[Case lâm sàng 177] Giãn túi lệ

Rate this post

Một sơ sinh nữ 3 ngày tuổi được ghi nhận có chảy nhiều nước mắt từ mắt trái và một khối nhỏ bằng hạt đậu, mật độ chắc tại vùng dưới của chỗ nối mắt và mũi (oculonasal junction). Khối này không có biểu hiện viêm. Sơ sinh có sức khỏe tốt, ăn uống tốt.

  • Chẩn đoán có khả năng nhất?
  • Cơ chế giải phẫu?

LỜI GIẢI ĐÁP:

Giãn túi lệ (Lacrimal Sac Enlargement)

Tóm tắt: Một sơ sinh 3 ngày tuổi khỏe mạnh có chảy nhiều nước mắt từ mắt trái và một khối nhỏ, chắc, bằng hạt đậu ở dưới góc mắt trong (medial canthus).

  • Chẩn đoán có khả năng nhất:giãn túi lệ (tắc lệ đạo-dacryocystocele)
  • Cơ chế giải phẫu: tắc bẩm sinh các ống dẫn vào hoặc ống đi ra từ túi lệ

TƯƠNG QUAN LÂM SÀNG

Hệ thống dẫn lệ (lệ đạo) bắt đầu từ điểm lệ ở phía trong giữa mi trên và mi dưới. Điểm lệ mở vào trong tiểu quản lệ, tiểu quản lệ tận hết ở túi lệ và sau đó túi lệ lại được dẫn lưu bởi ống lệ mũi (ống lệ tỵ). Ống lệ tỵ được hình thành từ một dây tế bào đặc (được tổ chức lại để tạo nên lòng của ống) và tận hết ở ngách mũi dưới. Tắc ống lệ tỵ (do dây tế bào đặc không được tổ chức lại) xảy ra ở 1-3% trẻ sơ sinh. Tắc tiểu quản lệ biểu hiện bởi chảy nhiều nước mắt nhưng không có khối bất thường. Tắc ống lệ tỵ biểu hiện bằng một khối chắc do sự giãn rộng của túi lệ, và khi khối này đi kèm với tình trạng chảy nhiều nước mắt sẽ gợi ý tắc tiểu quản lệ và tắc ống lệ tỵ. Xoa bóp vùng ống lệ tỵ cùng với theo dõi cẩn thận là các phương pháp điều trị thường được sử dụng và hầu hết các trường hợp đều được giải quyết trước 6 tháng tuổi. Tắc nghẽn dai dẳng sau 9 tháng tuổi là một chỉ định của can thiệp, chẳng hạn như thăm dò ống lệ tỵ. Cần phải cẩn thận để tránh tạo ra một đường thăm dò sai. Bởi vì trong case này có tắc cả tiểu quản lệ và ống lệ tỵ, nên thăm dò ống lệ tỵ sẽ được chỉ định.

TIẾP CẬN:

Tuyến lệ (The Lacrimal Gland)

MỤC TIÊU

  • Mô tả được giải phẫu của tuyến lệ
  • Mô tả được đường dẫn lệ từ ổ mắt tới khoang mũi

ĐỊNH NGHĨA

THĂM DÕ ỐNG LỆ (LACRIMAL DUCT PROBING): một thủ thuật xâm lấn ngoại trú, trong đó một que thăm dò bằng kim loại mỏng được sử dụng để đưa vào ống dẫn lệ, để phát hiện dấu hiệu tắc nghẽn

TẮC LỆ ĐẠO (DACRYOCYSTOCELE): gây giãn túi lệ

GÓC MẮT (CANTHUS): góc được tạo nên bởi mi trên và mi dưới, gồm có góc mắt ngoài và góc mắt trong

TẮC (ATRESIA): không có lỗ mở ra bình thường, do khiếm khuyết trong quá trình phát triển

BÀN LUẬN

Tuyến lệ nằm trong một hố nông ở mặt trên ngoài của hốc mắt ( Hình 53-1). Có khoảng 12 ống dẫn lệ nhỏ dẫn lưu cho mỗi tuyến lệ. Dịch tiết của tuyến lệ hay chính là nước mắt đổ vào “túi kết mạc trên ngoài” tại vị trí vòm kết mạc trên và giúp làm sạch bề mặt của mắt theo hướng xuống dưới và vào trong, quá trình này được hỗ trợ bởi động tác nháy mắt của mi mắt. Tuyến lệ được chi phối bởi các thần kinh tự chủ, với các sợi vận tiết (phó giao cảm) đến từ thần kinh sọ VII, trong khi các sợi giao cảm là các sợi gây co mạch. Cả 2 loại sợi này đều đi tới tuyến thông qua nhánh lệ của thần kinh mắt (V1).

Nước mắt tích tụ tại góc mắt trong trong hồ lệ (lacrimal lake). Tại đầu trong của mi trên và mi dưới, có một nhú nhỏ là nhú lệ

Advertisement
chứa một lỗ mở hay điểm lệ để dẫn vào các tiểu quản lệ. 2 tiểu quản lệ tận hết ở túi lệ, một cấu trúc màng tịt một đầu, liên tiếp ở phía dưới với ống lệ tỵ. Ống lệ tỵ đi qua ống lệ mũi của mỗi xương hàm trên để kết thúc tại ngách mũi dưới – một khoang được giới hạn bởi xương xoăn mũi dưới. Nước mắt sau đó chảy qua tỵ hầu và được nuốt.

Tài liệu tham khảo:

Eugene C. Toy, MD

Vice Chair of Academic Affairs and Program Director Houston Methodist Hospital Obstetrics and Gynecology Residency Program Houston, Texas

Clinical Professor and Clerkship Director Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical School at Houston Houston, Texas

John S. Dunn Senior Academic Chair St. Joseph Medical Center Houston, Texas

Lawrence M. Ross, MD, PhD

Adjunct Professor Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Han Zhang, MD

Associate Professor, Research Department of Neurobiology and Anatomy University of Texas Medical School at Houston, Texas

Cristo Papasakelariou, MD, FACOG

Clinical Professor, Department of Obstetrics and Gynecology University of Texas Medical Branch Galveston, Texas Clinical Director of Gynecologic Surgery St.Joseph Medical Center  Houston, Texas

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

Xem tất cả case lâm sàng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/ca-lam-sang/

Giới thiệu nguyentrungtin7

Check Also

[Xét nghiệm 59] Hormon tạo hoàng thể (LH)

HORMON TẠO HOÀNG THỂ (LH) (Hormone lutéinisante / Luteinizing Hormone) Nhắc lại sinh lý Hormon …