[Cơ chế triệu chứng số 159] Phản xạ nắm

Rate this post

I. MÔ TẢ

Bệnh nhân tự động nắm ngón tay thầy thuốc khi thầy thuốc sờ vào lòng bàn tay bệnh nhân. Phản xạ nắm là phản xạ sơ khai, xuất
hiện bình thường ở trẻ sơ sinh và mất đi khi trẻ lớn lên.

II. NGUYÊN NHÂN

Hay gặp
• Nhồi máu não vùng MCA
• Xuất huyết não
• Sa sút trí tuệ Alzheimer
• Sa sút trí tuệ mạch máu
Ít gặp
• Sa sút trí tuệ trán thái dương
• Bệnh Parkinson
• HIV/AIDS tiến triển

III. CƠ CHẾ

Phản xạ nắm xuất hiện ở trẻ sơ sinh bình thường từ khoảng 25 tuần đến 6 tháng tuổi. Phản xạ này có thể là đáp ứng thô sơ quan trọng phù hợp với cuộc sống trên cây. Phản xạ này có khả năng do vùng vỏ não vận động thứ cấp điều khiển, vùng ức chế phản xạ tủy sau khi phát triển hệ thần kinh trung ương bình thường. Bệnh lý thùy trán có thể làm mất sự ức chế phản xạ này và do đó “giải phóng” nó.

IV. GIÁ TRỊ

Trong một nghiên cứu trên các bệnh nhân khoa thần kinh, phản xạ nắm dương tính dự đoán tổn thương vùng thùy trán, nhân sâu hoặc chất trắng dưới vỏ với độ nhạy 13%, độ đặc hiệu 99% và tỷ lệ tiên đoán dương tính 20.2.

Advertisement

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu tranphuong

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …