[Cơ chế triệu chứng số 234] Dấu bàn tay son

Rate this post

MÔ TẢ

Vùng ửng đỏ có cảm giác ấm nhẹ trên các mô gò và trong lòng của gan bàn tay, có ở cả hai bên tay.

  • Có thể có hình dạng lốm đốm và trở nên nhợt nhạt khi ấn.
  • Không đau, không ngứa, không bong tróc
  • Có thể lan đến mặt lòng của ngón tay và vùng da bờ chân móng.

NGUYÊN NHÂN

Triệu chứng này đã được ghi nhận trong nhiều bệnh; thường gặp nhất là:

  • Nguyên nhân nguyên phát (không biết rõ cơ chế sinh bệnh)
  • Di truyền – hiếm gặp
  • Mang thai – thường gặp
  • Lão suy
  • Nguyên nhân thứ phát
  • Bệnh gan mạn
  • Tự miễn (VD: viêm khớp dạng thấp)
  • Bệnh nội tiết – cường giáp
  • Ung thư

CƠ CHẾ CHUNG

Không kể đến nguyên nhân ban đầu, dấu bàn tay son phần lớn xảy ra ở lòng bàn tay. Cơ chế chủ yếu là gia tăng nồng độ estrogen, tăng tỷ lệ estrogen/testosterone hoặc tăng lưu hành estrogen tự do. Estrogen đã được biết là có tác dụng tăng sinh lớp đặc của nội mạc tử cung, và người ta cho rằng nó cũng có tác dụng tương tự trên lòng bàn tay.

Các yếu tố nguyên nhân khác có thể là:

  • Rối loạn chuyển hoá bradykinin và các chất vận mạch khác trong gan
  • Phản xạ co mạch/giãn mạch trên da bất thường.

Trong thai kỳ

Có khả năng là do gia tăng lưu hành estrogen trong máu, như đã bàn luận ở phần Cơ chế chung, gây ra sự biến đổi cấu trúc và chức năng của da và các vi mạch máu.

Bệnh gan mạn

Tăng sinh mạch máu ở lòng bàn tay do tăng nồng độ estrogens, tỷ lệ estradiol- testosterone hoặc estrogen tự do trong tuần hoàn.

Một giả thuyết khác cũng góp phần cho quá trình này cho rằng hệ thần kinh tự chủ tại chỗ và phản xạ co mạch bị huỷ hoại do bất thường thông nối động-tĩnh mạch, được tìm thấy ở bệnh nhân xơ gan.

Viêm khớp dạng thấp

Lòng bàn tay son thường gặp trong viêm khớp dạng thấp, với trên 60% bệnh nhân có biểu hiện triệu chứng này. Cơ chế bệnh sinh chưa được biết rộng rãi.

Ung thư

Có thể xuất hiện do tăng yếu tố tăng sinh mạch máu và estrogen từ khối u đặc. Thêm vào đó, nếu gan bị ảnh hưởng, nồng độ estrogen gia tăng có thể góp phần gây nên dấu chứng này.

Cường giáp

Một số bệnh nhân cường giáp có tình trạng tăng nồng độ estradiol-17-beta, có khả năng đây là nguyên nhân gây nên lòng bàn tay son.

Ý NGHĨA

Dấu lòng bàn tay son, dù không đặc hiệu, cũng có một số ý nghĩa:

  • Nó biến đổi tuỳ theo mức độ nghiêm trọng của bệnh nền.
  • Advertisement
  • Trong viêm khớp dạng thấp, nó gắn liền với tiên lượng thuận lợi với biến dạng chi ít hơn và mức hemoglobin cao hơn.
  • Nó là dấu chứng thường thấy trong xơ gan, với 23% bệnh nhân xơ gan đã được chẩn đoán nhờ siêu âm đều có dấu lòng bàn tay son cùng lúc đó.
  • Nó được thấy ở 15% bệnh nhân u não ác tính nguyên phát hoặc di căn.

Nguồn: Mechanisms of clinical signs. 1st Edition. Mark Dennis Wiliam Bowen Lucy Cho

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả cơ chế triệu chứng tại: https://ykhoa.org/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …