[Cơ chế triệu chứng số 85] Mạch động mạch: mạch đôi (dicrotic)

Rate this post

1.MÔ TẢ
Trong mạch đôi, có hai nhịp mạch cho mỗi chu chuyển tim, một trong thì tâm thu và một trong thì tâm trương. Nếu bệnh nhân đang được mắc monitor trong động mạch, một mạch đôi sẽ tạo ra dạng sóng hình chữ M đặc trưng (xem Hình 3.1).


2.NGUYÊN NHÂN
Thường thấy ở bệnh nhân trẻ tuổi với tình trạng cung lượng tim thấp và kháng lực mạch hệ thống tăng:
• Bệnh cơ tim/suy tim
• Sau phẫu thuật thay van
• Nhiễm trùng huyết
• Giảm thể tích
• Suy tim
3.CƠ CHẾ
Trong mạch đôi, có một sóng đôi tâm trương nổi bật sau khuyết đôi (đóng van ĐMC).
Thể tích tâm thu thấp cộng với kháng lực động mạch không thay đổi phải hiện diện để xuất hiện mạch đôi.

Ở bệnh nhân có mạch động mạch bình thường (xem Hình 3.1), một sóng đôi (được nghĩ do sự dội của máu vào van ĐMC) được
đo khi phân tích dạng sóng nhưng quá thấp về biên độ để sờ thấy và bị che dấu bởi sóng tâm thu bình thường lớn hơn.
Ở những bệnh có giảm thể tích tâm thu, sóng tâm thu nhỏ hơn, làm dễ sờ được sóng đôi. Khi kết hợp với hệ thống động mạch không thay đổi (mà nó làm khuếch đại sự dội của mạch suốt thì tâm trương), mạch đôi có thể cảm nhận được.
4.Ý NGHĨA
Có ít nghiên cứu về giá trị của mạch đôi. Có vài bằng chứng chứng minh rằng mạch đôi được phát hiện sau phẫu thuật van tim đem lại tiên lượng xấu hơn. Tuy nhiên mạch (nếu cảm nhận được) thường bị nhầm lẫn với mạch dội đôi và vì thế, có thể làm giảm ý nghĩa của dấu hiệu.

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Advertisement

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …