[Cơ chế triệu chứng số 87] Mạch động mạch: mạch dội đôi (pulsus bisferiens)

Rate this post

1.MÔ TẢ
Như đã thấy ở Hình 3.1D, mạch bình thường đặc trưng bởi 2 đỉnh tâm thu tách rời bởi một chỗ trũng giữa tâm thu. Thường thì chỉ có đỉnh tâm thu đầu tiên là cảm nhận được khi bắt mạch. Đỉnh tâm thu đầu tiên là sóng chạm vào tay gây ra bởi sự tống máu nhanh của thất trái, và đỉnh thứ hai tạo ra bởi sóng đập vào các mạch ngoại biên và được phản xạ trở lại.
Trong mạch dội đôi, cả hai đỉnh đều mạnh, dẫn đến hai đỉnh tâm thu của mạch với một chỗ trũng giữa tâm thu sờ được.


2.NGUYÊN NHÂN
Thường gặp
• Hở van ĐMC
• Hở van ĐMC kèm hẹp nhẹ van ĐMC
• Bệnh cơ tim phì đại
Ít gặp
• Còn ống động mạch lớn – hiếm
• Dò động-tĩnh mạch – hiếm
3.CƠ CHẾ CHUNG
Trong hở van ĐMC kèm hẹp van ĐMC, hiệu ứng Venturi gây ra cảm nhận mạch. Dòng máu chảy nhanh qua van ĐMC xoáy trên thành của ĐMC. Điều này ngay tức khắc làm giảm lưu lượng máu và tạo ra một khuyết giữa những đỉnh tâm thu của dạng sóng động mạch. Điều này cũng có nguyên lý giống với nguyên lý của mạch lên dội. Tuy nhiên, trong hẹp van ĐMC, hiệu ứng Venturi tạo ra một mạch có biên độ bình thường, trong khi, trong bệnh cảnh hở van ĐMC, biên độ mạch khởi đầu cao hơn. Vì tình trạng cung lượng tim cao hơn này và cộng thêm thể tích phụt ngược lại được tống ra khỏi tâm thất, nên đỉnh tâm thu đầu tiên của mạch trở nên rõ ràng hơn (xem Hình 3.1D).
Bệnh cơ tim phì đại
Trong bệnh cơ tim phì đại, có một nhánh lên nhanh và sắc của mạch cảnh thì tâm thu, bởi vì sự co cơ tim cường lực do phì đại, theo sau
là một nhánh xuống nhanh do tắc nghẽn dòng thoát thất trái. Đỉnh mạch thứ hai được nghĩ có liên quan đến sóng phản xạ.
4.Ý NGHĨA
Mặc dù được chứng minh bằng tài liệu trên những bệnh nhân với hở van ĐMC vừa và nặng, những nghiên cứu chi tiết dựa trên thực chứng vẫn còn thiếu sót. Nó hiếm khi được phát hiện trên lâm sàng và vì thế vẫn là một dấu hiệu lâm sàng có giá trị hạn chế và còn tranh cãi.

 

Nguồn: Mechanisms of Clinical Signs. 1st Edition. Mark Dennis William Bowen Lucy Cho.

Tham khảo bản dịch của nhóm “Chia sẻ ca lâm sàng”

 

Xem tất cả Cơ chế tiệu chứng tại:

https://ykhoa.org/category/khoa-hoc/co-che-trieu-chung/

Giới thiệu Haunguyen

Check Also

[Xét nghiệm 60] Hormon tăng trưởng (GH)

HORMON TĂNG TRƯỞNG (GH) (Hormone de Croissance Plasmatique / Growth Hormone (GH), Human Growth Hormone …