[TAI MŨI HỌNG] DỊ ỨNG CÓ THỂ GÂY ĐAU VÀ NHIỄM TRÙNG TAI ?

Rate this post

DỊ ỨNG CÓ THỂ GÂY ĐAU VÀ NHIỄM TRÙNG TAI ?

Một số loại dị ứng có thể dẫn đến việc hình thành các cơn đau ở tai. Nhiều trong số đó gây kích ứng, nghẹt mũi và các xoang thông với tai. Điều này dẫn đến việc tăng áp lực hoặc tích tụ chất dịch trong tai.

Trong trường hợp này, người bệnh có thể điều trị các cơn đau và nhiễm trùng tai bằng cách điều trị các bệnh dị ứng trước tiên.

Trong bài viết này, chúng ta sẽ cũng tìm hiểu về mối liên hệ giữa dị ứng, đau tai và nhiễm trùng ai cũng như một số lựa chọn chẩn đoán và điều trị.

Vậy dị ứng có thể gây đau tai hay không ?

Dị ứng mũi, hoặc viêm mũi dị ứng, đôi khi có thể dẫn đến đau tai. Dị ứng gây nên hiện tương tắc nghẽn trong các xoang và ống tai, điều đó có thể gây đau và khó chịu ở tai.

Dị ứng khiến cơ thể giải phóng một số chất, chẳng hạn như histamin – chất có liên quan mật thiết tới tình trạng sốc phản vệ, phản ứng viêm, dị ứng, dẫn truyền thần kinh và sự bài tiết dịch vị. Khi ở trạng thái bình thường, các tế bào chứa Histamin thường không có hoạt tính vì đang tồn tại ở dạng phức hợp với protein. Khi cơ thể bị dị ứng, có xu hướng mẫn cảm với thuốc, hóa chất hoặc các tác nhân ngoại cảnh khác thì các chất kháng nguyên sẽ tác động lên phức hợp protein này và giải phóng ra Histamin dạng tự do, gây ra những phản ứng dị ứng từ nhẹ đến trầm trọng như: phát ban, đỏ da, sưng phù, khó thở, ngứa, ho, buồn nôn,sốc phản vệ… Trong trường hơp trên, histamin có thể gây kích ứng mũi, mắt và cổ họng.Như một phản ứng với sự kích thích này, các xoang có thể bị sưng lên và tích tụ chất dịch.

Cụ thể, dị ứng có thể gây đau tai bởi việc:

  • Gây tích tụ chất dịch phía sau màng nhĩ
  • Gây nhiễm trùng tai
  • Khiến vòi nhĩ trong tai trở nên sưng tấy hoặc tắc ,dẫn đến việc tăng áp lực trong tai.

Vậy dị ứng có thể gây nhiễm trùng tai hay không ?

Dị ứng cũng có thể gây nhiễm trùng tai. Những người bị dị ứng theo mùa hoặc theo năm có nguy cơ bị nhiễm trùng tai cao hơn những người không bị.

Khi bị dị ứng có thể gây kích ứng vòi nhĩ  (là một ống bắt đầu từ phía sau mũi, giáp với vòm miệng đi một chút lên phía trên và kết thúc ở tai giữa. Ống này giúp cân bằng áp lực giữa tai ngoài và tai trong. ngăn ngừa vi khuẩn ngược dòng từ họng lên tai giữa và dẫn lưu dịch dư ở tai giữa ra ngoài.), làm cho xung quanh ống này bị sưng lên, khiến chất dịch từ tai giữa không thể chảy ra. Nếu chất dịch tích tụ sau màng nhĩ lâu ngày sẽ tăng nguy cơ nhiễm trùng tai giữa do sự phát triển của vi khuẩn hoặc vi rút ở trong chất dịch.

Các triệu chứng của nhiễm trùng tai giữa có thể xuất hiện đột ngột, bao gồm:

– Ở người lớn, các triệu chứng thông thường bao gồm:

  • Đau tai ( một bên hoặc cả hai tai) đột ngột hoặc liên tục.
  • Cơn đau mạnh và đột ngột từ phần ống tai.
  • Cảm giác ù tai
  • Đau họng
  • Giảm khả năng nghe;
  • Có nước (mủ) chảy ra từ tai.
  • Mất cân bằng ( trường hợp hiếm).

– Ở trẻ em, các triệu chứng bệnh bao gồm:

  • Hay kéo, giật mạnh tai.
  • Sốt.
  • Khó chịu, bồn chồn.
  • Có nước (mủ) chảy ra từ tai.
  • Chán ăn.
  • Khóc về đêm.

Điều trị

– Ngăn chặn tác nhân dị ứng:

Bước đầu tiên trong việc điều trị đau tai do dị ứng là tìm ra nguyên nhân gây nên dị ứng. Nếu đã tìm ra nguyên nhân gây dị ứng thì họ có thể tránh khỏi tác nhân đó.Chẳng hạn, môt người dị ứng với bụi, thì phải đảm bảo rằng không gian sống phải sạch sẽ và thông thoáng nhằm giảm tiếp xúc bụi tránh gây dị ứng.

Nếu một người bị dị ứng phấn hoa, họ có thể giảm thời gian ở môi trường bên ngoài nơi mà mật độ phấn hoa đặc biệt cao.

– Một số lựa chọn điều trị khác:

Tiêm chống dị ứng, hoặc liệu pháp miễn dịch dị ứng, là một phương pháp đem lại hiệu quả và đã được chứng minh để điều trị dị ứng do môi trường.

Tiêm chống dị ứng chứa một lượng rất nhỏ chất gây dị ứng mà người đó bị dị ứng. Nó sẽ chỉ đủ để kích hoạt hệ thống miễn dịch, nhưng không đủ để gây ra phản ứng dị ứng nghiêm trọng. Theo cách này, cơ thể trở nên bớt mẫn cảm với chất gây dị ứng.

– Điều trị bằng thuốc: Một số thuốc được dùng như,:

  • Thuốc xịt mũi corticosteroid – (làm giảm các triệu chứng viêm xoang, viêm mũi dị ứng và viêm mũi không dị ứng (lâu năm). Chúng có thể làm giảm viêm và sản xuất histamine trong đường mũi, và đã được chứng minh là làm giảm nghẹt mũi chảy nước mũi, ngứa mũi và hắt hơi. Tác dụng phụ có thể bao gồm đau đầu, buồn nôn và chảy máu mũi).
  • Thuốc kháng Histamin (Anti-histamin) –
    Advertisement
    ngăn chặn tác dụng của histamin có trong máu .Có 2 dạng: dạng xịt mũi và dạng viên nén.

– Điều trị nhiễm trùng tai:

Có thể kê đơn thuốc kháng sinh để điều trị, một số thuốc như thuốc kháng histamin, decongestants, hoặc thuốc giảm đau cũng được kê để làm giảm triệu chứng của bệnh. 

Tóm lại,

Dị ứng mũi, hoặc viêm mũi dị ứng có thể gây đau hoặc nhiễm trùng tai. Dị ứng dẫn đến việc giải phóng histamin và một số chất hóa học khác trong cơ thể.

Những chất này có thể gây kích ứng mũi và các xoang, có thể ảnh hưởng đến tai và gây đau tai. Trong một số trường hợp, việc sưng tấy và tích tụ chất dịch có thể gây nhiễm trùng tai.

Bệnh nhân khi gặp bác sĩ hoặc chuyên gia về dị ứng để được chẩn đoán và kết luận rằng dị ứng của họ có phải là nguyên nhân gây đau tai hay không. Khi đã xác định được chất nào gây dị ứng, tốt nhất người bệnh nên tránh xa hoặc giảm nguồn dị ứng bằng cách vệ sinh môi trường sống hoặc hạn chế tiếp xúc với chúng.

Một số loại thuốc- bao gồm thuốc kháng histamin, thuốc thông mũi và thuốc chống dị ứng – có thể giúp làm giảm các triệu chứng bệnh. Điều trị dị ứng giúp đạt hiệu quả tốt trong điều trị các cơn đau hoặc nhiễm trùng tai.

Nguồn: Medical News Today.

Giới thiệu Lac Thu

Check Also

Tirzepatide hàng tuần cải thiện đáng kể cân nặng và kiểm soát đái tháo đường ở bệnh nhân béo phì và đái tháo đường loại 2.

Một nghiên cứu ngẫu nhiên đã chứng minh rằng tirzepatide giúp giảm cân và cải …