[COVID-19] BN243 Tại sao vợ không lây – hàng xóm lại lây?

Rate this post

COVID-19: BỆNH NHÂN SỐ 243
Tại sao vợ không lây – hàng xóm lại lây?

BS. TRAN VAN PHUC
===============================

Vi-rút SARS-CoV-2 có thể làm cho hai gia đình ở Hạ Lôi (Mê Linh) sắp bị khủng hoảng, khi bệnh nhân số 243 không lây bệnh cho vợ, mà cô hàng xóm lại bị dương tính.

Thật may mắn: y học dễ dàng giải thích vấn đề này!

Nguyên do người vợ không lây, là bởi tiền sử của người phụ nữ này mắc bệnh Lupus ban đỏ hệ thống đã 12 năm, mà bệnh này được bác sĩ kê đơn thuốc chloroquine hoặc hydroxychloroquine.

Chủ nhật vừa rồi, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã nói với các thành viên đội đặc nhiệm chống COVID-19 của Mỹ, rằng chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc cần được sử dụng điều trị cho bệnh nhân nhiễm SARS-CoV-2.

Tổng thống cho biết nước Mỹ hiện có 29 triệu viên.

Lần đầu tiên Trump đề cập đến thuốc chloroquine/hydroxychloroquine, là ngày 19 tháng 3 trong cuộc họp báo tại Nhà Trắng; khi đó Tổng thống Mỹ tuyên bố thuốc chloroquine/hydrochloroquine đã được FDA phê chuẩn để điều trị bệnh COVID-19, nhưng tuyên bố này đã ngay lập tức bị FDA bác bỏ.

Chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc trước đây dùng điều trị sốt rét, về sau được kê đơn cho các trường hợp bị HIV, bệnh khớp mãn tính, đặc biệt với bệnh nhân Lupus ban đỏ hệ thống rất cần thuốc này.

Năm 2003, Savarino A thực hiện nghiên cứu trong ống nghiệm đánh giá tác dụng của chloroquine đối với SARS-CoV-1 gây ra dịch bệnh SARS. Tiếp theo đó, Keyaerts E cũng nghiên cứu tác dụng của chloroquine với SARS-CoV-1 vào năm 2004, rồi đến Vincent MJ năm 2005. Cả 3 nghiên cứu trong ống nghiệm được đánh giá rất cao, đều cho thấy chloroquine có tác dụng mạnh mẽ với chủng vi-rút cực độc gây bệnh SARS này; đây cơ sở để CDC Hoa Kỳ khuyến cáo sử dụng chloroquine điều trị SARS nếu căn bệnh giết người hàng loạt này quay trở lại.

Khi đại dịch COVID-19 xảy ra ở Trung Quốc, các chuyên gia đa ngành ở Bệnh viện Nhân dân tỉnh Hồ Bắc do Giáo sư Vương Mẫn Lệ dẫn đầu, đã quan sát tại khoa da liễu có 80 bệnh nhân bị Lupus ban đỏ hệ thống, nhưng thật kì lạ lúc đầu có sự trộn lẫn mà không bệnh nhân Lupus nào bị nhiễm SARS-CoV-2. Tiếp đó, nhóm nghiên cứu quan sát 178 bệnh nhân bị bệnh viêm phổi do SARS-CoV-2, nhưng cũng không có bệnh nhân nào mắc Lupus ban đỏ.

Ngay lập tức Giáo sư Vương Mẫn Lệ cùng với các cộng sự bắt tay nghiên cứu trong ống nghiệm, kết quả chỉ ra rằng chloroquine có tác động ở cả 2 pha ngoài và trong tế bào Vero E6. Bên cạnh hoạt động chống vi-rút, chloroquine còn có tác động điều chỉnh miễn dịch, giúp tăng cường tác dụng chống vi-rút trong cơ thể. Giá trị EC 90 của chloroquine so với SARS-CoV-2 trong các tế bào Vero E6 là 6,90 μM, có thể đạt được lâm sàng như đã được chứng minh trong huyết tương của bệnh nhân viêm khớp dạng thấp được dùng 500mg.

Trong ngày 4 tháng 2, nghiên cứu được công bố và đăng kí bản quyền với tên gọi “Hiệu quả của chloroquine/hydroxychloroquine trên coravavirus chủng mới (COVID-19)” và được Ủy ban Đạo đức của Bệnh viện Nhân dân Đại học Vũ Hán phê duyệt cho phép đăng ký trên nền tảng thử nghiệm lâm sàng.

Số đăng ký: ChiCTR2000029559.

Vào ngày 19 tháng 2, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Quốc gia Trung Quốc đã phát hành ‘Phiên bản thứ 6’ phác đồ chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi COVID-19, chloroquine/hydroxychloroquine đã chính thức cập nhật vào phiên bản này.

Trung Quốc đã thực hiện 23 nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng về tác dụng của chloroquine/hydroxychloroquine với vi-rút SARS-CoV-2. Pháp cũng có một nghiên cứu khá nổi tiếng, do nhóm của Giáo sư Didier Raoult từ bệnh viện L’Institut Hospitalo-Universitaire (IHU) ở Marseille (Bouches-du-Rhône, Provence-Alpes-Côte Guyzur), công bố hôm 16 tháng 3, về sự kết hợp hydroxychloroquine với azithromycine.

Hiện chưa có báo cáo nào về bệnh nhân Lupus bị nhiễm SARS-CoV-2.

CẢNH BÁO NGỘ ĐỘC CHLOROQUINE
————————————————–

Ngay sau phát biểu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, nhiều chị em đã lao đi mua thuốc về tích trữ, đã có trường hợp xảy ra ngộ độc.

Báo chí đưa tin vào ngày 21 tháng 3, có bệnh nhân 44 tuổi uống 15 viên chloroquine, xong rồi bị nôn mửa, mắt trợn ngược, huyết áp tụt phải đưa nhanh đi cấp cứu rồi, sau đó chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai.

Ngày 23 tháng 3, Một người đàn ông ở Arizona (Mỹ) đã chết và cô vợ bị ngộ độc rất nặng phải nằm điều trị hồi sức tích cực, cả hai đều ở độ tuổi 60, tự ý phòng bệnh COVID-19 bằng chất phụ gia dọn sạch bể cá, trong thành phần có chứa chloroquine. Trong vòng 30 phút sau khi uống, cặp vợ chồng đã xuất hiện những triệu chứng ngộ độc và ngay lập tức được đưa vào bệnh viện Banner Health gần đó.

Các quan chức y tế ở Nigeria, ngày 23 tháng 3 cũng đã đưa ra cảnh báo về ngộ độc chloroquine, sau khi 3 người ở nước này nghe theo ý kiến của Tổng thống Trump, đã tự ý uống thuốc.

Chloroquine/hydroxychloroquine là thuốc độ bảng B, có thể gây tai nạn chết người, nên khi kê đơn điều trị cho bệnh nhân nội trú, điều dưỡng phát thuốc thường yêu cầu bệnh nhân phải uống ngay trước mặt.

TÍCH TRỮ KIẾN THỨC – ĐỪNG TÍCH TRỮ THUỐC
—————————————————————

Những kiến thức sau đây về thuốc độc bảng B chloroquine/hydroxychloroquine các chị em cần phải thuộc lòng để không làm hại chồng con:

1 LÀ: Thời gian bán hủy của thuốc rất dài.

Thời gian bán hủy của thuốc là khoảng thời gian mà nồng độ thuốc trong máu giảm đi một nửa. Ví dụ thuốc A có thời gian bán hủy 8 giờ, nghĩa là sau uống 8 tiếng nồng độ thuốc trong máu giảm đi 50%, sau 16 tiếng giảm đi 75%, sau 1 ngày giảm 87,5%.

Chloroquine có thời gian bán hủy từ 2,5 – 10 ngày!

Nghĩa là, thuốc uống đều đặn hàng ngày, khi vào cơ thể nó sẽ tích lũy dần, độc tính cũng vì thế tích lũy tăng liên tục. Một số người có cơ địa khó phân hủy thuốc, hay tình trạng bệnh tật như suy giảm chức năng gan gây kém chuyển hóa thuốc hoặc suy thận làm cho thuốc khó đào thải, khi đó thời gian bán hủy chloroquine có thể kéo dài đến hơn 40 ngày, như vậy sẽ cực kì nguy hiểm. Khi nồng độ thuốc trong máu lớn hơn 0,8μg/mL, hầu hết bệnh nhân bị ngộ độc, kể cả những người khỏe như voi.

Để an toàn, bác sĩ phải dựa vào từng bệnh nhân cụ thể để quyết định có hay không dùng thuốc chloroquine, nếu dùng cũng phải tính liều cẩn thận chứ không chỉ dựa vào hướng dẫn sử dụng chung.

2 LÀ: thuốc cực độc với máu.

Do chloroquine cực kì có ái tính với tế bào máu, bằng chứng là nồng độ thuốc khá cao trong hồng cầu, bạch cầu hạt và tiểu cầu; có 55% thuốc gắn với protein trong huyết tương.

Khi điều trị chloroquine cho bệnh nhân, bác sĩ phải chú ý theo dõi các rối loạn tạo máu khác nhau; bao gồm thiếu máu bất sản, thiếu máu cấp tính, mất bạch cầu hạt, giảm bạch cầu, tan máu ở bệnh nhân thiếu hụt G6PD.

3 LÀ: thuốc rất độc với gan và thận.

Chloroquine tích lũy cực cao trong gan và thận, nồng độ đỉnh có thể gấp 700 lần so với nồng độ trong máu, vì thế mà bác sĩ phải chỉ định đúng, theo dõi chặt chẽ diễn biến bệnh nhân khi dùng thuốc, để tránh suy gan và suy thận.

4 LÀ: thuốc nguy hiểm với tim.

Ở tim, thuốc cũng tích lũy với hàm lượng lớn, bởi đây là cơ quan thực hiện chức năng bơm máu. Lâm sàng biểu hiện nhẹ nhất là nhịp chậm, sau đó là rối loạn nhịp, nguy kịch khi xoắn đỉnh, rung thất do chloroquine thì bác sĩ tài thánh cũng bó tay nhìn bệnh nhân chết. Bởi vậy mà khi điều trị, ngoài theo dõi cẩn thận các triệu chứng lâm sàng, bắt buộc phải làm điện tâm đồ định kì để phát hiện từ sớm khoảng QT kéo dài.

5 LÀ: tổn thương ở mắt.

Đầu tiên là tế bào võng mạc bị thuốc tấn công gây phù võng mạc, sau đó phù gai thị, teo điểm vàng; mắt quan trọng nhất 3 thứ này, nếu bị tổn thương sẽ biểu hiện nhiều mức độ từ nhẹ như rối loạn sắc giác, giảm thị lực, nhìn mờ, thay đổi thị trường; nặng nữa có thể mù lòa.

Sau dùng chloroquine, nếu bị quáng gà, thong manh, hay nhìn một người từ xấu trở nên đẹp lạ thường, nhìn người xinh đẹp thành xấu xí, thì đó chính là tác dụng phụ của thuốc.

6 LÀ: tương tác với thuốc khác.

Khi uống chloroquine với cimetidine, famotidine, ranitidine và các thuốc kháng axit khác sẽ làm tăng sự hấp thu thuốc rất nhiều! Đây là điểm cần chú ý khi điều trị cho bệnh nhân.

Kết hợp chloroquine với azithromycin hoặc moxifloxacin sẽ làm tăng nguy cơ rối loạn nhịp tim!

Phải thận trọng khi dùng chloroquine với các thuốc như: 1- Thuốc tim mạch như digitalis (digoxigenin, deacetylgenin, digoxigenin, venoxin K), thuốc chống loạn nhịp tim (loại Ia: quinidine, Procainamide, Procainamide, Loại III: Amiodarone, Sotalol, Iblit, Dronedarone), benzprodil, hydrochlorothiazide, indapamide; 2- Thuốc kháng sinh: quinolones, macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithromycin), thuốc chống nấm triazole (fluconazole, fluconazole, itraconazole, posaconazole) Penicillamine, streptomycin; 3- Thuốc hệ thần kinh trung ương: methadone, thuốc chống trầm cảm ba vòng (amitriptyline, imipramine, doxepin, clomipramine, melitrazine), Citalopram, thuốc chống loạn thần (haloperidol, haloperidol, chlorpromazine); thuốc ức chế monoamin oxydase: phenylethylhydrazine, isoniazid, isocararbonrazine, selegiline, tranylcypromine, Clobemide, pagiline, v.v … 4- Thuốc tiêu hóa: thuốc tiêu hóa (domperidone, cisapride), thuốc chống nôn (ondansetron, dorasicon); 5- Các loại khác: Baotaisong, fludrolone, heparin, astemizole, ammonium clorua, apomorphin, octreotide, terfenadine, asen trioxide.

LINK THAM KHẢO VỀ NGỘ ĐỘC
——————————————

1. http://bannerhealth.mediaroom.com/chloroquinephosphate
2. https://edition.cnn.com/…/chloroquine-trump-nige…/index.html
3. https://tuoitre.vn/ngo-doc-nang-vi-uong-15-vien-thuoc-sot-r…

TÀI LIỆU THAM KHẢO CHUYÊN MÔN
————————————————

1. Wang M, Cao R, Zhang L, Yang X, Liu J, Xu M, Shi Z, Hu Z, Zhong W, Xiao G. Remdesivir and chloroquine effectively inhibit the recently emerged novel coronavirus (2019-nCoV) in vitro. Cell Research. 2020 Mar;30(3):269-271. doi: 10.1038/s41422-020-0282-0. Epub 2020 Feb 4.

2. Savarino A, Boelaert JR, Cassone A, Majori G, Cauda R. Effects of chloroquine on viral infections: an old drug against today’s diseases? Lancet Infect Dis. 2003; 3: 722-727

3. Joshi SR, Butala N, Patwardhan MR, Daver NG, Kelkar D. Low cost anti-retroviral options: chloroquine based ARV regimen combined with hydroxyurea and lamivudine: a new economical triple therapy. J Assoc Phys India. 2004; 52: 597-598

4. Lori F, Foli A, Groff A et al. Optimal suppression of HIV replication by low-dose hydroxyurea through the combination of antiviral and cytostatic (‘virostatic’) mechanisms. AIDS. 2005; 19: 1173-1181

5. Paton NI, Aboulhab J. Hydroxychloroquine, hydroxyurea and didanosine as initial therapy for HIV-infected patients with low viral load: safety, efficacy and resistance profile after 144 weeks. HIV Med. 2005; 6: 13-20

6. Luchters SMF, Veldhuijzen NJ, Nsanzabera D. et al. A phase I/II randomised placebo controlled study to evaluate chloroquine administration to reduce HIV-1 RNA in breast milk in an HIV-1 infected breastfeeding population: the CHARGE Study. XV International Conference on AIDS; Bangkok, Thailand; July 11–16, 2004. Abstract TuPeB4499.

7. Savarino A, Lucia MB, Rastrelli E et al. Anti-HIV effects of chloroquine: inhibition of viral particle glycosylation and synergism with protease inhibitors. J Acquir Immune Defic Syndr. 1996; 35: 223-232

8. Keyaerts E, Vijgen L, Maes P, Neyts J, Van Ranst M. In vitro inhibition of severe acute respiratory syndrome coronavirus by chloroquine. Biochem Biophys Res Commun. 2004; 323: 264-268

9. Vincent MJ, Bergeron E, Benjannet S et al. Chloroquine is a potent inhibitor of SARS coronavirus infection and spread. Virol J. 2005; 2: 69

10. Miller DK, Lenard J. Antihistaminics, local anesthetics, and other amines as antiviral agents. Proc Natl Acad Sci USA. 1981; 78: 3605-3609

11. Shibata M, Aoki H, Tsurumi T et al. Mechanism of uncoating of influenza B virus in MDCK cells: action of chloroquine. J Gen Virol. 1983; 64: 1149-1156

12. Donatelli I, Campitelli L, Di Trani L et al. Characterization of H5N2 influenza viruses from Italian poultry. J Gen Virol. 2001; 82: 623-630

13. Jones G, Willett P, Glen RC, Leach AR, Taylor R. Development and validation of a genetic algorithm for flexible docking. J Mol Biol. 1997; 267: 727-748

14. Kwiek JJ, Haystead TA, Rudolph j. Kinetic mechanism of quinone oxidoreductase 2 and its inhibition by the antimalarial quinolines. Biochemistry. 2004; 43: 4538-4547

15. Olofsson S, Kumlin U, Dimock K, Arnberg N. Avian influenza and sialic acid receptors: more than meets the eye? Lancet Infect Dis. 2005; 5: 184-188

16. Philippe Gautret et all. Hydroxychloroquine and azithromycin as a treatment of COVID-19: results of an openlabel non-randomized clinical trial. International Journal of Antimicrobial Agents – In Press 17 March 2020 – DOI : 10.1016/j.ijantimicag.2020.105949

17. R Matthew Chico, Rudiger Pittrof, Brian Greenwood & Daniel Chandramohan. Azithromycin-chloroquine and the intermittent preventive treatment of malaria in pregnancy. Malaria Journal volume 7, Article number: 255 (2008)

18. Darryl Falzarano1, David Safronetz, Joseph B. Prescott, Andrea Marzi, Friederike Feldmann, and Heinz FeldmannComments to Author. Lack of Protection Against Ebola Virus from Chloroquine in Mice and Hamsters. Emerging Infectious Diseases. Volume 21, Number 6—June 2015

19. Wei Sun et all. Synergistic drug combination effectively blocks Ebola virus infection. Antiviral Research. Volume 137, January 2017, Pages 165-172

20. Eve Bosseboeuf, Maite Aubry, Tu-Xuan Nhan, Jean Jacques de Pina, J M Rolain, Didier Raoult, Didier Musso. Azithromycin Inhibits the Replication of Zika Virus. J Antivir Antiretrovir 2018, 10:1 DOI: 10.4172/1948-5964.1000173

Advertisement

Giới thiệu Tina

Tên thật: Đinh Thị Thúy Quỳnh Sinh viên Y Khoa Trường Đại Học Duy Tân

Check Also

Retatrutide liên quan đến điều chỉnh đường huyết và giảm cân hiệu quả trong đái tháo đường típ 2

Giới thiệu: Nghiên cứu ngẫu nhiên kiểm soát nhằm đánh giá sự an toàn và …