống giữa 2 neurons; một chất trung gian hóa học mang xung động qua synap.
  3. Các tế bào đặc biệt trong hệ thần kinh là tế bào thần kinh đệm ở CNS và tế bào Schwann ở PNS.
  4. Có ở não, tủy sống, thần kinh ngoại vi cung cấp cảm giác vận động, điều hòa chức năng cơ thể.

Màng – dải mô trên bề mặt hoặc phân các cơ quan hoặc thùy

  1. Màng biểu mô:
  2. Màng huyết thanh – ở các khoang đóng của cơ thể; Dịch huyết thanh ngăn cản chệch khớp giữa hai màng huyết thanh

– Khoang ngực: lá thành lót ngoại tâm mạc xơ, là nội tâm mạc phủ cơ tim

– Khoang bụng: phúc mạch thành lót khoang bụng, lá tạng bao phủ các cơ quan ổ bụng.

  1. Màng nhầy – lót các khoang cơ thể thông với bên ngoài: đường hô hấp, tiêu hóa, tiết niệu, sinh dục sinh sản. Chúng giữ ẩm cho biểu mô, đường tiêu hóa…
  2. Màng mô liên kết

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …