1.MÔ TẢ
Sự tống không khí ra ngoài nhanh, mạnh, ngắn.
2.NGUYÊN NHÂN
Cấp tính (<34 tuần)
Thường gặp
Nhiễm khuẩn hô hấp trên
Cảm cúm
Hen
Hít phải những phân tử
Hít phải dị vật
Viêm phế quản
Tự ý
Viêm phổi
Đợt cấp suy tim sung huyết
Đợt cấp COPD
Viêm tiểu phế quản-ở trẻ em
Viêm thanh khí phế quản cấp tính-ở trẻ em( bệnh Croup)
Tắc mạch phổi
Ít gặp
Ho gà
Nhuyễn khí quản
Viêm mạch máu
Mạn tính (>8 tuần)
Chảy dịch mũi sau
Giãn phế quản
Viêm phế quản
COPD
Hen
Trào ngược dạ dày-thực quản
(GORD)
Tác dụng phụ của thuốc ức chế chuyển dạng angiotensin (ACE)
Bệnh phổi kẽ
3.CƠ CHẾ
Phản xạ ho có thể chia thành các giai đoạn: cảm thụ, thở vào,nén và thở ra.
Để khởi động ho, receptor dây X ở phổi (gồm những receptor thích ứng nhanh, receptor thích ứng chậm, C-fibres và nhiều receptor khác) cảm thụ những kích thích cơ học hay hóa học ở đường dẫn khí rồi truyền tín hiệu về thân não và vỏ não, khởi động phản xạ ho-đây là giai đoạn cảm thụ. Bất kì kích thích nào, từ viêm, nhiễm trùng hay viêm mạn ở COPD đến những kích thích trực tiếp từ dị vật ngoại lai đều được cảm thụ và khởi động chuỗi phản xạ ho.
Trong giai đoạn thở vào, cơ thể tạo một hơi hít vào rất sâu để làm giãn căng những cơ hô hấp và tạo ra áp lực dương lồng ngực lớn hơn. Điều này cho phép cơ thể có thế đẩy không khí ra nhiều hơn, mạnh hơn và nhanh hơn.
Ở giai đoạn nén, thanh môn đóng lại sau thì thở vào để duy trì dung tích phổi trong khi áp lực lồng ngực tăng lên.
Cuối cùng, trong giai đoạn thở ra, thanh môn mở ra và không khí được đẩy ra ngoài do áp lực dương lớn trong lồng ngực.
4.Ý NGHĨA
Vì ho là một triệu chứng thường gặp nên nó cần phải được đặt vào bệnh cảnh lâm sàng xác định thì mới có giá trị. Nếu được vậy, triệu chứng ho có thể góp phần giúp chẩn đoán được tình trạng bệnh nhân.
Ho ra đờm có màu (xem Đờm ở chapter này) có nhiều khả năng là do nhiễm khuẩn có kèm theo hoặc không kèm theo bệnh phổi.
Ho khan hoặc ho rất ít đờm kéo dài nhiều tháng, với tiền sử nền là hút thuốc lá nhiều, có thể khiến bác sĩ nghĩ đến những nguyên nhân tiềm năng như ung thư phổi hoặc COPD.
Ho trong bệnh cảnh có tập luyện thể thao hoặc có thở rít vào ban đêm có thể gợi ý đến tăng nhạy cảm đường dẫn khí và hen.
Ở bệnh cảnh của một bệnh đặc biệt nào đó, sự xuất hiện ho cũng có thể gợi ý loại bệnh:
Ho trong ung thư phổi thường liên quan đến những thương tổn ở trung tâm trong đường dẫn khí chỗ có receptor ho (vd: tế bào vảy và tế bào ung thư phổi nhỏ). Nên chú ý rằng, dù ho xuất hiện ở hơn 65% bệnh nhân được chẩn đoán ung thư phổi
thì chỉ có ít hơn 2% ho mạn tính có nguyên nhân ung thư thôi. Ở bệnh nhân suy giảm miễn dịch, nếu có ho thì nên nghi ngờ có nhiễm trùng cơ hội hoặc một nhiễm trùng không đặc trưng.
5.ĐẶC ĐIỂM CỦA HO
Đặc điểm cổ điển của ho, đặc biệt ở trẻ em, đã được mô tả từ lâu bởi các nhà lâm sàng (như ở Bảng 2.1) để giúp cho chẩn đoán.
Trong khi những mô tả này có thể giúp khu trú chẩn đoán thì dữ liệu về độ nhạy, độ đặc hiệu của những đặc điểm này vẫn còn hạn chế.
Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.
Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”
Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại: