[Case lâm sàng 5] – Nhịp nhanh nhĩ đơn ổ
1. Đặt vấn đề
Nhịp nhanh là khi tần số tim > 100 lần/phút. Nhịp nhanh có thể trên thất hoặc thất tùy vào vị trí ổ loạn nhịp. Khi ổ nhịp nhanh nằm trên vị trí chia đôi của bó His (tâm nhĩ, nút nhĩ thất) thì được gọi là nhịp nhanh trên thất (Supraventricular tachycardia, viết tắt SVT). Khi cơn nhịp nhanh khởi phát từ một ổ trên tâm nhĩ thì được gọi là nhịp nhanh nhĩ đơn ổ (Focal Atrial Tachycardia).
2. Case lâm sàng
Bệnh nhân nam, 22 tuổi, vào viện vì lý do hồi hộp, trống ngực, mệt nhiều.
Lâm sàng:
Bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, da niêm hồng hào. Huyết áp 100/70, nhiệt độ 37 độ C, mạch 206 lần/phút, nhịp thở 26 lần/phút.
Tim đập nhanh, không có tiếng tim bệnh lý. Phổi thông khí tốt, không nghe rale. Bụng mềm, gan lách không sờ chạm. Cầu, tiểu bình thường.
Cận lâm sàng:
Sau đây là EKG của bệnh nhân:
Nhịp nhanh đều, 202 lần/phút. Trục trung gian. Phức bộ QRS hẹp <120ms.
Sóng P có hình dạng đồng nhất, khoảng PP đều. Không nhìn thấy sóng P.
Trên EKG không thấy khởi đầu và kết thúc của cơn nhịp nhanh.
Các cận lâm sàng khác trong giới hạn bình thường.
Chẩn đoán: Nhịp nhanh nhĩ đơn ổ (Focal Atrial tachycardia)
3. Bàn luận
Hình ảnh EKG của nhịp nhanh nhĩ đơn ổ:
– Nhịp nhanh, phức bộ QRS hẹp, tần số tim đều >100 lần/phút.
– Sóng P có hình dạng đồng nhất nhưng khác với hình ảnh của sóng P trong nhịp xoang.
– Sóng P đứng trước phức bộ QRS với khoảng PR ngắn hơn khoảng PR nhưng có thể không đúng, điều này tùy thuộc vào sự nguyên vẹn của nút nhĩ thất.
– Có thể có block nhĩ thất độ 2.
– Ở giữa các 2 sóng P là đường đẳng điện (khác với cuồng nhĩ và rung nhĩ là gợn sóng hay nhấp nhô)
– Cơn nhịp nhanh kết thúc bằng một phức bộ QRS.
Chẩn đoán xác định nhịp nhanh nhĩ đơn ổ:
Chủ yếu dựa vào EKG
– Tim đập nhanh với tần số khoảng 140-240 lần/phút.
– Hình ảnh EKG như trên.
Chiến lược điều trị:
[Tài liệu] Tóm tắt hướng dẫn của ACC/AHA/HRS 2015 trong chẩn đoán và điều trị nhịp nhanh