[Dịch tễ học] Câu chuyện bắt nhầm hay bỏ sót – Độ nhạy và độ đặc hiệu

Rate this post

Độ nhạy (Sensitivity) và Độ đặc hiệu (Specificity)  là hai khái niệm rất hay gặp trên Lâm sàng và Nghiên cứu khoa học. Khác với nhiều bạn vẫn lầm tưởng, độ nhạy và độ đặc hiệu không chỉ dùng cho các xét nghiệm mà đôi khi dùng cho cả những triệu chứng lâm sàng. Chúng ta cùng xét hai ví dụ sau đây:

Ví dụ 1: Bộ Kit xét nghiệm Covid-19 do Việt Nam sản xuất có độ đặc hiệu 100%. [1]

Ví dụ 2: Khó thở là một triệu chứng có độ nhạy cao trong chẩn đoán suy tim, vì suy tim thì gần như là có khó thở nhưng có độ đặc hiệu thấp vì có nhiều bệnh lý (hội chứng) khác cũng có triệu chứng là khó thở. [2]

Vậy, độ nhạy và độ đặc hiệu là gì?

  1. Độ nhạy – Bắt nhầm còn hơn bỏ sót

Độ nhạy = số dương tính/ tổng số bệnh = số dương tính thật/(số dương tính thật + số âm tính giả)

(bị bệnh kết quả dương tính / bị bệnh kết quả dương tính và bị bệnh kết quả âm tính)

Độ nhạy tiến tới 100 % khi độ âm tính giả tiến tới 0. (không để sót trường hợp nào)

( Tỷ lệ Người bị bệnh cho kết quả dương tính / Tổng số Người bị bệnh cho kết quả dương tính và Người bị bệnh có kết quả âm tính )

Bắt được bao nhiêu tên, không quan tâm có bắt nhầm chú nào không, tránh bỏ sót mà thôi.

2.Độ đặc hiệu – Bỏ sót còn hơn bắt nhầm

Độ đặc hiệu = số âm tính thật /(số âm tính thật + số dương tính giả)

Độ đặc hiệu = tỉ lệ phần trăm các trường hợp bình thường có kết quả âm tính.

{Tỷ lệ này cao hay thấp là tuỳ thuộc vào số dương tính giả}

( bình thường âm tính / bình thường âm tính và bình thường dương tính )

( Tỷ lệ Người không bị bệnh có kết quả âm tính / Tổng số Người không bị bệnh cho kết quả âm tính và Người không bị bệnh cho kết có kết quả dương tính )

Độ đặc hiệu là 100% thì Người không bị bệnh cho kết có kết quả dương tính trên là bằng 0. ( không có ai bình thường mà xét nghiệm (+) cả).

Độ đặc hiệu cao chứng tỏ khả năng bắt nhầm thấp (dương tính giả thấp) nhưng “có thể” bỏ sót một vài chú có bệnh.

  1. Tựu chung lại

Âm tính giả càng thấp thì độ nhạy càng cao. Và ngược lại

Dương tính giả càng thấp thì độ đặc hiệu càng cao. Và ngược lại

Trong ví dụ 1: Độ đặc hiệu của bộ Kít Covid-19 do Việt Nam sản xuất có độ đặc hiệu là 100%, nghĩa là số dương tính giả là 0%, thế nên tất cả những bệnh nhân được xét nghiệm cho Covid-19 với bộ Kit do Việt Nam sản xuất mà có kết quả dương tính thì chắc chắn bệnh nhân đó đã nhiễm Covid-19.

Trong ví dụ 2:

Khó thở là một triệu chứng có độ nhạy cao trong suy tim, bởi vì có tương đối ít bệnh nhân suy tim mà không bị khó thở (âm tính giả thấp). Tuy nhiên, khó thở còn là triệu chứng của nhiều bệnh lý (hoặc hội chứng) khác nữa, nghĩa là có khó thở nhưng chưa chắc bị suy tim (dương tính giả cao) nên khó thở có độ đặc hiệu thấp.

Advertisement
  1. Một vài lưu ý

Đối với những test định lượng thì độ nhạy và độ đặc hiệu còn phụ thuộc vào Giá trị ngưỡng (OD) mà ta chọn. OD càng cao thì độ đặc hiệu càng cao, OD càng thấp thì độ nhạy càng cao. Đường biểu diễn điều này là đường cong R.O.C. Ad sẽ có riêng một bài viết về vấn đề này.

Trong ví dụ 1, bộ Kit của Việt Nam sản xuất có độ đặc hiệu là 100% đối với mức nhiễm 5 copy trên một phản ứng. Vì thế, đối với những mức độ nhiễm khác như 3 copy trên một phản ứng hoặc 2,5 copy thì độ đặc hiệu của bộ Kit này giảm dần. Huhu, Ad không có chuyên môn về RT-PCT, mem nào có thể giúp Ad hông?

[1] Bộ Khoa học và Công nghệ. https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/17560/bo-kit-xet-nghiem-virus-sars-cov-2–thanh-cong-tu-nhieu-mui-giap-cong.aspx

[2] Bài giảng Suy tim (2019), bác sĩ Phan Đình Phong. https://www.youtube.com/watch?v=avwiygQB8tU&t=1366s

Giới thiệu Lê Văn Tèo

Check Also

[Medicalnewstoday] Triệu chứng khi nhiễm biến thể Omicron

[Medicalnewstoday] Omicron: Triệu chứng khi nhiễm biến thể này Khi các ca nhiễm trùng biến …