I. Các đầu việc STT Công việc Nội dung/ yêu cầu của đầu việc Chuyên mục đăng bài Năm tối thiểu 1 Tình nguyện - Nguồn lực y tế, khám chữa bệnh miễn phí, giúp đỡ bệnh nhân, lấy trên facebook, ghi nguồn chính Thiện nguyện Y Khoa: - Khám và điều trị - Nguồn lực Y1 2 Câu chuyện Y Khoa - Nói về chuyện học Y, chuyện trong ngành Y (của bệnh nhân, của nhân viên Y tế khi làm việc) Câu chuyện dịch từ trang nước ngoài, ghi nguồn - Câu chuyện mới trên facebook được copy, dẫn nguồn Câu chuyện ykhoa - Chuyện học Y - Chuyện ngành Y Y1 3 Tin tức cơ bản - Học bổng, sự kiện, khóa học, tuyển dụng, lấy nguồn facebook - Tin tức y học nước ngoài được dịch, ghi nguồn Tin tức - Học bổng, sự kiện, tin khóa học, tuyển dụng, Việt Nam, Thế giới Y1 4 Đồ họa - Vẽ tay, sơ đồ tư duy - Chỉnh sửa ảnh - Dịch và biên tập video sẵn - Làm video Y học - Y2 được phép làm, tuy nhiên phải có tham khảo 1 Y4 trở lên (với vai trò đồng tác giả) Y1 5 Hỗ trợ VYPO - Giúp đăng bài của Diễn đàn bác sĩ trẻ Việt Nam lên web Diễn đàn bác sĩ trẻ Việt Nam Y2 6 Đăng bài lên Page - Giúp đăng/ hẹn giờ bài đã được duyệt lên Page đúng cấu trúc và phân bố thời gian hợp lý Y2 7 Tài liệu - Tài liệu + giới thiệu + cách dùng / kinh nghiệm Tài liệu - Bài giảng, Ebook, guidelines, phần mềm Y2 8 Tin tức Chuyên sâu - Tin tức y học trong và ngoài nước được phân tích sâu, có thống kê, bảng biểu, hoặc phân tích với kinh nghiệm Tin tức - y học đời sống, y học thường thức, Việt Nam, Thế giới Y2 10 Sống khỏe - Giáo dục sức khỏe cho bệnh nhân - Y2 được phép làm, tuy nhiên phải có tham khảo 1 Y4 trở lên (với vai trò đồng tác giả) Chuyên đề - Sống khỏe Y2 11 Quản lý nhóm nhỏ - Giúp điều phối hoạt động trong nhóm nhỏ - Phân công đọc bài ít nhất 1 lần khi có 1 bài mới trong nhóm và nhận xét trước khi đưa lên Ban duyệt bài - Hỗ trợ, nhắc nhở kỹ năng đăng bài và hình thức của 1 bài viết (thiếu bìa, đầu đề, dẫn nguồn) Y2 12 Y học cơ sở - Chọn 1 chủ đề y học cơ sở, tham khảo nguồn chính thống (sách VN hoặc tài liệu ngoại văn), trình bày lại theo cách hiểu. - Nên trình bày thú vị, nhiều hình ảnh, phân tích - Ghi nguồn rõ ràng Y học cơ sở - Sinh lý, giải phẫu, hóa sinh, mô phôi, giải phẫu bệnh, vi sinh, ký sinh trùng Y2 13 Ban duyệt bài - Đọc các bài được đăng lên - Cho ý kiến nhanh (cần bổ sung và cải thiện gì) - Bấm bình chọn duyệt đăng hay không Y4 14 Bệnh học - Trình bày 1 phần hoặc toàn bộ 1 bài bệnh học - Kiến thức: Phải đảm bảo nguồn tài liệu chính thống (VN: Sách bệnh học HN, HCM, Huế - Ngoại văn: Harrison, uptodate, pubmed, Medscape…) - Cập nhật: Phải cập nhật ít nhất 1 guideline mới nhất, không bám vào tài liệu cũ, không tham khảo quá nhiều bài viết cũ Bệnh học - Triệu chứng, chẩn đoán, điều trị Chuyên khoa lẻ - Các mục con Chuyên khoa lớn - Nội, ngoại, sản nhi Y4 15 Case lâm sàng - Trình bày 1 case lâm sàng (từ sách, báo, dịch hoặc copy từ facebook) - Phân tích và bàn luận, có thể nêu các cơ chế, tiêu chuẩn để người đọc hiểu được - Đủ kiến thức và đủ cứng để phản biện Chuyên đề - Case lâm sàng Y4 II. Cấu trúc bài 1. Đối với các mục số 1, 2, 3, 8, 10: Tình nguyện, câu chuyện y khoa, tin tức cơ bản - Bài viết tối thiểu phải có: Giới thiệu, nội dung, ghi nguồn bài viết (Tên tác giả, trang tạp chí, báo là gì) - Nên có thêm phân tích, chia sẻ, để nâng cao giá trị bài viết (đặc biệt là mục 8) 2. Đối với mục số 7: Tài liệu - Giới thiệu tài liệu (có thể lấy ở trang giới thiệu của tài liệu), hình ảnh tài liệu hoặc bìa nếu có, năm xuất bản hay năm được công bố, link tải, nguồn bạn lấy từ đâu (tên người chia sẻ mà bạn nhận được, trang web nào) 3. Đối với mục 12 và 14: Y học cơ sở và bệnh học - Bạn nên tham khảo tài liệu (sách giáo khoa Hà Nội, Huế, Tp. HCM) + ít nhất 1 tài liệu nước ngoài để đảm bảo tính cập nhật, đặc biệt nên tìm trên uptodate vì trên đó cập nhật mới nhất, nếu khó khăn có thể nói anh Bão cung cấp bài vì anh Bão có tài khoản bản quyền. - Nên trình bày theo dạng gợi mở, dễ hiểu. - Cuối bài trích dẫn tài liệu tham khảo theo cấu trúc sau Bộ môn Nội, Đại Học Y Hà Nội (2018). Bệnh học nội khoa tập 2, NXB Y học. 1.Mc Graw Hill (2018). T.R. Harrison, Harrison’s Principle of internal medicine, 20th edition. 4. Đối với hình ảnh sáng tạo, radio và video Y học. - Đối với ảnh: Cần đóng logo ykhoa.org để giữ bản quyền (Liên hệ anh Bão) - Đối với Video: Cần cho đóng logo ở đầu và cuối video - Đối với radio và video: Cần nhắc đến ykhoa.org và Tình nguyện Y Khoa ở đầu và cuối tác phẩm. 5. Một bài viết như thế nào gọi là có chất lượng? - Ngoài đảm bảo cấu trúc cơ bản, thì bài viết cần 1 trong các tiêu chí sau: + Tính cấp thiết: Nội dung được viết vì độc giả có nhu cầu đọc để biết và tiếp thu kiến thức. + Tính mới: Đảm bảo kiến thức được cập nhật, có thể là chủ đề cũ nhưng được cập nhật mới + Tính sáng tạo: Có những điểm hay, thú vị do tác giả sáng tạo để hỗ trợ người đọc học, hiểu và hứng thú với bài học + Sự đam mê: Bạn viết bài với tâm huyết của mình, thể hiện sự yêu thích và quen thuộc với nó, làm cho người đọc cảm thấy được giá trị và sự gần gũi của bài viết. III. Về quy trình đăng bài bài: 1. Số lượng bài: - Mỗi thành viên đóng góp ở chuyên mục bất kỳ với số lượng bài tối thiểu là 2 bài mỗi tháng. - Bài viết được đăng lên web vào ngày bất kỳ trong tháng. Những tháng có thời gian rảnh nên chuẩn bị bài trước cho tháng bận rộn. - Tuyệt đối không chạy theo số lượng, nếu bận rộn, xin vui lòng gửi xin phép tạm nghỉ đến anh Bão, bạn lo công việc trước rồi sau đó quay lại viết tiếp. 2. Thời gian chuẩn bị bài (kể cả duyệt) Để đảm bảo bài viết đạt chất lượng, thành viên thoải mái sáng tạo, không bị ràng buộc thúc ép, thì gợi ý chuẩn bị bài như sau: - Đối với mục 1, 2, 3: Tình nguyện, câu chuyện y khoa, tin tức cơ bản: Có nhiều bài có thể biên tập lại và đăng lên nên mang tính thời vụ. Thời gian chuẩn bị cho mỗi là là vài ngày đến 1 tuần. - Đối với mục 7: Tài liệu có rất nhiều ở các trang chia sẻ, guidelines mới cũng hay được xuất bản, trưởng nhóm nhỏ cân đối chia đều cho thành viên trong nhóm. Thời gian chuẩn bị là vài ngày đến 1 tuần - Đối với mục 8, 10, 14, 15: Bài viết mang tính sáng tạo, nên cần có thời gian suy nghĩ, chưa kể thời gian bận rộn, nên thời gian chuẩn bị là 1- 2 tuần cho 1 bài. 3. Kiểm duyệt bài: - Bước 1: Kiểm duyệt tại nhóm Bài viết được đọc và góp ý ở nhóm nhỏ hoặc bởi 1 thành viên khác ít nhất 1 lần, đảm bảo được sửa những lỗi cơ bản, sau đó gửi lên chat chung để ban duyệt bài cùng mọi người xem. - Bước 2: Gửi lên ban kiểm duyệt Mỗi thành viên ban duyệt bài sẽ cho góp ý ngắn gọn đối với bài đăng. Tác giả sửa bài theo góp ý của ban duyệt bài hoặc bảo vệ quan điểm. Nếu đạt số phiếu yêu cầu của ban duyệt bài (hiện tại là 3 phiếu) thì bài của tác giả được đăng.